Vương Hồng
Sển
Ở Côn Sơn
ngày xưa có một chuyện ngộ, tôi xin kể ra đây luôn tuy không dính dấp chi đến xứ
Cà Mau, nhưng tôi muốn cho thấy quan niệm lạ của lối quan Tây đời đó. Chuyện cũng
không lâu và xảy ra vài năm trước khi quân lính Nhựt đổ bộ lên đất nầy. Ngoài
Côn Sơn thuở nay phải bắt buộc công chức nào ở đất liền mà có phốt (faute), tức
lỗi lầm trong lúc thừa hành công vụ, ra
ngoài ấy làm việc gọi là để đoái công chuộc tội. Thường lệ là ra ngoài mười tám
tháng lâu lắm là hai năm thì được về đất liền, để chỗ lại người khác. Thế mà có
một anh thơ ký trẻ bô trai, hào hoa phong nhã, từng ra học Hà Nội nhưng nửa chừng
trở về, thi vào ngạch thơ ký soái phủ, vì anh ta nói học ngoài ấy lâu quá buồn
quá lại cũng vẫn làm mọi cho Tây không hơn gì, nên thà ra sớm làm việc để hưởng
cái tuổi xuân! Đang làm trên dinh thượng thơ ngon lành, bỗng anh ta làm đơn xin
tình nguyện ra phục vụ ngoài khám đường Côn Sơn. Tức nhiên, trên nhơn-ty-phòng
(bureau du personnel) phục lăn, làm giấy cho đi liền, vì hồ sơ tốt, hạnh kiểm tốt,
ít có công chức nào tận tụy và sốt sắng như vầy. Nhưng một thời gian sau, việc đổ
bể ra thì đã lỡ: P. dẫn gái vị thành niên Tây lai ra ngoãi, dưới danh từ "vợ
trẻ chưa kịp làm hôn thú!" Trong tờ tập nã, cô là con gái của ông sếp bót ở
Chợ Lớn, tức một công chức cao cấp ngành cảnh sát Phú Lang Sa. Người cha Tây thưa
P. về tội dụ dỗ dẫn dắt gái vị thành niên, có thể đưa ra cửa tòa đại hình chớ
không chơi. Nhưng ngộ là việc trình lên phó soái lúc đó là ông Pag., lão có máu
dê nổi tiếng và có thể làm những việc như P. đã làm, nên lão phê một câu như
sau và xử chìm xuồng rằng: "Việc đời tư của một viên thơ ký đang độ xuân
thì, không nên quan trọng hóa. Hỏi đứa gái nếu nó không khiếu nại, thì nên cất
hồ sơ kể như xong. Phàm gà mái thì phải giữ kín trong chuồng. Để xẩy ra ngoài,
trách ai? Không bắt tội đã là nhiều. Tên
thơ ký đã ra tới Côn Sơn, thì còn chỗ nào đổi nó đi xa hơn nữa?"
Tự nhiên
vào đời đó làm sao có cuộc hôn nhơn giữa người cai trị và người bị trị. Cô gái được
người cha bắt về. Mười tám tháng sau, P. cũng về, bình an vô sự. Duy từ đó
chánh phủ cẩn thận hơn, nên đẻ ra một thông tư rằng từ rày về sau, vợ chánh thức
có hôn thú mới được theo chồng ra làm việc ngoài Côn-đảo. Câu chuyện chưa dứt,
vì tại có điều lệ nầy, nên chuyến sau, khi anh P. trở về đất liền thì có anh
K.V.B. tình nguyện xin ra thay thế. Số là B. bị một cô nhân tình bức hiếp làm
eo-xách quá, chịu không nổi, nên xin đổi ra đảo. Trước khi đi, anh cho hết đồ đạc
bàn ghế dặn hờ hãy bán lấy tiền rồi ra ngoài ấy sẽ sắm vật khác. Chị Mười tóc-đỏ
nghe khoái quá, cứ để K.V.B. lên đường, chị ta ở lại, trả phố bán hết giường nệm
và đồ thập vật tế nhuyễn, ăn chơi đã đời rồi kêu xe kéo lại cầu tàu mua vé ra
Côn-Sơn theo chồng. Nhưng đã có lịnh, không có hôn thú, kho6ngh cho đi. Nhờ vậy
mà anh K.V.B. tránh được một sư tử Hà Đông và có dịp làm lại cuộc đời mới.
Trích: Hậu
Giang Ba Thắc - tên bài do blog tự đặt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét