Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

CHƠI ĐỂ SỐNG HẠNH PHÚC

Nick Vujicic

Nick Vujicic
Stuart Brown, một bác sĩ tâm lý và là người sáng lập ra Viện Giải Trí Quốc Gia, nói rằng "con người có bản năng chơi và việc xem nhẹ nhu cầu chơi tự nhiên có thể gây tác ha56i chẳng kém gì việc cưỡng lại bản năng ngủ". Bác sĩ Brown đã nghiên cứu trường hợp của các tử tù  và những kẻ giết người hàng loạt và đã phát hiện ra rằng hầu như tất cả những người đó đều có một tuổi thơ vắng các hoạt động vui chơi. Ông nói rằng đối lập với "chơi" không phải là "làm" mà là trầm cảm, do đó chơi có thể coi như là một kỹ năng để sống còn.
Theo bác sĩ Brown, người tin tưởng rằng chúng ta thậm chí nên thử kết hợp làm và chơi hơn là dành riêng thời gian để giải trí, chơi những trò chơi có chút mạo hiểm giúp trẻ em và người lớn phát triển các kỹ năng về cảm xúc, thể chất, nhận thức và kỹ năng xã hội.
Tôi từng biết những người đã dành toàn bộ năm tháng tuổi trẻ của mình để chạy theo danh vọng và làm giàu, để rồi sau đó hiểu ra rằng họ đã chạm tới điểm cuối của một hành trình mà họ chẳng hề thích thú. Đừng để điều đó xảy ra với bạn. Hãy làm những gì cần làm để tồn tại, nhưng hãy làm những gì bạn yêu thích một cách thường xuyên nhất có thể.
Cái cách chúng ta bận rộn hoàn thành những thủ tục hàng ngày và vật lộn để kiếm sống mải miết đến nỗi không để ý đến chất lượng cuộc sống của mình thật là đáng sợ. Sự cân bằng không phải là điều mà bạn sẽ đạt được vào "một ngày nào đó". Vậy đừng quên làm cho bản thân mình được vui vẻ bằng cách tận hưởng bất kỳ hoạt động vui chơi nào hấp dẫn đến mức bạn quên cả thời gian và không gian.
Các cuộc nghiên cứu cho thấy khi được chìm đắm hoặc hoàn toàn tập trung vào một hoạt động mà bạn yêu thích, dù đó là trò Monopoly, vẽ một bức tranh phong cảnh, chạy marathon, có thể đưa bạn đến gần hạnh phúc thực sự mà chúng ta co 1the63 thấy được trên trái đất này. Tôi thười rơi vào trạng thái "trôi" khi đi câu cá - hoạt động giải trí mà tôi ưa thích.
Tôi được cha mẹ đưa đi câu cá lần đầu tiên khi lên sáu tuổi. Mẹ đưa cho tôi một chiếc cần câu cầm tayco1 mồi bằng hạt ngô. Mẹ thả câu còn tôi dùng ngón chân giữ cần câu. Tôi là một đứa nhóc đầy quyết tâm. Tôi nghĩ mình có thể đợi đến chừng nào các cắn câu. Sớm muộn gì thì các cũng cắn mồi vì tôi sẽ không bỏ cuộc cho đến khi nào câu được một con cá to.
Chiến lược của tôi đã thành công. Cuối cùng, một con cá dài tới hơn nửa mét đã ăn mồi câu của tôi vì nó mệt với cái bóng nhỏ lảng vảng trên mép nước của tôi. Khi con cá khổng lồ ấy đớp mồi và vùng vẫy, nó giật cái cần câu tôi đang giữ bằng hai ngón chân làm cho tôi đau điếng. Thay vì buông cần câu mặc cho con cá lôi đi, tôi làm một hành động thể hiện sự nhanh trí: Tôi ngồi đè lên cần câu, dù khi con cá tiếp tục giật cần câu, mông tôi đau như phát bỏng.
"Con bắt được một con cá rồi. Ôi mông con đau quá nhưng con bắt được một con rồi!" tôi hét toáng lên.
Cha mẹ và các em họ tới giúp tôi kéo con cá lên, một con cá dài bằng cả người tôi. Đấy là con cá to nhất mà chúng tôi bắt được trong ngày hôm đó. Câu được một con cá to chừng nấy thì có bị đau mông như thế cũng đáng. Tôi thích câu cá từ đó.
Bây giờ, tôi không chỉ sử dụng loại cần câu cầm tay nữa. Tôi sử dụng thành thạo máy câu để không phải chịu cảm giác đau như phải bỏng ở mông nữa. Nếu có con cá nào cắn mồi, tôi cũng đủ khỏe để giữ cần câu bằng cách kẹp nó giữa vai và cằm. Tôi giữ dây câu bằng răng và thả ra đúng lúc. Thất đấy, tôi có thể vừa vệ sinh răng vừa câu cá cùng lúc!
 Trích: Life Without Limits

Không có nhận xét nào: