David Michie
Một bạn thân của tôi
đã bị trúng mìn ở tuổi mười tám. Là một quân nhân, công việc của Jack là gỡ
mìn. Trong hoàn cảnh đặc biệt này, mìn được gài theo kiểu bẫy treo một cách rất
tùy tiện. Nằm trên mặt đất chỉ cách đó một khoảng ngắn, lúc mìn nổ, anh đã bị sức
nổ của nó dội vào nửa thân bên trái.
Được trực thăng chở đến
bệnh viện, trải suốt mấy ngày, thỉnh thoảng vào những lúc tỉnh lại, anh tin rằng
mình sắp chết. Với ý thức rằng đang nằm trong bệnh viện và bị thương rất nặng,
anh tin là mình đã đi đến cuối đường đời.
Khi tình trạng của
Jack được ổn định và ý thức đã hồi phục hoàn toàn, anh thấy mình được quấn băng
khắp đầu; mảnh bom đã gây tôn thương cho đôi mắt. Người ta bảo anh sẽ mù suốt đời.
Đến khi mọi chuyện xảy
ra, Jack đã bình phục đến độ ấn tượng, không chỉ có thể ngồi dậy và đi loanh
quanh mà anh còn tìm lại được thị lực trọn vẹn ở một con mắt, cho phép anh có
thể làm hầu hết mọi việc, ngoại trừ việc lái xe vào ban đêm. Có lẽ, cũng ấn tượng
không kém là tác dụng của vụ nổ đối với tâm thức của anh. Trước khi vụ nổ xảy
ra, Jack là một con người cô độc, cứng rắn, sống rất nghiêm khắc. Sau vụ nổ,
anh trở thành một trong những con người dễ tính nhất bạn có thể gặp, một con
người vui chuyện, sống động, luôn sẵn sàng đối đáp dí dỏm. Là những sinh viên,
khi nhóm chúng tôi cùng ngồi quanh với nhau uống bia vào buổi tối, Jack sẽ có mặt
ở đó, nhặt ra những mảnh bom nhỏ đã ghim vào chân anh mà anh cất giữ trong một ống
nghiệm thủy tinh để trên bàn - một lời nhắc nhở khủng khiếp về trải nghiệm đã
làm thay đổi cả cuộc đời.
Mật tông Hồi giáo
Sufi có một câu nói: "Hãy chết trước khi bạn chết và bạn sẽ chẳng bao giờ
chết". Đó là một câu nói mà tôi biết Jack sẽ đồng ý. Vì rằng một khi mà sự
đe dọa của cái chết và sự đui mù suốt đời đã nhường bước, anh sẽ nghĩ đến thời
gian ở trước mắt mình như một điều may mắn phi thường. Theo những gì được nghe
nói rằng lẽ ra thì anh đã mất mạng rồi, cho nên anh đã xem mỗi ngày mình còn sống
như thể một phần thưởng, một món quà.
Phản ứng của Jack khi
đối diện thật sự với cái chết không phải là duy nhất. Có biết kinh nghiệm của
những người khác, những người đã bình phục sau những cơn bạo bệnh vô phương cứu
chữa, chúng ta mới thấy rằng được trở về với cuộc sống sau thử thách đó bằng một
tập hợp những điều ưu tiên hoàn toàn khác hẳn với những gì họ đã ôm ấp trong
lòng trước đó.
Khi đối diện với thực
tại là cái chết của chính mình, chúng ta sẽ nhanh chóng hiểu ra những gì là thật
sự quan trọng. Luôn luôn, chúng ta khám phá ra rằng phần lớn cuộc đời của mình
đã bị chi tiêu cho việc theo đuổi những điều chẳng có chút giá trị bền vững nào
hết. Tuy đã quá muộn để có thể thay đỗi những gì đã xảy ra, nhưng chẳng bao giờ
là quá muộn để thay đổi cách sống của bạn trong hiện tại và tương lai. Một vài
người ưu tiên như Jack chẳng hạn, được hưởng lợi ích của kinh nghiệm như thế
ngay từ tuổi thanh niên, và đã được sống nhiều năm với trí huệ mà điều đó mang
lại.
Chính vì lẽ đó mà Phật
giáo nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc quán tưởng về chính cái chết của
mình, không chỉ với tư cách như một quán tưởng thỉnh thoảng, mà phải là một phần
trong tu tập hàng ngày của chúng ta nữa. Phản ứng tự động của một số người trước
việc này là xem các Phật tử thuộc dạng bệnh hoạn thế nào đó. Họ đặt câu hỏi,
thay vì nhấn vào cái tiêu cực, chẳng lẽ không còn những điều hạnh phúc hơn để
nghĩ đến hay sao?
Nghịch lý thay, quả
là không có. Như trường hợp của Jack và nhiều người khác tương tự như anh đã
cho thấy, việc thật sự đối diện với cái chết lại giúp hiểu được sự quý giá của
cuộc sống. Nói theo lời của Đức Phật: "Giống như dấu chân của loài voi là
dấu chân lớn nhất trong rừng già, cái chết là vị thầy vĩ đại nhất".
(Buddhism for busy
people)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét