Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

LAO ĐỘNG VÀ TUỔI TÁC

Lưu Dung
 
Hoa Diên Vĩ - tranh sơn dầu của họa sĩ Van Gogh
Ba thích trò chuyện với các bác sĩ vì họ nói chuyện rất "duy vật", dù ba là người duy tâm. Từ duy vật, theo ba muốn nói thì không đúng hoàn toàn với nghĩa đen của nó, có lẽ nên nói là "thực tế" thì đúng hơn.
Các bác sĩ thường xem cơ thể con người như một cái máy, hỏng đâu thì sửa đó, không sửa sẽ sinh chuyện. Thậm chí văn hóa cũng được họ phân tích dưới quan điểm các khoa học khác. Ví như họ phân tích hàm lượng một số chất trong cơ thể để dự đoán khuynh hướng tự sát; phân tích quan hệ giữa gien và tội phạm; người ta còn cho rằng màu sắc rực rỡ trong tranh của họa sĩ Van Gogh có liên quan tới các thứ thuốc kích thích ông dung …
Tối qua, một nhà sưu tầm có tiếng ở New York, Dương Ân Thắng, tới phòng tranh tâm sự: "Rất nhiều họa sĩ về già vẽ chẳng ra làm sao cả, song vẫn không thể bỏ qua, về già, hoại sĩ mắt kém, tay run, sức khỏe sa sút, tất nhiên vẽ phải khác. Mỗi thời một phong cách, cũng chảng cần "trẻ phải giả bộ già, già phải làm ra trẻ".
 Câu nói của ông làm ba nhới tới lần họp mặt với một số nhà thơ, mọi người đều nói có cảm giác như thời thanh niên thơ họ hay dùng các điển cố rõ ràng là nhớ lại từ thời học sinh. Trung niên, dù đã đọc không ít và thử viết nhiều cách song câu chữ cuối cùng vẫn tự nhiên như nói chuyện thường ngày.
Ba nhận ra sách giáo khoa ở Đài Loan cứ vài năm lại cải tiến, nên đọc sách báo cũng có thể đoán ra khoảng tuổi của tác giả, bởi kiến thức, câu chữ trong nhà trường đã vô tình "nhập" vào các tác phẩm của họ.
Các tác giả trẻ ưa dùng câu cú hóc búa bí hiểm, các nhà văn già lại thích dùng câu bình dị, không cầu uyên bác, tác phẩm của họ vì thế dễ khiến người đọc cảm động hơn.
Vấn đề là, nếu thuở nhỏ họ không khát học, thời thanh niên không xông pha, trung niên không hùng hồn thì về già khó có được tác phẩm tuy giản dị mà tinh tế.
Ba hình dung lao động một đời người cũng như khai khoáng. Tuổi nhỏ, thể lực, trí nhớ tốt cần biết ra sức đào bới, càng nhiều càng tốt, không sợ không có "kho" để chứa. Thời thanh niên là lúc đem "phân loại" quặng, bắt đầu cầu tinh. Trung niên là lúc luyện quặng, càng ngày càng ít càng tinh hơn, đó cũng là lúc dùng đến kinh nghiệm. Còn tuổi già là lúc dùng vàng mười chế tạo thành các tác phẩm nghệ thuật. Trong quá trình chế tạo, kim loại không gia tăng , thậm chí tiêu hao song lại có giá trị hơn hẳn.
Con còn cả một chặng đường dài trước mặt, vậy hãy ra sức đào bới. Nếu không có một kho đầy quặng, lấy gì để con gạn lọc, tinh chế?

Không có nhận xét nào: