Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

CHUYỆN ĐÊM NAM CỰC

MAI NHẬT THI

Có một câu chuyện cảm động và thật đáng khâm phục, “Câu chuyện đêm ở Nam Cực”, nội dung như sau:
Một đoàn thám hiểm bị buộc phải ở lại Nam Cực, chỉ có thể chờ cứu viện tới.
Không may cho họ. đêm đã xuống. Điều này nghĩa là, hơn một tháng ở đây chỉ có đêm mà không có ban ngày. Tuy có đủ thức ăn và vật phẩm cần thiết cho sinh hoạt, nhưng băng tuyết lạnh lẽo và cuộc sống tối tăm cách xa thế giới làm người ta cô đơn, bồn chồn và bất an trong chờ đợi, khiến người ta rất khó chịu. Các đội viên bắt đầu cảm thấy phát điên lên.
Việc bi thảm cuối cùng đã xảy ra: đúng là có một người đã bị điên, anh ta lại là bác sĩ của đội thám hiểm.
Vị bác sĩ bị điên không ăn, không ngủ, lúc nào cũng u ẩn như băng. Mọi người rất lo lắng, suy nghĩ mãi không có cách nào cứu giúp anh ta được.
Nhưng dần dần, mọi người phát hiện, chỉ cần có người nói chuyện với anh ta, chứng điên cùa anh lại giảm đi một chút, nếu ai đó kể một câu chuyện hay, vẻ mặt của anh ta trở nên sinh động và thư giãn lại.
Thế là, trưởng đoàn nghĩ ra một cách: mỗi người luân phiên kể chuyện cho người điên nghe, người chưa đến lượt thì soạn ra câu chuyện trước.
Để giúp bạn đường giảm bệnh, người nào cũng ra sức điều động trí tưởng tượng và sáng tạo của mình, không chỉ dệt ra rất nhiều câu chuyện, còn kể chuyện rất hay.
Nhờ “liệu pháp” đầy tình người đó, cuối cùng, đã có một kết thúc tốt đẹp, chứng điên của người bệnh ngày càng giảm đi, anh ta dần dần hồi phục và đã có thể vượt qua đêm trường cùng Các thành viên khác, chờ ngày đội cứu viện đến.
Cứ thế, sự việc bất ngờ xảy ra: thực ra vị bác sĩ kia không điên.
Khi ấy, vị bác sĩ biết rõ, nếu không nghĩ ra cách gì để nối kết mọi người lại với nhau thì tinh thần của cả đoàn sớm muộn gì cũng sẽ sa sút. Cho nên, ông đã nảy ra ý tưởng “giả điên”.
Có thể rút ra từ câu chuyện này nhiều bài học quý giá, nhưng ở đây chúng ta đặc biệt suy nghĩ về nhân vật bác sĩ trong câu chuyện này.
1. Cái tâm của một thầy thuốc.
Vị bác sĩ trong câu chuyện này không phải là “trưởng đoàn”, anh chỉ là một thành viên trong đoàn, nhưng anh ý thức vai trò quan trọng của mình trong đoàn, nhất là trong tình cảnh lâm nạn này. 
Lý tưởng của thầy thuốc là gìn giữ sức khỏe cho mọi người. Thời nào và ở đâu cũng cần thầy thuốc. Người đời luôn trân trọng chức năng cao cả của thầy thuốc, nên có câu “lương y như từ mẫu”.
Bác sĩ, trong tình cảnh này, anh hiểu anh quan trọng thế nào trong đoàn của anh khi mọi người phải có sức khỏe để đối đầu với những tình huống tồi tệ nhất. Mọi người đang cần anh.
Sức khỏe không chỉ tốt nhờ bồi dưỡng thể xác, mà còn cần tinh thần vững vàng nữa. Không ngồi ủ rũ trước những tai nạn ập đến mà bình tĩnh tìm mọi cách vượt qua những khó khăn.
Vị bác sĩ trong câu chuyện trên không chỉ “trị bệnh” thể xác, mà anh đã trị bệnh tinh thần “thành công” bằng cái tâm của một lương y có trách nhiệm. Mọi người đã “động não” để “sáng tác” những câu chuyện hay, không còn thì giờ để ngồi đó hình dung tấn bi kịch sắp xảy ra trong trí óc giàu tưởng tượng trong cơn tuyệt vọng. Hóa ra, những “câu chuyện” ấy là thứ “thuốc tiên” đem lại cho mọi người lòng can đảm và thổi vào tập thể một luồng sinh khí mới để đối đầu và đè bẹp sức mạnh của thần chết đang vây kín họ. Cái tâm và cái trí của vị bác sĩ thật đáng để người đời “khẩu phục tâm phục” và noi gương.
Khi ấy, vị bác sĩ biết rõ, nếu không nghĩ ra cách gì để nối kết mọi người lại với nhau thì tinh thần của cả đoàn sớm muộn gì cũng sẽ sa sút. Cho nên, ông đã nảy ra ý tưởng “giả điên”.
2. Đem niềm vui đến tha nhân..
Niềm vui là sức mạnh cho mọi cuộc hành trình, để làm việc, để vượt qua mọi thách đố, khó khăn, để thăng tiến… 
Nhưng dần dần, mọi người phát hiện, chỉ cần có người nói chuyện với anh ta, chứng điên của anh lại giảm đi một chút, nếu ai đó kể một câu chuyện hay, vẻ mặt của anh ta trở nên sinh động và thư giãn lại.
Đó là vỡ kịch mà vị bác sĩ tốt bụng và khôn ngoan dàn dựng.
Thế là “chuyện hay, chuyện vui” mọi người mang đến cho vị bác sĩ “giả điên”, và cũng là mang đến cho chính mình, mang đến cho nhau.
Để giúp bạn đường giảm bệnh, người nào cũng ra sức điều động trí tưởng tượng và sáng tạo của mình, không chỉ dệt ra rất nhiều câu chuyện, còn kể chuyện rất hay.

Không có nhận xét nào: