MM.
Từ một bứt thư comment trên blog của một sinh viên y khoa năm cuối, post lên mọi người cùng đọc. Có lẽ đây là tâm sự chung của đa số các bạn trẻ trước ngưỡng cửa vào đời ...
Từ một bứt thư comment trên blog của một sinh viên y khoa năm cuối, post lên mọi người cùng đọc. Có lẽ đây là tâm sự chung của đa số các bạn trẻ trước ngưỡng cửa vào đời ...
"Tri túc tiện
túc, đãi túc, hà thời túc,
Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn ?" (Nguyễn Công Trứ)
Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn ?" (Nguyễn Công Trứ)
Em là sv năm cuối, càng gần ngày tốt nghiệp em lại càng băn khoăn, không biết
những quan niệm, thái độ sống tích lũy trong thời sv, có còn tồi tại lâu dài
sau khi đi làm không?!
Lúc nhỏ em ngây ngô nghĩ rằng làm nghề y sẽ dễ dàng đạt được một cuộc sống tạm chấp nhận được, không làm tài phiệt nhưng cũng đủ để sống ung dung, phong thái trí thức. Mấy năm làm sv ở SG, không những em mà hầu hết bạn bè, chỉ nghĩ tới ngày phải làm bs, chăm lo cho gia đình, giúp đỡ được người bệnh...đều nổi hết da gà. Mỗi lần nói lên mong muốn được tiếp tục học cái gì đó tổng quát, như cấp cứu trước khi học chuyên khoa...để có cái nhìn rộng hơn trước bệnh nhân, các đàn anh đều mắng là thiếu thực tế, phải lo kiếm bằng cấp sớm để sớm có cơ hội, sớm có một chỗ đứng an toàn. Em chưa tự nuôi được thân, cũng thấy điều đó là cần thiết, nhưng lại sợ làm nghề y cả đời với cái hành trang những ngày đầu vội vã như thế, liệu về lâu dài sẽ thế nào?!
Em đã luôn cảm nhận về cách sống giản dị giúp ta nhìn rõ cuộc sống hơn, em luôn mỉm cười khi bạn bè họ hàng châm chọc, hay cho rằng vậy là ky bo, cố bỏ qua khi về nhà thấy một đàn em họ mới cấp 1 mà mấy ngày Tết chỉ biết có tiền... cho dù đã cố gắng như vậy, em vẫn không tài nào thoát khỏi hệ thống đó, sự cạnh tranh, so đo, khinh ghét đó đã là một quy luật, một tôn giáo gần như bao phủ mọi vùng đất văn minh trên thế giới rồi thầy, phải rèn luyện thế nào để vượt qua những hệ quả đó; làm sao để sống chân phương, không ganh đua, không cạnh tranh, không chiếm hữu... mà vẫn có động lực để đạt được tay nghề vững chắc, cuộc sống ổn định, đủ sức giúp đỡ gia đình?! Em lo rằng nếu một người trẻ sống theo hướng đó, anh ta sẽ bị cách ly, bị thải loại như một sản phẩm lỗi trước khi anh ta có cơ hội sống được như vậy, anh ta có lẽ nên từ biệt gia đình, tu luyên trên núi cao thì may ra.
Đi học những ngày này, thường tụi em luôn bị các thầy cô lớn tuổi phân tích về những hạn chế to lớn như không hết mình, không học sâu, không dành thời gian để lâm sàng, không học nghiên cứu,... chính tụi em thường cũng đau lòng không biết sao mình sống trong thời đại có điều kiện hơn, mà lại thiếu sót yếu kém đến như thế?!
Tuy nhiên, đến giờ hầu như tụi em đã dần hiểu được mấu chốt vấn đề, rằng các thầy cô tâm huyết phân tích vậy, một phần cũng do cảm giác bất lực; vì chính các thầy cô thành đạt là thế, nhưng cũng tất bật làm việc, kiếm sống, chẳng mấy khi mấy đứa sv đa khoa ngơ ngơ ngác ngác được các thầy cô hướng dẫn lâm sàng, các giảng viên trẻ tuy nhận trách nhiệm nhưng tinh thần cũng tất bật như thế. Tụi em nhận ra rằng những thầy cô chức vụ, vị trí quan trọng đến nhường ấy, cũng không thay đổi vấn đề ấy được, nên quở trách sv đa khoa, phần nào cũng là giải bày, chia sẻ... Nhưng trong ngành y, sv đa khoa là thành phần non nớt nhất, bên cạnh hy vọng cải thiện cuộc sống vẫn luôn đau đáu mơ ước làm một Bs thực sự, nhưng làm sao tất cả đều vượt qua một vấn đề thời đại như vậy được, trong khi việc làm chưa chắc có, chỗ ở chưa ổn định?! Lâu dần, các thế hệ sv tụi em lại thành ra những thành phần u uất nhất nữa, vì đứng giữa ngã ba kinh tế và y đức, hầu như ngày nào em cũng nghe có đứa ước mình đã chọn một ngành chỉ thiên về kinh tế, để tha hồ làm việc mà không áy náy lương tâm, nhưng em cũng cảm thấy tuy ước vậy thôi, các ước vọng được giúp đỡ người đau yếu vẫn âm ỉ bên trong các bạn lắm. Nhưng chỉ nghĩ đến ngày ra trường, em lại không hiểu là có ngày nào nó tắt lụi đi không.
Ba em vẫn thường nói rằng: Nếu được lựa chọn, ông vẫn chọn sống trong thời bao cấp! Hóa ra cái thời bao người nguyền rủa ấy lại hàm chứa một chút sự thật về hạnh phúc thầy nhỉ?!
Em luôn tìm được nhiều sự đồng cảm từ các bài viết của thầy.
Mong thầy luôn vui khỏe và viết hay như vậy!
Lúc nhỏ em ngây ngô nghĩ rằng làm nghề y sẽ dễ dàng đạt được một cuộc sống tạm chấp nhận được, không làm tài phiệt nhưng cũng đủ để sống ung dung, phong thái trí thức. Mấy năm làm sv ở SG, không những em mà hầu hết bạn bè, chỉ nghĩ tới ngày phải làm bs, chăm lo cho gia đình, giúp đỡ được người bệnh...đều nổi hết da gà. Mỗi lần nói lên mong muốn được tiếp tục học cái gì đó tổng quát, như cấp cứu trước khi học chuyên khoa...để có cái nhìn rộng hơn trước bệnh nhân, các đàn anh đều mắng là thiếu thực tế, phải lo kiếm bằng cấp sớm để sớm có cơ hội, sớm có một chỗ đứng an toàn. Em chưa tự nuôi được thân, cũng thấy điều đó là cần thiết, nhưng lại sợ làm nghề y cả đời với cái hành trang những ngày đầu vội vã như thế, liệu về lâu dài sẽ thế nào?!
Em đã luôn cảm nhận về cách sống giản dị giúp ta nhìn rõ cuộc sống hơn, em luôn mỉm cười khi bạn bè họ hàng châm chọc, hay cho rằng vậy là ky bo, cố bỏ qua khi về nhà thấy một đàn em họ mới cấp 1 mà mấy ngày Tết chỉ biết có tiền... cho dù đã cố gắng như vậy, em vẫn không tài nào thoát khỏi hệ thống đó, sự cạnh tranh, so đo, khinh ghét đó đã là một quy luật, một tôn giáo gần như bao phủ mọi vùng đất văn minh trên thế giới rồi thầy, phải rèn luyện thế nào để vượt qua những hệ quả đó; làm sao để sống chân phương, không ganh đua, không cạnh tranh, không chiếm hữu... mà vẫn có động lực để đạt được tay nghề vững chắc, cuộc sống ổn định, đủ sức giúp đỡ gia đình?! Em lo rằng nếu một người trẻ sống theo hướng đó, anh ta sẽ bị cách ly, bị thải loại như một sản phẩm lỗi trước khi anh ta có cơ hội sống được như vậy, anh ta có lẽ nên từ biệt gia đình, tu luyên trên núi cao thì may ra.
Đi học những ngày này, thường tụi em luôn bị các thầy cô lớn tuổi phân tích về những hạn chế to lớn như không hết mình, không học sâu, không dành thời gian để lâm sàng, không học nghiên cứu,... chính tụi em thường cũng đau lòng không biết sao mình sống trong thời đại có điều kiện hơn, mà lại thiếu sót yếu kém đến như thế?!
Tuy nhiên, đến giờ hầu như tụi em đã dần hiểu được mấu chốt vấn đề, rằng các thầy cô tâm huyết phân tích vậy, một phần cũng do cảm giác bất lực; vì chính các thầy cô thành đạt là thế, nhưng cũng tất bật làm việc, kiếm sống, chẳng mấy khi mấy đứa sv đa khoa ngơ ngơ ngác ngác được các thầy cô hướng dẫn lâm sàng, các giảng viên trẻ tuy nhận trách nhiệm nhưng tinh thần cũng tất bật như thế. Tụi em nhận ra rằng những thầy cô chức vụ, vị trí quan trọng đến nhường ấy, cũng không thay đổi vấn đề ấy được, nên quở trách sv đa khoa, phần nào cũng là giải bày, chia sẻ... Nhưng trong ngành y, sv đa khoa là thành phần non nớt nhất, bên cạnh hy vọng cải thiện cuộc sống vẫn luôn đau đáu mơ ước làm một Bs thực sự, nhưng làm sao tất cả đều vượt qua một vấn đề thời đại như vậy được, trong khi việc làm chưa chắc có, chỗ ở chưa ổn định?! Lâu dần, các thế hệ sv tụi em lại thành ra những thành phần u uất nhất nữa, vì đứng giữa ngã ba kinh tế và y đức, hầu như ngày nào em cũng nghe có đứa ước mình đã chọn một ngành chỉ thiên về kinh tế, để tha hồ làm việc mà không áy náy lương tâm, nhưng em cũng cảm thấy tuy ước vậy thôi, các ước vọng được giúp đỡ người đau yếu vẫn âm ỉ bên trong các bạn lắm. Nhưng chỉ nghĩ đến ngày ra trường, em lại không hiểu là có ngày nào nó tắt lụi đi không.
Ba em vẫn thường nói rằng: Nếu được lựa chọn, ông vẫn chọn sống trong thời bao cấp! Hóa ra cái thời bao người nguyền rủa ấy lại hàm chứa một chút sự thật về hạnh phúc thầy nhỉ?!
Em luôn tìm được nhiều sự đồng cảm từ các bài viết của thầy.
Mong thầy luôn vui khỏe và viết hay như vậy!
XEM THÊM : Giúp người khác như thế nào ?
2 nhận xét:
trẻ tự kỷ
tự kỷ
bệnh tự kỷ
video hai huoc
Đăng nhận xét