Cát Khuê
Hỏi: Mâu
thuẫn tôn giáo đã, đang và còn sẽ châm ngòi cho nhiều cuộc xung đột đẫm máu
trên thế giới...nhưng những mâu thuẫn ấy dường như không bao giờ xuất phát từ
Phật giáo. Theo thầy, tinh thần nào đã khiến cho Phật giáo và những tín đồ của
tôn giáo này luôn giữ được một tinh thần khoan dung và ôn hoà đến thế ?
Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Trong đạo Phật, có một thực tập gọi là phá chấp- nghĩa là sự buông bỏ thực tại của mình đi đến một cái cao hơn. Khi con người bị vướng vào những ý thức hệ khác nhau là bị kẹt. Người tự do và giải thoát là không bị vướng vào những điều đó nữa, chân lý tuyệt đối không thể nói bằng lời, bằng ngôn ngữ. Chân lý của đạo Phật là hướng dẫn cho con người đi tìm đến chân lý chứ không phải là chân lý. Ví như bản đồ của TP HCM không phải là TP. Nhưng chiếc bản đồ cần thiết để ta tìm đường trong TP. Chiếc bè không phải là bờ bên kia nhưng phải dùng chiếc bè để đi qua sông. Đạo Phật có tinh thần bao dung rất lớn. Không bao giờ đạo Phật tổ chức võ trang để chống lại bất kỳ thế lực nào mà luôn giữ một tinh thần bất bạo loạn. Hiện bây giờ, thế giới đang có hứng thú để nghiên cứu, thực hành đạo Phật chính vì tính không giáo điều, không có cố chấp. Đức Phật không phải là một thần linh. Đức Phật là một con người như chính chúng ta. Con người có thể cũng trở thành Đức Phật. Đó là một điều rất lạ đối với người Tây phương. Đạo Phật luôn đưa chúng ta về với bản chất của con người. Phật tại tâm, và chúng sanh chính là Phật. Nếu chúng sanh không tham sân si, có tình thương đã là Phật rồi còn đi tìm ở đâu nữa.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Trong đạo Phật, có một thực tập gọi là phá chấp- nghĩa là sự buông bỏ thực tại của mình đi đến một cái cao hơn. Khi con người bị vướng vào những ý thức hệ khác nhau là bị kẹt. Người tự do và giải thoát là không bị vướng vào những điều đó nữa, chân lý tuyệt đối không thể nói bằng lời, bằng ngôn ngữ. Chân lý của đạo Phật là hướng dẫn cho con người đi tìm đến chân lý chứ không phải là chân lý. Ví như bản đồ của TP HCM không phải là TP. Nhưng chiếc bản đồ cần thiết để ta tìm đường trong TP. Chiếc bè không phải là bờ bên kia nhưng phải dùng chiếc bè để đi qua sông. Đạo Phật có tinh thần bao dung rất lớn. Không bao giờ đạo Phật tổ chức võ trang để chống lại bất kỳ thế lực nào mà luôn giữ một tinh thần bất bạo loạn. Hiện bây giờ, thế giới đang có hứng thú để nghiên cứu, thực hành đạo Phật chính vì tính không giáo điều, không có cố chấp. Đức Phật không phải là một thần linh. Đức Phật là một con người như chính chúng ta. Con người có thể cũng trở thành Đức Phật. Đó là một điều rất lạ đối với người Tây phương. Đạo Phật luôn đưa chúng ta về với bản chất của con người. Phật tại tâm, và chúng sanh chính là Phật. Nếu chúng sanh không tham sân si, có tình thương đã là Phật rồi còn đi tìm ở đâu nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét