Nhất Hạnh
ARTIST DO XUAN DOAN |
Trăm năm trong cõi người
ta
Chữ tài chữ mệnh khéo
là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể
dâu
Những điều trông thấy
mà đau đớn lòng.
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má
hồng đánh ghen.
Bắt đầu truyện Kiều, tác giả nêu lên tư tưởng tài mệnh
tương đố, tài năng và số mệnh đố kỵ nhau. Cố nhiên, qua truyện Kiều, ta có thể
thấy tác giả là một thi sĩ đại tài. Nguyễn Du nói tới kinh nghiệm trực tiếp của
mình chứ không phải nói tới một sự thực ở ngoài.
Những người có tài và có sắc được thi sĩ cho đứng về phía
màu hồng. Màu hồng kỵ với màu xanh, đại diện cho ông trời, tạo hóa. Ông trời sẽ
đi theo ‘đánh ghen’, đày đọa những người có tài, có sắc bằng cách phó cho họ một
số phận trớ trêu. ‘Má hồng’ không phải chỉ là đàn bà. Ðàn ông có tài
sắc thì cũng là một thứ ‘má hồng’, bị số phận làm cho điêu đứng. Ðó là
quan niệm của Nguyễn Du.
Kết thúc truyện Kiều, câu 3247, cụ Nguyễn Du trở lại ý niệm
về tài và mệnh. Cụ trình bày quan niệm luân lý của mình như sau:
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ
tai một vần.
Ðã mang lấy nghiệp vào
thân
Cũng đừng trách lẫn trời
gần trời xa
Thiện căn ở tại lòng
ta
Chữ tâm kia mới bằng
ba chữ tài.
Cụ khuyên chúng ta không nên cậy vào tài mình. Bởi vì khi có
tài mà không có đức, không tu, không biết giấu tài của mình đi mà cứ khoe
khoang, hợm hỉnh, cho mình là giỏi, thì tai nạn sẽ đến với mình và mình sẽ đau
khổ rất nhiều. ‘chữ tài liền với chữ tai một vần’ là một câu chơi chữ
rất khéo. Và mầm mống của những tai nạn, khổ đau kia đến từ đầu? Cụ Nguyễn Du
nói đừng đổ lỗi cho ai hết. ‘Ðã mang lấy nghiệp vào thân’: khi mình đã có
những tham, giận, kiêu căng trong người rồi, thì: ‘Cũng đừng trách lẫn trời
gần trời xa’: đừng đổ lỗi cho ai hế, đừng trách trời. Tại sao mình đau khổ?
Mình nói: tại trời, tại xã hội, tại người này, người kia... Kỳ thực mình chịu
trách nhiệm lớn về những đau khổ của mình. Vì vậy mình phải quay về tu sửa tâm
mình, vun bồi gốc rẽ của cái thiện trong tâm mình. Ðó là vấn đề tu tâm (citta
bhavana). Thiện căn (kusalamula) là một danh từ Phật học, có nghĩa là gốc rễ của
cái thiện. Cụ Nguyễn Du thấy tu tâm là điều quá trình phải làm. Thiện căn ở
tại lòng ta, Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài: một người có tâm lành, biết tu học
thì sẽ có hạnh phúc và mang lại hạnh phúc cho người khác nhiều hơn (bằng ba) những
người có tài mà không có tâm lành.
Gửi gắm rất nhiều kinh nghiệm hạnh phúc và khổ đau của mình
cho chúng ta rồi, thi sĩ kết thúc truyện Kiều bằng hai câu khiêm nhượng như cụ
từng khuyên chúng ta:
Lời quê chắp nhặt dông
dài
Mua vui cũng được một
vài trống canh.
Và cũng thật đẹp khi một tác phẩm lớn như truyện Kiều lại được
kết thúc bằng hai cau giản dị và khiêm nhượng như vậy.
Sau khi viết xong truyện Kiều, cụ Nguyễn Du có cơ hội được học
Phật thêm rất nhiều. Kiến thức về đạo Phật của Nguyễn Du sau truyện Kiều sâu sắc
hơn. Có vài danh từ Phật học trong truyện Kiều chưa được hoàn toàn chính xác
(Ví dụ như chữ nghiệp và tâm trong đoạn vừa trích dẫn).
Chúng ta sẽ thấy ở phần sau.
Thả một bè lau - Truyện
Kiều dưới cái nhìn thiền quán
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét