Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Chiến thắng nội tâm


Thiền sư Joseph Goldstein


Ở đây có một bài học quan trọng về việc duy trì năng lực của lòng từ bi. Vì nó không phụ thuộc vào bất kỳ phẩm chất đặc biệt nào của người khác, nên khác với tình thương yêu luyến ái và ràng buộc, loại tình thương này không thể dễ dàng chuyển thành các mong ước xấu xa, giận dữ hay cáu bẩn. Loại tình thương vô điều kiện này chỉ đến từ sự rộng lượng trong tâm của chính bản thân chúng ta.
Mặc dù có thể nhận ra sự trong sáng và sức mạnh của cảm giác này, nhưng chúng ta cũng có thể lo sợ hay tưởng tượng rằng loại tình thương này là nằm ngoài khả năng của mình. Nhưng tâm từ bi không phải là một sức mạnh chỉ có ở đức Đạt Lai Lạt Ma, mẹ Theresa hay những chúng sinh phi thường hoàn toàn khác biệt với chúng ta. Tất cả chúng ta đều có thể thực hành năng lượng này trong bản thân mình và thực sự học cách thương yêu như vậy. Vấn đề là chúng ta có thể thực hiện nó như thế nào? Điều gì khiến cho nó trở thành hiện thực?
Một vài năm trước, tạp chí Havard Medical Journal có đăng một bài về một vị bác sĩ Tây Tạng tên là Tenzin Chodak - người đã từng là bac sĩ riêng của đức Đạt Lai LAạt Ma. Từ năm 1959, bác sĩ Chodak bị bắt giam trong 21 năm. Trong 17 năm của 21 năm đó, ông bị đánh đập và tra tấn hàng ngày - cả về thể xác lẫn tinh thần - và mạng sống của ông liên tục bị đe dọa. Ngạc nhiie6n thay, trong suốt 21 năm trời kinh hoàng đó, ông không hề có bất kỳ dấu hiệu nào của sự căng thẳng sau chấn thương (post-traumatic stress)
Trong một bài viết, bác sĩ  Chodak tóm lược tuệ giác mà chúng ta cần hiểu này thành bốn sự hiểu biết - những điều đã không những giúp ông sống sót (con người có thể sống sót trong nững điều kiện kinh khủng nhất bằng nhiều cách khác nhau), mà còn tạo nên chiến thắng vĩ đại trong tâm ông. Một phác họa tiểu sử ngắn về ông do Claude Levenson viết mô tả ông như sau: "Một sự xuất hiện gần như rụt rè trong lần gặp đầu tiên, một giọng nói nhỏ nhẹ tới mức gần như nói thầm ... bạn có thể không chú ý tới bác sĩ Chodak, cho tới khi bạn bắt gặp cái nhìn cương trực của ông - cái nhìn với sự nhận thức của một con người từng trải bởi vì ông đã biết mọi thứ, vượt xa hơn cả những đau khổ mà ông đã từng gánh chịu, hơn tất cả những xấu xa và hành động bất lương mà ông từng chứng kiến.
Bốn tuệ giác trong những giai đoạn đau khổ:
Thứ nhất, chúng ta phải cố gắng nhìn mọi hoàn cảnh trong một bối cảnh rộng lớn hơn. Gio61ng như đức Đạt Lai Lạt Ma - người thường nói về việc kẻ thù sẽ dạy bạn về lòng kiên nhẫn như thế nào - Bác sĩ Chodak nhìn những kẻ thù của ông như những vị thầy tâm linh - những người đưa ống đến với sụ khôn ngoan nhất và lòng từ bi lớn nhất trong bản thân ông Theo đó, ông cảm thấy dù trong những hoàn cảnh khủng khiếp và tồi tệ nhất thì một số điều vĩ đại của con người, của tâm vẫn có thể diễn ra. Tất nhiên, suy nghĩ đến điều đó là dễ dàng, nhưng để nhớ và áp dụng được hiểu biết này trong những thời điểm khó khăn mới chính là thách thức thật sự.
Thứ hai, chúng ta phải nhìn những kẻ thù của mình  hay nhưng người gây khó khăn trong cuộc sống chúng ta như những chúng sinh giống như chúng ta vậy. Bác sĩ Chodak không bao giờ quên sự tương đồng những điều kiện của con người. Luât nhân quả nghĩa là tất cả các hành động (kể cả lời nói và suy nghĩ)  của chúng ta đều để lại kết quả: các hành động sẽ thu được kết quả dựa trên những ý định nằm sau chúng. Những người cư xử hung ác với chúng ta đang ở trong những tình huống bất lợi, và giống như chúng ta, việc họ tạo ra những nghiệp bất thiện sẽ mang lại cho chính họ những đau khổ trong tương lai.
Nhưng chúng ta không được sa vào các suy nghĩ về nghiệp như là: họ sẽ tự chịu lấy phần mình" như một biện pháp trả thù theo quy luật. Thay vào đó, hãy nhìn thấy rằng những điều kiện phổ quát của con người có thể trở thành suối nguồn của tình thương. Đức Đạt Lai Lạt Mano1i: "Kẻ thù của bạn có thể không đồng ý với bạn, có thể làm hại bạn, nhưng trong một khía cạnh khác thì họ vẫn là những chúng sinh giống như bạn. Họ cũng có quyền tránh đau khổ và tìm kiếm hạnh phúc. Nếu lòng cảm thông của bạn có thể mở rộng được như vậy thì đó chính là tình thương chân thật không thành kiến." Hiểu rõ về nghiệp - rằng tất cả chúng ta sẽ gặt lấy kết quả của mọi hành động của mình - như một phương tiện cho tình thương chính là tuệ giác mà chúng ta có thể thu nhận vào cuộc sống của mình. Tất cả chúng ta đều ở trong một hoàn cảnh như nhau liên quan đến luật nhân quả nghiệp báo.
Thứ ba, chúng ta phải buông bỏ lòng tự hào và cảm giác tự cho mình là quan trong. Những thái độ này - những điều có thể dễ dàng sinh ra trong thời điểm xung đột - trở thành hạt giống cho những điều còn khó khăn hơn. Điều đó không có nghĩa là chúng ta nên chọn thái độ nhún nhường quá mức hay hy sinh quên mình. Thay vào đó, chúng ta nên buông bỏ xu hướng tự đề cao bản thân, dù là với người ngoài hay với suy nghĩ bên trong của bản thân chúng ta. Một câu truyện cổ Trung Quốc có sử dụng bản chất để diễn tả sự bảo vệ lớn lao của sự khiêm tốn một cách chân thực.
Trang Tử và một đệ tử đi ngang một ngọn đồi. Họ nhìn thấy một cái cây già cong queo và không có cành. Người đệ tử nói rằng cái cây ấy thật là vô dụng, chẳng có chút gì có thể sử dụng cả; nhưng Trang Tử đáp lại rằng: "Đó chính là lý do mà nó có thể tồn tại lâu đến như vậy. Dường như mọi người đều biết đến sự hữu dụng của những thứ dùng được. Không ai biết đến sự hữu dụng của những thứ không dùng được."
Bác sĩ Chodak thật sự quy sự sống sót của bản thân cho khả năng buông bỏ sự tự cho mình là quan trọng và sự tự cho mình là chính đáng. Hiểu được điều này sẽ cung cấp một bài học lớn trên con đường tâm linh, một bài học có thể được đưa ra cho chúng ta hết lần này đến lần khác.
Cuối cùng, hiểu biết nuôi dưỡng chiến thắng kỳ diệu trong tâm của bác sĩ Chodak, và một điều chúng ta phải thực sự hiểu về bản thân mình, đó là hận thù không bao giờ có thể xóa bỏ được hận thù mà chỉ có tình thương mới làm được điều đó. Nhiều truyền thống tâm linh công nhận sự thật này. Trong những hoàn cảnh xung đột, lòng từ bi và tình thương yêu phát triển khi chúng ta hiểu chúng như là những động cơ lợi ích nhất cho các hành động phản ứng hiệu quả.
Hy vọng là phần lớn chúng ta sẽ không bao giờ bị kẻ thù của mình tra tấn, nhưng chúng ta có thể giữ những bối cảnh này trong những hoàn cảnh ít khó khăn hơn không? Khi ai đó rất giận dữ với bạn hay khi bạn đang trong tình cảnh khó khăn, hãy nhớ rằng tự bản thân khó khăn này có thể tăng cường lòng kiên nhẫn và tình thương. Trong những hoàn cảnh này, chúng ta có thể khám phá ra là mình có thể đạt tới sự vĩ đại của tâm, nhắc nhở bản thân mình rằng mọi người đều chia sẻ những điều kiện chung của loài người, buông bỏ lòng tự hào và hiểu rằng, sau hết, thì lòng hận thù và căm ghét chỉ có thể được yêu thương xoa dịu.

Không có nhận xét nào: