(HNM) - Sinh ra ở phố Hàng Bột (TP Hà Nội), lớn lên và lập
nghiệp tại TP Hồ Chí Minh, trong gần 30 năm làm ngành y, ông là bác sỹ (BS) đầu
tiên ở Việt Nam phẫu thuật thành công bệnh Parkinson. Đó là PGS.TS.BS Nguyễn
Thi Hùng*, Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (BV NTP), Phó Chủ tịch Hội Thần
kinh TP Hồ Chí Minh.
Đưa bệnh nhân Parkinson hòa nhập cuộc sống
Năm 2012 đã ghi dấu ấn lớn trong lịch sử ngành y nước ta khi một nhóm bác sỹ BV NTP, đứng đầu là PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng đã phẫu thuật đặt điện cực não (kỹ thuật kích thích điện não sâu, giúp làm giảm đến 70-80% những rối loạn vận động của người bệnh) thành công cho hai bệnh nhân (BN) mắc bệnh Parkinson lâu năm, đưa họ trở lại cuộc sống đời thường gần như tới 80%. Bởi từ trước đến nay, phương pháp điều trị là sử dụng thuốc để bổ sung chất dẫn truyền thần kinh cho BN, nhưng thường chỉ hiệu quả trong những năm đầu của bệnh.
Đó là BN Phan Văn Lục (71 tuổi, quê Hà Tĩnh) được các BS BV NTP mổ trong vòng 9 tiếng đồng hồ (ngày 11-4-2012), sau khi bị bệnh hơn chục năm với triệu chứng run toàn thân, đi lại chậm chạp. Tiếp đó, BN Cao Thụy Tiên (62 tuổi) mắc bệnh 15 năm với thể run toàn thân rất nặng được mổ một ngày sau đó. PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng cho hay, để mổ thành công hai ca đầu tiên trên, các BS ngoài việc nắm vững chuyên môn và được sự giúp đỡ, hướng dẫn của GS Jean Paul Nguyễn, Chủ nhiệm Khoa bộ môn phẫu thuật thần kinh Viện trường Nantes (Pháp) thì còn trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên, phải xác định đúng bệnh và giai đoạn cần mổ, có sức khỏe tốt và không bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, giảm trí nhớ… Khi xác định xong, BN được cố định đầu bằng khung Stereo tactic rồi được chụp cộng hưởng từ và CT scan sọ não, xử lý trực tiếp qua vi tính để xác định đúng nhân trong não đã gây ra triệu chứng Parkinson. Tiếp đến BS thần kinh sẽ cử động chân tay của BN để kiểm tra lại xem đúng vị trí chưa, rồi kích thích một dòng điện với cường độ thấp để kiểm soát hoạt động của nhân gây bệnh. Khi đã xác định đúng vị trí, các BS mới nối dây điện cực với một pin phát xung điện ở dưới da vùng ngực, tương tự như đặt máy tạo nhịp tim. Ngày hôm sau, các BS chuyên khoa thần kinh sẽ điều chỉnh nhịp tim cho BN để có cường độ, tần số và xung phù hợp nhằm giảm triệu chứng và ít tác dụng phụ nhất liên tục trong 6 tháng đầu.
Bệnh Parkinson là bệnh lý thoái hóa thần kinh, thường xảy ra ở những người lớn tuổi, nhất là ở độ tuổi trên 60 (chiếm gần 1,5%). Từ cuối những năm 60 trở về trước, BN chủ yếu được điều trị bằng thuốc Levodopa, thay thế cho chất Dopamine bị thiếu hụt để duy trì, kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Điều đáng nói, khi BN sử dụng thuốc được 8-10 năm thì thuốc hết tác dụng. Chưa kể khi BN uống trong thời gian dài sẽ bị xáo trộn vận động, bệnh càng nặng hơn và gây nên biến chứng về vận động.
Năm 1998, ngành y đánh dấu sự thành công khi nhóm các BS Âu - Mỹ đã dùng phương pháp kích thích điện não sâu. Từ đó, phương pháp này được xem là phương pháp duy nhất hiện nay điều trị bệnh Parkinson hiệu quả. Năm 2012, lần đầu tiên tại Việt Nam, PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng và các BS của BV NTP mổ và đặt điện cực thành công cho hai BN trên. Từ kết quả đạt được, đến nay, BV NTP tiếp tục mổ điều trị thành công cho nhiều BN Parkinson khác. Sau khi được điều trị, thay vì phải uống 10-12 viên thuốc Levodopa/ngày, giờ chỉ uống 3-4 viên/ngày, chất lượng cuộc sống thay đổi hẳn. Nói về việc điều trị bệnh Parkinson, PGS.TS.BS Võ Văn Nho đánh giá, đây là bước phát triển của y học nước nhà trong lĩnh vực điều trị các bệnh về thần kinh và mở ra nhiều triển vọng mới vì người mắc bệnh này đang tăng cao và hầu hết BN không đủ tiền để đi điều trị ở nước ngoài. Chi phí mổ Parkinson lần đầu ở nước ta chỉ khoảng 30-35 nghìn USD, bằng 1/2 nước ngoài.
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng, giữa năm 2014, các BS nước ta có thể làm chủ được công nghệ và phương pháp điều trị này. Bước quan trọng nhất vẫn là chuẩn bị về mặt đội ngũ con người. Hiện BV có 4 BS thần kinh có thể đánh giá, theo dõi và chỉnh pin cho những BN Parkinson, còn đội ngũ phẫu thuật có 2 BS. Trong đó, BS Hùng là trưởng nhóm thần kinh của BV, đồng thời là trưởng kíp phụ trách các ca mổ.
Và phong cách, y đức của vị bác sỹ đầu ngành
PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng kể, cha mẹ ông đều là những viên chức bình thường. Trong 6 anh chị em (PGS.TS.BS Hùng là con thứ tư) đã có 4 anh chị em làm ngành y tại các BV lớn trên địa bàn TP. Vợ ông cũng là BS, còn hai người con cũng đậu ngành y nhưng chỉ có con gái út kiên trì theo nghiệp bố mẹ. "Tôi luôn dạy con mình, làm người thầy thuốc trước hết phải có đức, nếu không sẽ khó thể là "như mẹ hiền". Ngoài đức cũng cần tài, bởi nếu không có tài cũng sẽ rất nguy hiểm... Người làm nghề y còn phải có tinh thần tìm tòi trong khoa học, không hài lòng với những gì đã có, chấp nhận sự thay đổi và đổi mới để cải tiến kỹ thuật ngày càng tốt hơn. Người thầy thuốc cũng phải coi người bệnh như bản thân!", PGS Hùng tâm tình bằng chất giọng nhẹ nhàng, trầm tĩnh.
Có lẽ lời nói đã bộc lộ cho tính cách của ông, bởi dù ở cương vị giám đốc nhưng ông luôn giản dị trong cách ăn mặc, lời nói và thái độ với mọi người xung quanh. Chúng tôi đã tiếp xúc với ông nhiều lần nhưng trong những cuộc họp hay bàn luận về y tế, ông luôn là người đầu tiên đứng dậy hăng hái phát biểu và đưa ra những phân tích, nhận định thẳng thắn nhất. "Nhiều người nói, ngành y thường nhạy cảm nên không nên thẳng thắn quá, nhưng với tôi thì ngược lại, thẳng thắn và biết thừa nhận những cái chưa hoàn thiện mới có thể đưa ngành y phát triển, bởi chúng ta đều hành động vì sức khỏe con người", PGS Hùng nói.
Phụ chú: *PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng tốt nghiệp Trường ĐH Y khoa Sài Gòn năm 1980. Sau nhiều năm hoạt động các phong trào tình nguyện, năm 1984 ông về công tác tại BV Nguyễn Tri Phương. Năm 1996 ông đi tu nghiệp ở Mỹ về điều trị rối loạn vận động. Trong quá trình đó, với sự nỗ lực vượt bậc của bản thân, ông đã được tin tưởng trong vai trò phụ mổ khi phẫu thuật gây bệnh lý về thần kinh. Cũng năm 1996, ông theo học kỹ thuật chích Botulinum Toxin, để điều trị BN vẹo cổ hay co thắt nửa mặt, co giật mí mắt, loạn chân, liệt cơ tay khi viết… Đến năm 1998, cũng chính ông là người đầu tiên áp dụng kỹ thuật này để điều trị các rối loạn vận động tại nước ta. Đề tài này đã được báo cáo tại Hội Thần kinh học Việt Nam trên toàn quốc. Năm 2000, ông tu nghiệp ở Pháp, lúc này đã có kỹ thuật kích thích não sâu. Hiện ông là Giám đốc BV Nguyễn Tri Phương, Phó Chủ tịch Hội Thần kinh TP, Trưởng bộ môn thần kinh Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch và Chủ tịch Hội Đao TP Hồ Chí Minh.
Đưa bệnh nhân Parkinson hòa nhập cuộc sống
Năm 2012 đã ghi dấu ấn lớn trong lịch sử ngành y nước ta khi một nhóm bác sỹ BV NTP, đứng đầu là PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng đã phẫu thuật đặt điện cực não (kỹ thuật kích thích điện não sâu, giúp làm giảm đến 70-80% những rối loạn vận động của người bệnh) thành công cho hai bệnh nhân (BN) mắc bệnh Parkinson lâu năm, đưa họ trở lại cuộc sống đời thường gần như tới 80%. Bởi từ trước đến nay, phương pháp điều trị là sử dụng thuốc để bổ sung chất dẫn truyền thần kinh cho BN, nhưng thường chỉ hiệu quả trong những năm đầu của bệnh.
Đó là BN Phan Văn Lục (71 tuổi, quê Hà Tĩnh) được các BS BV NTP mổ trong vòng 9 tiếng đồng hồ (ngày 11-4-2012), sau khi bị bệnh hơn chục năm với triệu chứng run toàn thân, đi lại chậm chạp. Tiếp đó, BN Cao Thụy Tiên (62 tuổi) mắc bệnh 15 năm với thể run toàn thân rất nặng được mổ một ngày sau đó. PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng cho hay, để mổ thành công hai ca đầu tiên trên, các BS ngoài việc nắm vững chuyên môn và được sự giúp đỡ, hướng dẫn của GS Jean Paul Nguyễn, Chủ nhiệm Khoa bộ môn phẫu thuật thần kinh Viện trường Nantes (Pháp) thì còn trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên, phải xác định đúng bệnh và giai đoạn cần mổ, có sức khỏe tốt và không bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, giảm trí nhớ… Khi xác định xong, BN được cố định đầu bằng khung Stereo tactic rồi được chụp cộng hưởng từ và CT scan sọ não, xử lý trực tiếp qua vi tính để xác định đúng nhân trong não đã gây ra triệu chứng Parkinson. Tiếp đến BS thần kinh sẽ cử động chân tay của BN để kiểm tra lại xem đúng vị trí chưa, rồi kích thích một dòng điện với cường độ thấp để kiểm soát hoạt động của nhân gây bệnh. Khi đã xác định đúng vị trí, các BS mới nối dây điện cực với một pin phát xung điện ở dưới da vùng ngực, tương tự như đặt máy tạo nhịp tim. Ngày hôm sau, các BS chuyên khoa thần kinh sẽ điều chỉnh nhịp tim cho BN để có cường độ, tần số và xung phù hợp nhằm giảm triệu chứng và ít tác dụng phụ nhất liên tục trong 6 tháng đầu.
Bệnh Parkinson là bệnh lý thoái hóa thần kinh, thường xảy ra ở những người lớn tuổi, nhất là ở độ tuổi trên 60 (chiếm gần 1,5%). Từ cuối những năm 60 trở về trước, BN chủ yếu được điều trị bằng thuốc Levodopa, thay thế cho chất Dopamine bị thiếu hụt để duy trì, kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Điều đáng nói, khi BN sử dụng thuốc được 8-10 năm thì thuốc hết tác dụng. Chưa kể khi BN uống trong thời gian dài sẽ bị xáo trộn vận động, bệnh càng nặng hơn và gây nên biến chứng về vận động.
Năm 1998, ngành y đánh dấu sự thành công khi nhóm các BS Âu - Mỹ đã dùng phương pháp kích thích điện não sâu. Từ đó, phương pháp này được xem là phương pháp duy nhất hiện nay điều trị bệnh Parkinson hiệu quả. Năm 2012, lần đầu tiên tại Việt Nam, PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng và các BS của BV NTP mổ và đặt điện cực thành công cho hai BN trên. Từ kết quả đạt được, đến nay, BV NTP tiếp tục mổ điều trị thành công cho nhiều BN Parkinson khác. Sau khi được điều trị, thay vì phải uống 10-12 viên thuốc Levodopa/ngày, giờ chỉ uống 3-4 viên/ngày, chất lượng cuộc sống thay đổi hẳn. Nói về việc điều trị bệnh Parkinson, PGS.TS.BS Võ Văn Nho đánh giá, đây là bước phát triển của y học nước nhà trong lĩnh vực điều trị các bệnh về thần kinh và mở ra nhiều triển vọng mới vì người mắc bệnh này đang tăng cao và hầu hết BN không đủ tiền để đi điều trị ở nước ngoài. Chi phí mổ Parkinson lần đầu ở nước ta chỉ khoảng 30-35 nghìn USD, bằng 1/2 nước ngoài.
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng, giữa năm 2014, các BS nước ta có thể làm chủ được công nghệ và phương pháp điều trị này. Bước quan trọng nhất vẫn là chuẩn bị về mặt đội ngũ con người. Hiện BV có 4 BS thần kinh có thể đánh giá, theo dõi và chỉnh pin cho những BN Parkinson, còn đội ngũ phẫu thuật có 2 BS. Trong đó, BS Hùng là trưởng nhóm thần kinh của BV, đồng thời là trưởng kíp phụ trách các ca mổ.
Và phong cách, y đức của vị bác sỹ đầu ngành
PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng kể, cha mẹ ông đều là những viên chức bình thường. Trong 6 anh chị em (PGS.TS.BS Hùng là con thứ tư) đã có 4 anh chị em làm ngành y tại các BV lớn trên địa bàn TP. Vợ ông cũng là BS, còn hai người con cũng đậu ngành y nhưng chỉ có con gái út kiên trì theo nghiệp bố mẹ. "Tôi luôn dạy con mình, làm người thầy thuốc trước hết phải có đức, nếu không sẽ khó thể là "như mẹ hiền". Ngoài đức cũng cần tài, bởi nếu không có tài cũng sẽ rất nguy hiểm... Người làm nghề y còn phải có tinh thần tìm tòi trong khoa học, không hài lòng với những gì đã có, chấp nhận sự thay đổi và đổi mới để cải tiến kỹ thuật ngày càng tốt hơn. Người thầy thuốc cũng phải coi người bệnh như bản thân!", PGS Hùng tâm tình bằng chất giọng nhẹ nhàng, trầm tĩnh.
Có lẽ lời nói đã bộc lộ cho tính cách của ông, bởi dù ở cương vị giám đốc nhưng ông luôn giản dị trong cách ăn mặc, lời nói và thái độ với mọi người xung quanh. Chúng tôi đã tiếp xúc với ông nhiều lần nhưng trong những cuộc họp hay bàn luận về y tế, ông luôn là người đầu tiên đứng dậy hăng hái phát biểu và đưa ra những phân tích, nhận định thẳng thắn nhất. "Nhiều người nói, ngành y thường nhạy cảm nên không nên thẳng thắn quá, nhưng với tôi thì ngược lại, thẳng thắn và biết thừa nhận những cái chưa hoàn thiện mới có thể đưa ngành y phát triển, bởi chúng ta đều hành động vì sức khỏe con người", PGS Hùng nói.
Phụ chú: *PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng tốt nghiệp Trường ĐH Y khoa Sài Gòn năm 1980. Sau nhiều năm hoạt động các phong trào tình nguyện, năm 1984 ông về công tác tại BV Nguyễn Tri Phương. Năm 1996 ông đi tu nghiệp ở Mỹ về điều trị rối loạn vận động. Trong quá trình đó, với sự nỗ lực vượt bậc của bản thân, ông đã được tin tưởng trong vai trò phụ mổ khi phẫu thuật gây bệnh lý về thần kinh. Cũng năm 1996, ông theo học kỹ thuật chích Botulinum Toxin, để điều trị BN vẹo cổ hay co thắt nửa mặt, co giật mí mắt, loạn chân, liệt cơ tay khi viết… Đến năm 1998, cũng chính ông là người đầu tiên áp dụng kỹ thuật này để điều trị các rối loạn vận động tại nước ta. Đề tài này đã được báo cáo tại Hội Thần kinh học Việt Nam trên toàn quốc. Năm 2000, ông tu nghiệp ở Pháp, lúc này đã có kỹ thuật kích thích não sâu. Hiện ông là Giám đốc BV Nguyễn Tri Phương, Phó Chủ tịch Hội Thần kinh TP, Trưởng bộ môn thần kinh Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch và Chủ tịch Hội Đao TP Hồ Chí Minh.
Hà Tuấn (Hà Nội Mới)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét