Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

BÁC SĨ : “làm dâu trăm họ” dễ hay khó ?

 Bài viết của  BS Nguyễn xuân Bích Huyên

Khi đã vào ngành y ,chúng ta  phải đối mặt với bao nhiêu  ngọt bùi và cay đắng,  phải chấp nhận “làm dâu trăm họ” . . .
giải thích cho bệnh nhân
   1/ “làm dâu trăm họ”  không khó lắm!
Tôi tng có dịp làm việc với  một BS  người Úc  nhân dịp   bệnh viện chúng tôi xây  dựng  KHOA CẬN TỬ , chuyên để điều trị  cho những bệnh nhân mắc  bệnh nan y trong những  ngày cuối cùng của cuộc đời họ (sau này, BS Giám Đốc đã đổi tên lại là KHOA GIẢM ĐAU cho   nhẹ nhàng hơn ). Tôi đã hỏi vị bác sĩ này tại sao ông là một BS ngoại khoa nổi tiếng mà lại đổi sang phụ trách khoa cận tử vậy, ông ấy trả lời: “ Bên Úc BS ngoại khoa  không thiếu nhưng rất ít bác sĩ  chịu lo cho cac bệnh nhân có bệnh nan y như thế này.
Phong cách làm việc của BS David đã gây ấn tượng mạnh cho  tôi : Mỗi lần đến giường khám bệnh  ông đều  bắt tay bệnh nhân, sau đó ngồi xổm xuống đất và trò chuyện với bệnh nhân ( Ông rất to cao và  theo ông nếu ống đứng khám bệnh như bình thường thì   bệnh nhân sẽ  cảm thấy  . . . sợ ông và xa cách) .Đối với những bệnh nhân phải truyền morphine, ông đều  báo cho bệnh nhân  thời gian tác dụng của thuốc (để bệnh nhân đừng quá mong đi là truyền vào sẽ làm hết đau ngay) cũng như những tác dụng phụ của thuốc ( vì nếu bệnh nhân biết trước ,  sẽ không lo lắng). Ông đi  khám bệnh rồi vòng trở lại hỏi  thăm các bệnh nhân đó đã  bớt đau chưa, thì bệnh nhân nào cũng cười và nói: “ BS Huyên ơi, ông BS này hay quá, nói đâu trúng đó, đúng 15 phút là tôi bớt đau , tôi hơi buồn ói nhưng không sao ông ấy có báo trước rồi mà!” Hôm đó về nhà tôi cứ băn khoăn mãi: từ trước đến giờ  khi bệnh nhân hen phế quản  lên cơn khó thở, tôi thường cho y lệnh cho mấy em điều dưỡng  phun khí dung, chích thuốc dãn phế quản …  nhưng  tôi lại quên giải thích cho bệnh nhân là sau bao nhiêu lâu họ sẽ bớt khó thở , họ có thể cảm thấy tim đập nhanh hơn bình thường, vọp bẻ v . v . . Từ sau ngày gập bác sĩ David,  tôi quyết tâm làm theo phong cách mới thì thấy rõ ràng bệnh nhân an tâm hơn nhiều. và họ cũng tin tưởng tôi hơn.  Giải thích cho bệnh nhân như vậy  chỉ mất thêm một chút  thời gian  mà đổi lại được sự an tâm của bệnh nhân , vậy là “lời” lắm rồi (xem thêm . .)!

            Một vị giám đốc của bệnh viện tôi có  ra một quyết định:  tất cả các BS ngoại khoa, sau khi mổ cho bệnh nhân, phải  đi theo bệnh nhân sang phòng hồi sức và sau đó,  phải  theo dõi sát bệnh nhân ít nhất trong 24 tiếng đầu  (biểu hiện bằng bút tích trong hồ sơ !) và  tốt nhất là cho đến khi bệnh nhân xuất viện. Để BS có đủ thì giờ  theo được bệnh nhân như vy, mỗi BS chỉ được mổ tối đa 2 ca một ngà . . . Quyết định này  gặp phải nhiều ý kiến phản bác nhưng,  bác sĩ giám đốc nói: “  Không phải tôi làm khó gì các BS mà tối làm như vậy là để tăng thêm uy tín cho các vị. Có gì hạnh phúc hơn cho bệnh nhân khi vừa tỉnh lại thấy BS của mình ở ngay bên cạnh và như vậy, họ sẽ biết ơn BS suốt đời !” Bản thân tôi rất đồng tình với quyết định này vì  có một số phẫu thuật viên  chỉ biết  . . . mổ thôi, chứ không hề quan tâm đến quá trình hậu phẫu của bệnh nhân (mà quá trình này  rất quan trọng cho kết quả của phẫu thuật).
 Khoa tôi có một em điều dưỡng  phải mổ bướu cổ và em ấy rất lo lắng vì sau khi mổ đến lúc ra viện,  phẫu thuật viên không hề  thăm khám lại vết mổ. Em ấy nói với tôi; “ Bác Huyên ơi,  em là điều dưỡng của cùng bệnh viện mà BS còn đối xử với em như vậy, nếu là các bệnh nhân khác thì sao?” Không lẽ  phẫu thuật viên bận đến nỗi không có thì giờ thăm hỏi và theo dõi bệnh nhân của mình sau mổ sao? Có phải BS đó không cần biết thành  quả của cuộc mổ của mình và tương lai của bệnh nhân hay sao ?

            Khi  làm trưởng khoa, tôi có qui định các BS trong khoa, mỗi khi chuyển bệnh nhân đi các khoa khác, phải theo dõi tiếp, thăm lại bệnh nhân xem  chẩn đoán chuyển bệnh  của mình có đúng không, các đồng nghiệp tiếp tục điều trị bệnh nhân ra sao, để học hỏi kinh nghiệm và việc  đó thật sự đã làm cho các bệnh nhân cảm thấy rất vui vì họ nhận thấy BS luôn quan tâm đến họ, cho dù  họ  đã được chuyển đi khoa khác.  Thực hiện việc đó thật sự không  khó khăn gì cả, phải không các bạn đồng nghiệp thân mến của tôi?

    2/ Gặp khó khăn khi phải “làm dâu trăm họ”? chúng  ta không thể lúc nào cũng là “thánh” !

Trong thực tế  có nhiều lúc bệnh nhân quá đông, làm việc quá mệt mỏi và chúng  ta  không vui vẻ , nói năng không còn nhẹ nhàng, làm bệnh nhân tưởng lầm là các bác sĩ  không nhiệt tình với họ.
 Cũng có những trường hợp  gặp phải  người  nhà bệnh nhân rất  phách lối, ăn nói lỗ mãng chúng ta đôi khi không kềm được bực tức làm cho mối quan hệ với bệnh nhân có phần bị ảnh hưởng .
 Có những trường hợp thân nhân và bệnh nhân bị tác động xấu bởi các bài báo  viết nhng điu không hay về cán bộ y tế , nên tỏ ý xem thường  các BS và nhân viên y tế làm  chúng ta cũng rất dễ  nổi nóng.

quan tâm đến bệnh  nhân  như là quan tâm đến người thân của mình.

Các bạn thân mến,
Khi đã vào ngành y ,chúng ta  phải đối mặt với bao nhiêu  ngọt bùi và cay đắng,  phải chấp nhận “làm dâu trăm họ” nên  chúng ta  hãy cố hết sức  quan tâm đến bệnh  nhân  như là quan tâm đến người thân của mình. . . . (xem thêm . . .)
Nếu thực hiện được việc này, chúng ta  vừa  giúp cho bệnh nhân mau khỏi bệnh, vừa tránh được nhiều rắc rối vì như các bạn cũng thấy, hơn  80% các đơn kiện tụng bệnh viện đều phản ảnh tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên y tế.


mời đọc thêm LỜI NÓI CỦA BS VÀ TƯƠNG LAI NGƯỜI BỆNH
                         LỢI ÍCH CỦA CHŨ NHẪN TRONG VIỆC GIẢM STRESS 
                         SỐNG GIẢN ĐƠN HẠNH PHÚC HƠN 
                         TẠI SAO TÔI THÍCH SỐNG GIẢN ĐƠN 
                         SỐNG GIẢN ĐƠN LÀ KEO KIỆT? 

Không có nhận xét nào: