Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Chiến tranh như một căn bệnh tâm thần cần được tích cực trị liệu

 BS Nguyễn Hoài Vân

Trong những cộng đồng người nguyên thủy thì người ta đánh nhau vì một quyền lợi thực tế, có tính cách sinh tồn : một nguồn nước, một thung lũng để săn hái, một cái hang để ẩn náu ... Nếu thành công thì chính những người tham gia cuộc chiến được hưởng lợi. Nhiều khi cái lợi ấy chính là sự sống còn của họ.
Ngày nay người ta gây những cuộc chiến tranh với nhiều tàn phá chết chóc gấp bội phần, nhưng vì những lý do trừu tượng như : quốc gia, dân tộc, chủ nghĩa, tôn giáo, niềm tự hào, sự tích lũy tài nguyên, tư bản v.v... Tuyệt đại đa số những người tham gia cuộc chiến không được hưởng lợi lộc cụ thể nào, mà còn thiệt hại nặng nề : mất mạng, tật nguyền, mất cha mẹ, con cái, anh em, nhà cửa ... Mãi lực của một thương phế binh, một vợ con tử sĩ đã tăng được bao nhiêu sau cuộc chiến ? Có tương xứng với hy sinh của họ hay không ?
Vì thế, chiến tranh là một căn bệnh tâm thần, có khả năng giết rất nhiều người, cần được tích cực trị liệu.
Mặt khác, các thế lực cầm quyền luôn giáo dục và kích thích người dân để họ tự đồng hóa với những cái "ngã" tập thể, trong thực chất chỉ để phục vụ quyền lợi của tập đoàn thống trị. Chấp cái ngã nhỏ mọn của cá nhân đã gây lắm phiền phức, nhưng chấp cái ngã cá nhân ấy không nhằm nhòi gì so với những tàn phá chết chóc gây nên bởi việc chấp vào những cái ngã tập thể, kể cả cái "ngã giai cấp", như lịch sử gần đây đã chứng minh.

Không có nhận xét nào: