Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Thơ Xuân đầu năm


Tỏ tình


Tỏ tình
Trong buổi học ở lớp 3 của một trường tiểu học nọ, cậu bé lén đưa cho cô bạn bên cạnh mẩu giấy nhỏ, trong đó viết nguệch ngoạc: “Sau giờ học, chúng ta ra công viên và ngồi trên ghế đá chơi nhé”. Cô bạn đọc lướt qua, hiểu ý, nhìn cậu bé bằng con mắt khinh mạn và bĩu môi. Lát sau, cô đẩy sang cậu bé một mẩu giấy nhỏ với dòng chữ: “Nếu chỉ có vậy thì xuống lớp 1 mà học”.

Không biết
Cô giáo hôm nay mặc áo mới, trên ngực thêu hoa hồng. Thấy các học sinh chăm chú nhìn, cô giáo rất vui, hỏi: “Thế các em có biết hoa hồng sống bằng gì ko?” Vôva trả lời: “Thưa cô bằng sữa ạ” Cô giáo đỏ mặt đuổi Vôva ra đứng hành lang. Thầy hiệu trưởng đi ngang thấy Vôva vật vờ ở ấy, hỏi đầu đuôi sự tình rồi nói: “Vôva em nhầm rồi, hoa hồng sống bằng phân và nước tiểu” Vôva lầm bầm:”Em đâu biết rễ nó dài đến thế”

Chuyện của Vova
Vova thường ngồi chung xe bus với Natasa. Một hôm, Vova lấy hết dũng cảm dúi cho Natasa một mẩu giấy, trên đấy viết:
“Tôi rất thích bạn, nếu bạn đồng ý kết bạn với tôi thì hãy đưa lại mẩu giấy này cho tôi, còn nếu không đồng ý thì hãy vứt nó qua cửa sổ”.
Một lúc sau Natasa chuyển lại mẩu giấy cũ, Vova vui mừng mở ra xem, trên giấy viết:

“Không mở được cửa sổ!”

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Ăn miếng trả miếng


Ăn miếng trả miếng - 1
Một người vào nhà hàng, hỏi bồi bàn: “Ở đây có món gà nướng không?”.
- Thưa ông, có.
- Nướng trong lò à?
- Vâng.
- Thế có gà nướng than không?
- Cũng có.
- Có ngon không?
- Rất ngon.
- Gà tơ chứ?
- Vâng, rất tơ!
- Bảo đảm không vướng H5N1 chứ?
- Vâng bảo đảm ạ!
- Vậy cho tôi một cánh gà.
- Cánh phải hay cánh trái thưa ngài?

Ăn miếng trả miếng -2
Anh chàng độc thân bước vào một quán bar và nhìn thấy một cô gái rất xinh đẹp, ăn mặc gợi cảm ngồi một mình. Quan sát một lúc, chàng ta đánh liều tới chỗ cô gái.
Với giọng nhỏ nhẹ lịch sự, chàng trai hỏi:
- Tôi có thể ngồi cạnh cô được không?
Bỗng cô gái gào lên:
-Tôi không qua đêm với anh đâu, đừng mơ!
Thế là mọi người trong quán nhìn chằm chằm về họ. Anh chàng mắc cỡ quá, thui thủi về chỗ của mình. Lát sau cô gái đến chỗ anh, mỉm cười:
- Xin lỗi anh về chuyện ban nãy. Tôi học ngành tâm lý và đang nghiên cứu về phản ứng xấu hổ của mọi người. Tôi chỉ làm vì nghiên cứu thôi, mong anh thông cảm…
Nghe đến đây chàng trai cũng hét lên:
- Ý cô là sao? 500 đôla một đêm á?



TÓC MƯỢN

MINH TÂM


Thuở trước mỗi khi bới đầu bà thường dùng một lọn tóc nhỏ thêm vào búi tóc. Bà bảo đó là tóc mượn - Tôi hỏi: - Mượn của ai ? - Bà cười.
Bà bệnh nhiều không bới tóc nữa, thỉnh thoảng bà thoa dầu dừa tay run run chải lọn tóc mượn. Tôi hỏi:
- Bà chải tóc làm gì?
- Để dành cho mẹ con.
Bà mất, mẹ không bới đầu, lọn tóc mượn không ai nhớ tới. Một lần dọn dẹp chợt thấy lọn tóc, mẹ dửng dưng: "Ngoại mầy thiệt ..."
Tôi thấy nhớ bà, thương bàn tay run run chải tóc.

Bánh Lọt lọt buốt vô...tim

Cát Hoàng


Bánh Lọt được làm từ bột gạo xuất phát từ món ăn chơi ở nhà quê và chuyển thành thứ hàng bánh từ lúc nào chẳng ai để ý. Song, với riêng tôi nó mang đậm kỷ niệm không thể phai mờ.
Chỉ đơn giản làm từ bột gạo (gạo được ngâm khoảng 10 tiếng đồng hồ, ngâm lâu hơn bột có vị chua, ngâm ít hơn gạo bị sượng xay không nhuyễn). Nhưng thực ra cũng công phu lắm, bởi bà con mình rút kết kinh nghiệm là làm bột bằng loại gạo nào mới đạt độ dai và trong bóng mượt mà bắt mắt; không nhất thiết phải gạo thơm như Thanh Trà, Nàng Hương,... mà chỉ cần loại gạo từ lúa mùa (dài ngày) gieo trồng trên đất cồn là tốt (Gạo từ lúa mùa đất đồng bánh bở, không trong bóng mượt mà). Người làm bánh có kinh nghiệm còn phải rây bột cho thật mịn để bánh đạt độ chín đồng đều (Do lúc nầy xay bột bằng cối đá nên thường là bột còn lẫn một ít hạt to).
Bột gạo xay xong được gạn bớt nước cho sền sệt vừa mức đổ lên vỉ gạt vào nồi nước được đun sôi đặt bên dưới (Tương tự như nồi nước làm bánh cuốn). Vỉ tráng bánh thường được làm từ miếng thiếc thùng dầu lửa (dầu hoả) hiệu con sò của hảng Shell (Thời điểm nầy bà con mình đốt đèn dầu, thường mua cả thùng 20 lít để xài dầu xài luôn cái thùng cho nhất cử lưỡng tiện; chất lượng dầu còn uống được chút chút, là một vị trong bài thuốc dân gian trị bệnh hen suyển) được đục lỗ đều, nhỏ bằng đầu đũa ăn. Bột đổ lên vỉ mỗi đợt tráng bánh lọt xuống thành hình giọt mưa hai đầu nhòn nhọn hơi cong trông giống hai con nòng nọc ghép lại. Có phải vì thế nên được bà con mình gọi tên là Bánh Lọt chăng?
Muốn hàng bánh đắt khách, người làm bánh còn xay thêm lá Dứa hoà vào nửa phần bột cho có nửa bánh màu xanh xen lẫn nửa bánh màu trắng để bánh vừa thơm vừa đẹp mắt. Lại phải thắng nước cốt dừa cho thật đậm đặc và nước đường chan bánh được bỏ gừng vào thắng lửa cho ngọt nồng. Tất cả quyện hoà tạo nên dư vị hấp dẫn, mới ngửi, mới nhìn chưa kịp ăn đã thèm nhiễu nước miếng.
Một lần về quê Bình Đại ngang Phà An Hoá (Nay đã có cầu thay thế), xe hư chờ sửa chữa và sang phà, cùng vợ con đói bụng quá cở, may gặp gánh bánh lọt mua xong hì hụp húp thiệt đã. Sau về nhà bị vợ truy vấn: Can cớ chi anh ăn bánh lọt lại rơm rớm nước mắt (Thiệt là không gì lọt qua mắt vợ ngay cả việc ăn bánh lọt). Sợ nàng hiểu lầm thêm rắc rối tôi buộc lòng khai thật.
Những năm chiến tranh ác liệt, do hoàn cảnh khắc nghiệt, gia đình tôi từ Tân Định, Bình Đại (tỉnh Bến Tre) tản cư qua Chợ Hoà Đồng, Gò Công (tỉnh Tiền Giang), mẹ tôi làm mướn (ai thuê mướn gì làm nấy); chị tôi sinh kế bằng nghề bán bánh lọt và tôi - thằng bé tòng ten một bên đầu gánh của chị. Có gia đình dư của ăn của để cám cảnh xin tôi làm con nuôi (cho nhẹ gánh!). Mẹ tôi thì bằng lòng (Bỏ nó vào nơi sung sướng cho đỡ khổ!). Chị tôi thì nhất quyết không chịu: Tui còn làm nổi! Tui nuôi em tôi nổi! Tui không cho ai hết!
Sau ngày hoà bình (1975) mẹ, chị và tôi về lại chợ Hoà Bình thăm chốn cũ. Phải nói là gia đình chủ tiệm xin tôi ngày trước rất tử tế, vẫn xem và gọi tôi là con, còn làm tiệc mừng đoàn viên, xong lưu luyến chia tay rất cảm động. Về nhà tôi có viết tặng chị tôi mấy câu thơ:
Nếu xưa chị cho em đi 
Giờ thì em đã tông chi nhà người 
Em như chiếc lá sắp rơi 
May không lạc cội nôi đời vẫn xanh...

Nhắc nhớ, có một lần tham dự hội nghị  "Những người viết văn trẻ ở Hội An (Quảng Nam - Đà Nẵng), tôi cùng nàng say đắm bên trăng, bên biển Cửa Đại, mắc mớ gì chợt nhớ Cửa Đại sông (Cửa Đại là một trong chín nhánh sông Cửu Long), nhớ chị ta xưa, rồi toàn ý toàn tâm nhỏ to tâm sự rặt chuyện bánh lọt, quên cả hôn nàng, khiến nàng hờn giận nghỉ chơi, sống nhăn như gạo chưa ngâm nói chi thành bột thành bánh.
Có người bạn tên Sơn, mỗi lần gặp lại trách: - Chẳng ai như anh Hoàng, yêu không tới bến, dở dở dang dang, tội nghiệp V.A,... Hoàng chỉ còn nước cười trừ, tự ngẫm mình sống nhăn sống nhít.

Với đà đô thị hoá hiện nay những gánh hàng rong sẽ đi vào quá vãng, chắc có lắm người như tôi:  "Buồn ơi! Ta chào mi ". Có thể bánh lọt sẽ lọt tuốt vô... giấy. Song, với tôi và những ai từng gắn bó kỷ niệm với kiểu yêu sống nhăn - thì bánh lọt lọt buốt vô... tim.

Thần Thành hoàng

Bùi Thụy Đào Nguyên

Thành hoàng (chữ Hán: 城隍)  là vị thần được tôn thờ chính trong đình làng Việt Nam. Vị thần này dù có hay không có họ tên & lai lịch, dù xuất thân bất kỳ từ tầng lớp nào, thì cũng là chủ tể trên cõi thiêng của làng & đều mang tính chất chung là hộ quốc tỳ dân (hộ nước giúp dân) ở ngay địa phương đó.
Tên gọi
Thành hoàng xuất phát từ chữ Hán: Thành là cái thành, hoàng là cái hào bao quanh cái thành; và khi ghép chung lại thành một từ dùng để chỉ vị thần coi giữ, bảo trợ cho cái thành. Nhà văn Sơn Nam cho biết thêm: Ông thần ở đình làng gọi là thần Thành hoàng, cai quản khu vực trong khung thành. Thoạt tiên là thần ngự trị nơi thị tứ, sau áp dụng (cả) nơi thôn xóm, (vì) vẫn có điếm canh bố trí bao quanh...
Cũng theo Sơn Nam, thần Thành hoàng, theo thông lệ, thờ thần đàn ông, vì khí Dương đem sức mạnh cho muôn loài, muôn vật. Và gọi ông Thần hoàng là sai nghĩa, vì cái tên này chỉ là thứ nghi lễ đốt tờ giấy vàng, tức bản sao sắc phong do nhà vua tặng cho cha mẹ, ông bà đã qua đời của quan chức cao cấp thời phong kiến; và tục này ở trong Nam Bộ không có.
Bởi vậy, khi trích lại đoạn viết về tục "thờ thần" ở trong sách "Việt Nam phong tục" của Phan Kế Bính, nhà văn Sơn Nam trong sách "Thuần phong mỹ tục Việt Nam" đã sửa từ "Thần hoàng" ra "Thành hoàng" cốt để người đọc không còn lầm lẫn giữa hai thứ. Tuy nhiên, xét trong sách Việt Nam phong tục, lễ Thần hoàng được xếp vào mục Phong tục trong gia tộc; còn việc thờ phụng Thần hoàng được xếp vào mục Phong tục hương đảng, thì rõ là tác giả sách đã chỉ ra đó là hai thứ khác nhau.
Điểm đáng chú ý khác nữa, vì là vùng đất mới, nên ở Nam Bộ nhiều đình làng, thần chỉ có tên là Bổn cảnh Thành hoàng hay Thành hoàng Bổn cảnh (神隍本境). Theo sách "Minh Mạng chính yếu", quyển thứ 12, năm Minh Mạng thứ 20 (1839), thì nhà vua đã chuẩn y lời tâu của Bộ Lễ xin hạ lệnh cho các địa phương lập thêm thần vị Bổn cảnh. Đây là chức vụ mới, lúc trước không phổ biến. Lê Phục Thiện, người dịch sách trên chú giải: Thành hoàng là vị thần coi một khu vực nào. Bổn cảnh là cõi đất nơi mình được thờ. Nhà văn Sơn Nam cho biết bởi đây là dạng viên chức được vua ủy quyền trừu tượng, trong rất nhiều trường hợp, không phải là con người lịch sử bằng xương bằng thịt. Do vậy, đa phần không có tượng mà chỉ thờ một chữ "thần" (神)  và thường cũng chỉ có mỹ hiệu chung chung là "Quảng hậu, chính trực, đôn ngưng" (tức rộng rãi, ngay thẳng, tích tụ).(1)

đình Phú Lễ Ba Tri - Bến Tre

Nguồn gốc
Sách "Việt Nam phong tục" chép: 
Xét về cái tục thờ Thần hoàng (hiểu là thần Thành hoàng) này từ trước đời Tam Quốc (Trung Quốc) trở về trước vẫn đã có, nhưng ngày xưa thì nhà vua nhân có việc cầu đảo gì mới thiết đàn cúng tế mà thôi. Đến đời nhà Đường, Lý Đức Dụ làm tướng, mới bắt đầu lập miếu Thần hoàng ở Thành Đô; kế đến nhà Tống, nhà Minh, thiên hạ đâu đâu cũng có lập miếu thờ. 
Nước ta thuở bấy giờ đang lúc nội thuộc, tục Tàu truyền sang đến bên này, kế đến Đinh, Lê thì việc thờ quỷ thần đã thịnh hành rồi. 
Nhưng cứ xét cái chủ ý lúc trước, thì mỗi phương có danh sơn (ngọn núi có tiếng), đại xuyên (sông lớn); triều đình lập miếu thờ thần sơn xuyên (núi sông) ấy để làm chủ tể (người đứng đầu) cho việc ấm tí một phương thôi. Kế sau, triều đình tinh biểu (làm cho thấy rõ công trạng, tiết tháo) những bậc trung thần nghĩa sĩ và những người có công lao với nước, thì cũng lập đền cho dân xã ở gần đấu thờ đấy. Từ đó dân gian lần lần bắt chước nhau, chỗ nào cũng phải thờ một vị để làm chủ tể trong làng mình...Dân ta tin rằng: Đất có Thổ công, sông có Hà bá; cảnh thổ nào phải có Thần hoàng ấy; vậy phải thờ phụng để thần ủng hộ cho dân, vì thế mỗi ngày việc thờ thần một thịnh...

Còn ở trong văn học Việt, theo các nhà nghiên cứu, thì việc thờ Thần hoàng được đề cập lần đầu tiên ở bài Chuyện thần Tô Lịch trong sách Việt điện u linh (2). Sách này chép: 
Thời Đường Mục Tông, niên hiệu Trường Khánh thứ 2 (năm 822) tên Đô hộ Lý Nguyên Hỷ (hoặc Gia) thấy ngoài cửa bắc thành Long Biên có một dòng nước chảy ngược mà địa thế khả quan, mới tìm khắp, chọn một nơi cao ráo tốt, để có dời phủ lỵ đến đó...Nhân dịp ấy, y mới giết trâu đặt rượu, mời khắp các vị kỳ lão hương thôn đến dùng và thuật rõ là muốn tâu vua Tàu xin phụng Vương (ý nói đến thần sông Tô Lịch) làm Thành Hoàng. Trên dưới đều đồng lòng...Đến khi Cao Biền đắp thành Đại La, nghe đủ sự linh dị, thì lập tức sắm lễ điện tế, dâng cho hiệu là Đô Phủ Thành Hoàng Thần Quân. Đời Lý Thái Tổ lúc dời đô, thường mộng thấy một cụ đầu bạc, phảng phất trước bệ rồng...(Sau khi hỏi rõ lai lịch) nhà vua liền khiến quan Thái Chúc (chức quan lo việc cầu đảo phúc lành) đưa rượu chè đến tế, phong làm Quốc Đô Thăng Long Thành Hoàng Đại Vương. Dân cư (đến) cầu đảo hay thề nguyền điều chi, thì lập tức họa phúc linh ứng ngay...

Các thứ hạng
Cũng theo sách Việt Nam phong tục, thì mỗi làng phụng sự một vị Thần hoàng; có làng thờ hai ba vị, có làng thờ năm bảy vị, gọi chung là Phúc Thần. 
Phúc Thần có ba hạng:

*Thượng đẳng thần là những thần danh sơn Đại xuyên, và các bậc thiên thần như Đông thiên vương(3), Sóc thiên vương, Sử đồng tử[4], Liễu Hạnh công chúa...Các vị ấy có sự tích linh dị, mà không rõ tung tích ẩn hiện thế nào, cho nên gọi là Thiên thần. Thứ nữa là các vị nhân thần như: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo...Các vị này khi sanh tiền có đại công lao với dân với nước; lúc mất đi, hoặc bởi nhà vua tinh biểu công trạng mà lập đền thờ hoặc bởi lòng dân nhớ công đức mà thờ. Các bực ấy đều có sự tích công trạng hiển hách và họ tên rõ ràng, lịch triều có mỹ tự bao phong làm Thượng đẳng thần.
*Trung đẳng thần là những vị thần ân làng thờ đã lâu, có họ tên mà không rõ công trạng; hoặc là có quan tước mà không rõ họ tên, hoặc là những thần có chút linh vị, tới khi nhà vua sai tinh kỳ đảo võ, cũng có ứng nghiệm thì triều đình cũng liệt vào tự điển, mà phong làm Trung đẳng thần.
*Hạ đẳng thần do dân xã thờ phụng, mà không rõ sự tích ra làm sao, nhưng cũng thuộc về bực chính thần, thì triều đình cũng theo lòng dân mà phong cho làm Hạ đẳng thần.
Ngoài ba bực thần ấy, còn nhiều nơi thờ bậy bạ, như: thần bán lợn, thần trẻ con, thần ăn xin, thần chết nghẹn, thần tà dâm, thần rắn, thần rết...Các hạng ấy gọi là tà thần, yêu thần, đê tiện thần vì dân tin bậy mà thờ chớ không được vào tự điển, không có phong tặng gì...
Riêng ở đồng bằng sông Cửu Long, theo Sơn Nam thì các hạng tà thần tuyệt nhiên không có, họa chăng chỉ là vài am miếu dựng lên nơi có người chết oan ức vì tai nạn xe cộ, đắm thuyền, hùm tha sấu bắt; cúng sơ sài, không tế lễ.
Nơi thờ phụng
Theo nhà học giả Nguyễn Văn Tố, thì khởi đầu đình chỉ là cơ ngơi để dân làng hội họp, là nơi dành để treo những sắc lịnh và huấn dụ của nhà vua... 
Để thờ phụng Thần hoàng, nhiều làng lập miếu thờ. Rồi theo lệ ngày sóc (mùng 1) và ngày vọng (ngày rằm) dân làng đến miếu để làm lễ Vấn (theo nghĩa kính viếng). Miếu này còn gọi là "nghè", nơi gìn giữ sắc thần. Ngày tế lễ, dân làng rước sắc thần từ miếu đến đình để cử hành việc tế lễ, sau đó đưa trở về miếu. 
Để đơn giản hóa, sau nhiều làng chỉ xây một cái đình lớn, phía ngoài làm nơi hội họp (đình), phía trong là miếu...

Vai trò & ý nghĩa
Như trên đã nói, thần Thành hoàng dù có hay không có họ tên, lai lịch; và dù xuất thân bất kỳ từ tầng lớp nào, thì cũng là chủ tể trên cõi thiêng của làng & đều mang tính chất chung là hộ quốc tỳ dân (hộ nước giúp dân) ở ngay địa phương đó. Vai trò trên của thần còn có ý nghĩa hơn nữa, nhất là đối với những cư dân từ miền ngoài vào khai khẩn vùng đất hoang Nam Bộ, vì lẽ họ đã gặp không ít khó khăn do thiên tai địch họa, do thú dữ hoành hành...Điều đó có nghĩa, thần Thành hoàng đã trở thành một biểu tượng tâm linh; bởi theo họ, chỉ có thần mới có thể giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt; giúp cho cuộc sống của họ ngày một thêm ổn định, thịnh vượng. 
Hiểu được nhu cầu tâm linh của người dân, cộng thêm ý muốn tạo lập một thiết chế văn hóa - tín ngưỡng chính thống của vương triều, để nhằm xóa bỏ dần tầm ảnh hưởng của các triều đại trước; nên dưới thời các vua đầu nhà Nguyễn, cứ ba năm xét ban sắc phong thần một lần. Chỉ riêng năm 1852, có lẽ đoán trước thời nguy khổn của đất nước trước thực dân Pháp, cho nên vua Tự Đức đã sai cấp đồng loạt 13.069 sắc phong cho cả nước (nhiều nhất là ở Nam Bộ), cùng với việc "Quốc điển hóa" sự thờ phụng; cũng chính là để nhanh chóng đạt được mục đích trên. 
 

Bùi Thụy Đào Nguyên, soạn.

Chú thích

1.Thần Thành hoàng ở các tỉnh phía Nam, đa phần không có tượng thờ, trừ một vài đình như Đình Tân Lân ở Biên Hòa có tượng Đô đốc Trần Thượng Xuyên, Đình Châu Phú ở Châu Đốc có tượng Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh... 
2. Nhiều nhà nghiên cứu văn học cho rằng tác giả của Việt điện u linh là Lý Tế Xuyên, người đời nhà Trần. Ông soạn sách này vào năm 1329 
3. Đông Thiên vương là Trì quốc thiên (???, sa. dh?tara???ra) có thân trắng, tay cầm đàn, tiếng đàn sẽ làm tâm thức con người trở nên thanh tịnh. 
4. Chưa tra được. Không biết Phan Kế Bính có phải muốn nói đến Chử Đồng Tử hay không.

Tài liệu tham khảo
*Sơn Nam, Đình miếu & lễ hội dân gian, Nxb TP. HCM, 1992. 
*Sơn Nam, Thuần phong mỹ tục Việt Nam, Nxb Trẻ, 2005. 
*Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Nxb TP. HCM in lại năm 1990. 
*Kiến thức phục vụ thuyết minh du lịch (giáo trình cho ngành du lịch, sách do nhiều người soạn), Nxb TP. HCM, 1995. 
*Nguyễn Đăng Duy, Văn hóa tâm linh Nam Bộ, Nxb Hà Nội, 1997. 
*Sổ tay Hành hương đất phương Nam, Huỳnh Ngọc Trảng chủ biên, Nxb TP. HCM, 2002. 
*Võ Thành Phương, Thờ Thần Hoàng - biểu tượng tâm linh của nông dân An Giang, tạp chí Thất Sơn số 57, 2000. 
*Lý Tế Xuyên, Việt điện u linh, Ngọc Hồ dịch, Nxb Cửu Long, 1992.


Nguồn: http://chimviet.free.fr

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

THÔNG ĐIỆP ĐẦU NĂM CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA



DHARAMSHALA: His Holiness the Dalai Lama extended New Year greetings to foreigners attending his teachings at Sera Jey Monastery in Bylakuppe, Karnataka, India, on 1 January 2014.
“I would like to express my greetings and Happy New Year.
Actually, whether the coming year becomes happy year or miserable year, depends on us.
On the first day of the New Year, we should be more determined to be more sincere and
compassionate human being. And try to create inner peace first within us and then share with other people to build a happy year,” His Holiness the Dalai Lama said in the message.


Dharamsala: Đức Đạt Lai Lạt Ma chuyển lời chúc mừng năm mới đến những người nước ngoài tham gia buổi thuyết giảng của ngài tại Tu viện Sera Jey ở Bylakuppe, thuộc Karnataka, Ấn Độ, ngày 1 tháng Giêng năm 2014.
"Tôi xin gửi lời chào mừng của tôi và Chúc Mừng Năm Mới.
Trên thực tế, cho dù năm tới sẽ trở thành năm hạnh phúc hay năm đau khổ, tùy thuộc vào chúng ta.
Vào ngày đầu tiên của năm mới, chúng ta nên quyết tâm hơn để trở thành một con người chân thành hơn và từ bi hơn. Và hãy cố gắng tạo ra sự an lạc nội tâm trước hết cho chúng ta và sau đó chia sẻ với những người khác để xây dựng một năm hạnh phúc ", Đức Đạt Lai Lạt Ma nói trong thông điệp.

(Bachhac)

Thương Nhớ Ngày Xưa

Hoàng Yến Anh


Từ một bức hình cũ chụp đã cách đây mười mấy năm, tự nhiên mấy đứa lôi ra bình luận, đủ các chủ đề, nào là: „Ôi, tên kia sắp cưới rồi à?“, „Nhìn nụ cười hồi còn độc thân của chúng nó tràn đầy sức sống“, „Hôm trước lục lại đống đồ, tìm lại được một đống thư của mọi người. Ôi cái thời lãng mạn ngày hôm qua…“ rồi cuối cùng một đứa đã dũng cảm thú nhận: Thương nhớ những ngày xưa.
Ừ, cái ngày xưa ấy bây giờ biết tìm đâu? Tìm trong những lá thư tay còn giữ lại, những tấm thiệp với những lời chúc lúc dịu dàng, tử tế, lúc chỉ đơn giản là: „Ê, tên kia, mi là đồ đáng ghét“. Có lẽ, trong kí ức và trái tim mỗi đứa, những ngày tháng ngọt ngào ấy vẫn mãi còn nguyên, cho dù chẳng đứa nào dũng cảm thổ lộ (lũ con trai tất nhiên lại càng không). Còn mấy đứa con gái, hết lo chuyện cưới hỏi, tiền nong, con cái, sữa bỉm..thì cũng chẳng còn ai có thời gian mà hoài niệm về kí ức. Mà nếu có, thì cũng chỉ giữ trong lòng. Duy chỉ có mình, muôn đời như bạn bè vẫn nói: „Sống ở trên mây!“ là vẫn thương, vẫn nhớ, vẫn da diết đến cồn cào những năm tháng ngày xưa, dù mình không may mắn được trải qua năm tháng cuối cùng của thời học trò, không được biết kì thi tốt nghiệp cấp III nó như thế nào, càng không bao giờ biết cái cảm giác đỗ vào Đại học nó ra sao. Trong những bức hình năm cuối cấp khi nhóm bạn tụ tập, chơi bài, liên hoan, hát hò…chẳng bao giờ có mặt mình cả. Nhưng mình biết, những ngày tháng đó, mỗi dịp tụ tập cùng nhau, chúng nó vẫn nhắc đến mình và vẫn ước: „Giá mà có con nhóc kia ở đây“. Nhưng „con nhóc“ đó đã đi quá xa rồi, khoảng cách là bầu trời, là thương nhớ, khát khao…
 Nhiều năm qua đi với những bước đi không mệt mỏi,  nhưng khi dừng lại và ngoái đầu về phía sau, mình vẫn thấy mình của nhiều năm về trước: Ngô nghê, dại khờ nhưng lúc nào cũng tràn đầy nhiệt huyết. Có lẽ ngày gặp lại bây giờ, chúng nó vẫn sẽ nói mình như thế. Cuộc sống xứ trời âu đã 12 năm qua không làm mình thay đổi về „bản chất“, vẫn giữ những nguyên tắc bất di bất dịch, vẫn bướng bỉnh, vẫn dễ xúc động và vẫn nhiều nước mắt như ngày nào…Nhưng lũ bạn ngày đó bây giờ ra sao? Nhớ hồi hè 2008 về Việt Nam, gặp lại chúng sau 7 năm xa cách, ăn với nhau được hai bữa cơm rồi sau đó mỗi người lại cuốn theo những bước đi của mình, chẳng có một lần ngồi cùng nhau ôn lại những tháng năm học trò như bao năm đã hứa. Liệu lần này có khác hơn không? Hay vẫn chỉ lại là lướt qua nhau một vài lần và nhớ thương để đó? Mình cũng không biết nữa…
 Đến tận bây giờ, trong tâm vẫn luôn có một nguyện ước, nếu như được chọn một khoảng thời gian để quay trở lại, thì có lẽ mình vẫn sẽ chọn tuổi 15 ngày ấy của mình bên những con người và những người bạn đầy yêu thương thuở ấy. Sẽ lại cùng D đi dọc „con đường mưa“ thơm mùi hoa sữa và dựa vào vai anh trong một khoảnh khắc nào đó và tỉ tê đủ mọi điều. Sẽ lại cùng N, cùng T ôn lại những ngày học nhóm mà học thì ít, nói chuyện thì nhiều (chung qui cũng là lỗi của mình là thích nói chuyện, lỗi của các chàng là thích hóng). Đêm nào bố mẹ đi Hà Nội công tác, mấy đứa lại kéo chăn xuống phòng bố mẹ ngủ đến nỗi sập cả giường. Không biết bây giờ chúng còn nhớ? Hay những buổi chiều đi học thêm  lớp này lớp nọ, vui ơi là vui và dĩ nhiên, còn cả tỉ tỉ chuyện mà mình đã lưu lại trong cuốn Nhật Kí Lớp hôm nào. Vẫn giữ nó như báu vật, như là giữ những lá thư ngày xưa của bạn bè viết. Thời đó còn đi học, ít tiền, cả nhóm viết thư cho mình, mỗi đứa chỉ được viết ¼ trang A4, chúng còn tiết kiệm đến mức viết lên cả bên trong phía phong bì, khi gửi thư sang cho mình thì đề ở ngoài: „Cậu ơi, nhớ bóc thư cẩn thận nhé!“. Vẫn nhớ như in lá thư của Tr viết sang đòi nợ: „Ê, còn nợ tao 35 nghìn trước khi đi mà không trả đấy, khi nào về trả tao 35 nghìn US Dollar nhé“, thư của Th (con trai mà viết thư hay ghê) toàn kể chuyện nghịch ngợm ở lớp cho mình nghe, lần nào đọc xong cũng cười thắt ruột, thư của Q với những lời trách hờn dịu nhẹ và của NA với bài thơ „ăn trộm“ từ  trong cặp D rồi gửi sang cho mình kèm theo lời nhắn: „Chị đọc đi, thương như thế còn chưa đủ hay sao?“. Sau này thỉnh thoảng khi thu sang, mình vẫn hay nhẩm đi nhẩm lại bài thơ cũ mà D viết năm nào (và nếu như NA không gửi sang cho mình, chắc nó đã nằm trong đống rác từ đời nào): „Tôi có một tuổi thơ/ Long lanh trên ngọn cỏ/ Tôi có một cánh cò/ Êm ả lời mẹ ru/ Tôi có một mùa thu/ Không bao giờ trở lại/ Và một người con gái/ Tôi đợi hoài trong mơ“.
 Bao nhiêu năm đã trôi qua, trong kí ức bạn bè có lẽ mình vẫn tồn tại. Nhưng thời gian, khoảng cách, bộn bề công việc và trăm nhìn những lý do không tên khác đã đẩy cuộc sống của mình và họ ra xa nhau. Không ai đổ lỗi cho nhau và dường như tất cả đều chấp nhận điều đó. Vẫn dõi theo Facebook nhau nhưng hầu như chẳng bao giờ để lại những lời nhắn. Nhưng mình biết, các bạn của mình vẫn hạnh phúc, và với mình thế là đủ. Đôi khi vẫn tự hỏi tại sao lại như thế, nhưng không tìm thấy câu trả lời. Tuổi 15 ngọt ngào và trong trẻo như những giọt mưa xuân và nó vẫn ở lại trong kí ức mình như thế, dẫu cho thời gian đã trôi qua lâu lắm rồi, dẫu cho cuộc sống của mỗi người bây giờ mỗi ngả và chẳng còn ai còn đủ thời gian để hoài niệm. Sống với kí ức không hẳn làm cho con người ta hạnh phúc nếu như họ không biết cân bằng với hiện tại. Vậy nên, chỉ có mình – đứa con gái tự tin luôn nghĩ rằng „quá khứ là bầu trời để nhớ chứ không phải là bầu trời để sống“ vẫn đôi lúc cho phép mình „lôi ngược thời gian“ tìm về với miền kí ức thẳm sâu. Không phải là để khóc, mà là để mỉm cười…Cảm ơn bạn, cảm ơn những con người đã cùng một thời sát cánh cùng mình.

http://bloghoangyenanh.com

ĐƯỢC VÀ MẤT

L.K.THUÝ 




Kính tặng Má 

Ba thế hệ tiếp nối nhau dưới một mái nhà. Nắng hun hút nóng, mưa dội tứ giăng... Bữa cơm không đủ chỗ ngồi, giấc ngủ nằm co chen chúc. Nhà tuy ổ chuột, nhưng hạnh phúc là ổ voi!
Rồi xây lại nhà. Dành riêng cho má một phòng, nhưng má vẫn thường di trú theo lũ con. Hỏi, má cười: "Ngủ với bây quen rồi ..."
Bao lần về thăm, thường thấy má một mình, khi với mấy tờ báo cũ, lúc lặng lẽ trước mâm cơm. Hỏi, má buồn: "Tụi nó trong phòng. Con ăn với má cho vui!" . 



Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Học sinh thời @



Khoảnh khắc tuyệt vời
Chú bé chạy vào tiệm tạp hóa ở góc đường:
“Mau lên! Gấp lắm!”
“Có chuyện gì thế?” Ông chủ vội vàng hỏi.
“Bố cháu cắt nhánh cây bị cây móc vào thắt lưng đang lơ lửng trên cao.”
“Chà! Vậy cháu muốn tìm cái thang hở?”
“Không ạ! Cháu muốn mua cuộn phim. Lắp vào máy chụp hình cho cháu mau lên!”

Ai lấy?
Anh chồng nọc mấy đứa con ra khảo:
- Đứa nào lấy tiền trong túi của bố?
Cô vợ nóng ruột đến can và nói đùa:
- Sao anh không nghĩ là em lấy?
- Mất như thế, chắc chắn không phải là em lấy!
- Tại sao?
- Bởi vì vẫn còn lại một ít.

Học sinh thời @
Cô giáo đang đọc truyện “Ba chú heo con” cho các bé nghe đến đoạn một chú heo gặp bác nông dân và xin rơm:
- Bác ơi, cho cháu xin ít rơm nhé!
Cô giáo ngừng lại hỏi:
- Các con có biết bác nông dân nói gì không?
Tèo giơ tay:
- Thưa cô, bác ấy bảo: “Trời ơi! Một con heo biết nói!”.




NGÀY GIÓ THÌ THẦM

Hoa Cỏ May*

Sáng nay em dậy sớm hơn mọi ngày dù hôm qua đi làm về rất muộn. Cầm tách cafe ra trước hiên nhà ngồi sưởi nắng, không ngờ giữa tháng một rồi mà thời tiết ấm áp quá. Khóm hoa trước sân nhà cũng đã bắt đầu hé nụ, hình như mùa xuân yêu thương đã lại trở về. Không biết năm nay nước Đức có còn phải đón mùa đông muộn nữa không, mong là những ngày an yên như thế này sẽ lại tiếp tục.

Dạo này em đang ôn thi nên lúc nào cũng thấy mình bận rộn, vậy mà chẳng hiểu sao nhiều lúc vẫn có thể ngồi hàng tiếng đồng hồ để nhìn lá rụng hay quan sát mấy con cá đang bơi trong hồ. Lâu rồi em không viết email dài cho người thân, bạn bè. Nhiều khi em không biết phải chia sẻ cảm xúc thế nào. Em sợ người khác sẽ nghĩ em yếu đuối. Em cũng ít viết note hơn, ít chia sẻ với bạn bè hơn, nhiều khi em sợ họ sẽ cười trước những suy nghĩ có phần lập dị của em. Có lẽ trong mắt họ, thế giới với em vẫn còn hồng quá. Nhưng nó có hồng hay không thì chỉ mình em biết, có lẽ cái cách em nhìn cuộc đời an nhiên quá, thành ra ai cũng nghĩ em sướng. Mà có khi em sướng thật, dù sao thì cũng còn biết cảm nhận bình yên trong cuộc sống và trong cuộc đời này. Em biết những khoảnh khắc này một lúc nào đó rồi nó sẽ đi, khi cuộc sống đổi thay, mình phải học cách dung hòa, vậy thì, ngày nào còn sống an nhiên được như thế này thì có lẽ, cứ sống thôi, có phải vậy không?

Mới đó mà cũng đã hơn nửa năm kể từ ngày em về Việt Nam và quay trở lại bên này, em ít nhớ lại quãng thời gian ở Việt Nam, ít nhớ về những kỉ niệm đã có. Không phải vì em cố tình quên, có lẽ mọi điều chưa đủ "mặn". Những ngày ở quê hương thật ấm áp, nhưng buồn thay, vẫn luôn có những điều vô hình làm làm em không hạnh phúc. Có lẽ thế giới của em chỉ là đâu đó trong một thị trấn nhỏ ở miền quê yên ả bên này, với thiên nhiên, hoa lá, vài người bạn. Em không thuộc về một thế giới xô bồ, náo nhiệt ở chốn quê hương nên ngay cả khi đứng trên mảnh đất quê mình, em vẫn thấy thật xa. Dĩ nhiên, em không chia sẻ cảm xúc này với ai, nhưng em không thể giấu được trái tim mình.

Bây giờ đã là những ngày gần giữa tháng 1, còn ba tháng nữa thôi rồi em sẽ tốt nghiệp, có lẽ lần này chấm dứt hẳn sự nghiệp học hành. Một cánh cửa khác lại mở ra, chẳng biết chân trời phía trước sẽ là gì, nhưng em bình an đón nhận nó. Tất cả mọi điều đã, đang và sẽ xảy ra, em luôn tin đã có bàn tay của số phận. Tất cả những gì em có thể làm bây giờ là sống tốt, thật tốt thôi. Điều gì đến, sẽ đến thôi mà, phải vậy không?

2013 sóng gió với biết bao nỗi buồn đã nằm lại phía sau, em  mong 2014 sẽ mang đến cho mình và cho mọi người nhiều an yên hơn, em mong mình sẽ tiếp tục dành cho bản thân nhiều những khoảng lặng nhiều hơn, để tự chăm sóc mình, để giữ cái đáng quý nhất cuộc đời lúc này: Sức khỏe!

Theo lịch của người phương Tây thì năm mới đã qua rồi, nhưng theo lịch của người "phương ta" thì những ngày cuối của năm cũ đang nhích lại rất gần. Quê hương hẳn đang nhộn nhịp trước những ngày giáp Tết, thời tiết chắc cũng ấm áp hơn bên này. Em không biết khi nào mình mới sẽ quay trở lại chốn đó, nhưng vẫn nhớ một vài khoảnh khắc, dù chỉ là rất nhỏ: Những con đường không đi hết những ngày mưa...
Ngày gió thì thầm 12.01.2014 
PS: * Bút danh của hơn 10 năm về trước, nay lấy ra dùng lại..

http://bloghoangyenanh.com/

ẤM TÌNH


ĐẶNG QUANG TIẾN 



Ngày nào, ông già sửa giày cũng ngồi trên vỉa phố. Mùa này, trời lạnh căm. Chỉ một tấm áo mỏng che thân. Bạn tôi se lòng: Nhìn ông già lạnh, mình cũng lạnh . 
Tìm được chiếc áo len cũ, bạn tôi tặng ông. Ông mừng rối rít, cám ơn... 
Mấy ngày sau. Ông già ngồi đó vẫn run rẩy, co ro... Bạn tôi nghĩ: Có lẽ ông nghèo quá, nên bán áo ấm để mua gạo chăng? . 
Hỏi thăm ông, ông trả lời: Cô ơi, vợ tôi không có áo ấm, nên tôi đã nhường cho bà ấy mặc rồi! . 


Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Con nít rắc rối


Chấm dứt vòng bạo lực
Con trai nói với bố: “Bố ơi, khi bố còn nhỏ, ông có từng đánh bố không?”
- Đánh nhiều ấy chứ.
- Vậy, ông lúc nhỏ có bị bố của ông đánh không?
- Đương nhiên, cũng bị đánh nhiều rồi!
- Nếu như bố chịu hợp tác với con, chúng ta có thể ngừng ngay cái vòng luẩn quẩn hành vi bạo lực này, được không bố?
- !!!!!

Con nít rắc rối
Trong giờ giải lao ở rạp chiếu bóng, một người đàn ông vào toilet và nhìn thấy một thằng bé đứng khóc.

- Sao cháu khóc, ông ta hỏi.
- Cháu muốn đi tè, nhưng cái kia cao quá…
Ông nọ liền bế thằng bé lên độ cao cần thiết.
- Mẹ cháu vẫn tụt quần hộ cháu cơ – thằng bé nói giữa hai tiếng nức nở và ông nọ đành phải giúp thằng bé.
- Nhưng mẹ cháu còn hát một bài cho cháu cơ.
Ông nọ bèn khe khẽ hát: “Trăng tròn trăng sáng… Bé múa ngoan ngoan…”
Nghe vậy thằng bé thét lên: “Không phải bài ấy, bài ấy là để đi ị mà ...”

Người quay bánh xe

Nguyễn Tường Bách dịch    


Tại Tây Tạng, ‘mani’ hay bánh xe cầu nguyện là một loại bánh xe với vô số mật chú và văn tự bí ẩn, thường được quay xung quanh một trục, cùng chiều kim đồng hồ. Nhiều ‘mani’ nhỏ như đầu ngón tay út, có thứ to như cả một căn phòng. Từ xưa, người Tây Tạng thường đặt bánh xe này trong dòng nước chảy để bánh xe được quay mãi với thời gian, để công đức của lời cầu nguyện lan tràn trong xứ sở. Tương truyền rằng, ai quay bánh xe hay treo cờ cầu nguyện trong gió, người đó sẽ thực hiện được ước nguyện của mình. 
Tỉnh Kham tại Tây Tạng cũng được ví như miền Tây hoang dã của nước Mỹ ngày xưa. Dân miền Kham vốn là dân kị mã và chuyên nuôi ngựa. Chỉ cách đây khoảng trăm năm, Kham gồm có nhiều tiểu quốc biệt lập có quân đội riêng. Ở đây người dân phải thi hành nghĩa vụ quân sự, không có thanh niên nào được miễn.  
Ngày xưa, ở miền Đông tỉnh Kham có một ông lão, người ta gọi tên ông là ‘lão quay bánh xe’, vì tay ông suốt ngày quay bánh xe cầu nguyện. Bánh xe này mang mật chú đại bi, Án Ma Ni Bat Mê Hồng, và do ông lão tự đẽo lấy.Bà lão vợ ông đã chết từ lâu, sau một cuộc đời đáng quý trọng và đã tái sinh trong một cảnh trời. Từ ngày đó, ông lão sống trong một lều đá với đứa con trai duy nhất mà ông hết lòng thương yêu. Đứa con này có một con ngựa tuyệt vời, và nó yêu con vật này hơn mọi thứ trên đời.Một ngày kia, con ngựa bỗng biến đâu mất, không còn gặm cỏ trên thảo nguyên, tìm đâu cũng không thấy. Nhiều người tốt bụng cũng đi tìm ngựa giúp ông, cuối cùng không tìm ra, họ bắt đầu than van cho số phận hẩm hiu của ông. Còn ông lão lại bình thường như không. Tay ông quay bánh xe và niệm chú ‘Án Ma Ni Bat Mê Hồng’, như người Tây Tạng hay thầm đọc mật chú đại bi này của chư Phật thương xót loài hữu tình. Ông nói với người hàng xóm thường than thở thay ông: ‘Bạn thân mến, than thở làm gì... Bạn biết không, cái đến, cái đi đối với tôi, tôi đều thầm cảm tạ cả. Cứ đợi đi ta sẽ thấy’.
Chỉ vài ngày sau, con ngựa bỗng quay trở về như một phép lạ. Và cùng với nó có hai con ngựa hoang đẹp tuyệt. Ông lão và đứa con trai bắt đầu sắm sửa đai cương cho ngựa. Hàng xóm mừng rỡ đến vỗ vai chia vui. Ông lão lại quay bánh xe và nói: ‘tôi hết lòng cảm tạ sự may mắn này, nhưng ai biết đâu, đợi đấy. Ta sẽ thấy’.
Vài tuần sau, đứa con trai cưỡi ngựa hoang bị té gẫy chân. Hàng xóm mang đứa con về, than khóc cho sự rủi ro này, đứa con không làm việc được nữa. Ông lão ngồi im lặng thì thầm trước giường con, nhưng không hề than thở. ‘Cảm tạ đức Quan Thế Âm, dù sao con tôi cũng còn ở bên tôi. Hãy đợi xem’.
Không đầy một tuần trăng sau, lính tráng nhà vua đi lùng sục bắt thanh niên nhập ngũ để chiến đấu chống quốc vương láng giềng. Chỉ đứa con nằm liệt giường kia mới khỏi bị kêu đi. Hàng xóm vui mừng cho ông, vì ông là người duy nhất còn có con trai bên mình. Ông lão mỉm cười, đặt bàn tay nhăn nheo lên đốt chân gãy của đứa con, đưa mắt nhìn ba con ngựa đang gặm cỏ ngoài đồng. Ông lão hát bài kệ tặng con:
“Cuộc đời mãi quay nhanh,
Lên xuống như bánh xe nước.    
Thân này đã hiện hữu bao lần, quay tròn vô tận,
Thân này đã lấy hàng ngàn dạng hình khác nhau
Mỗi loại dạng hình lại huỷ hoại, lại hình thành
Như đất sét ướt thành hình trên bánh xe người thợ gốm
Cái thấp sẽ lên cao, cái cao lại xuống thấp,
Rồi một ngày, cứ đợi đi,
Cái tối tăm sẽ sáng tỏ; người lắm của
Sẽ mất gia sản; mọi hình thái sẽ thay đổi,
Trong trò nhảy múa vô tận của hai mặt nhị nguyên.
Con ơi nếu con là một đứa trẻ đặc biệt,
Người ta sẽ khám phá ra con thuộc một dòng tái sinh
Và cho con vào tu viện với các Lạt-ma.
Nếu con khôn ngoan và ăn nói trôi chảy
Người ta sẽ cho con làm việc văn phòng
Và cột mình sau cái bàn viết.
Mỗi con ngựa tặng con một đống việc phải làm,
Mỗi giàu sang chấm dứt bằng sự tranh chấp,
Ai biết được, ngày mai nghiệp nào sẽ ào tới.
Ngày hôm nay gieo gì, một kiếp nào nó sẽ chín,
Và sẽ gặt trọn vẹn, đó là điều chắc chắn.
Vì thế hãy tốt với mọi điều – vô tâm không phán đoán,
Không tham cầu điều ác xấu.
Tất cả, thêm hay bớt, được hay thua,
Đều chỉ là ảo ảnh.
Đừng hy vọng, cũng đừng sợ hãi, con ơi,
Đừng mong cầu, và vì thế cũng chẳng thất vọng.
Chấp nhận tất cả, nó đến hay nó đi,
Và sống thuận theo lưới trời lồng lộng.
Hãy thật giản dị, chẳng lo âu
Và sống thuận tính đang ở trong con,
Và yên nghỉ trong niềm vui của tự tính.
Con có thể bắn bầu trời bằng bao nhiêu mũi tên,
Bao nhiêu cũng được con à
Nhưng chúng sẽ rơi trở lại xuống đất tất cả. 

SƯ TỬ TUYẾT BỜM XANH (The Snow Lion’s turquoise mane, Surya Das)