Bài viết của Nguyễn Thy Anh
“Một nơi không có sự chết, là nơi không có thật, không có trên hư không, không có trong biển cả, cũng không có cả trong núi rừng” ( lời dạy của Đức Phật)
Tại bệnh viện, trong các khoa bệnh nặng như khoa săn sóc đặc biệt, thường gập những tình huống khó xử. khó xử không phải vì khó chẩn đóan hay khó chữa, mà khó xử vì ta không biết có nên ngưng điều trị và cho bệnh nhân “chết sớm hơn” hay không.
Các bạn hãy xem tình huống sau đây:
một bệnh nhân 60 tuổi, bị xuất huyết não đã 2 năm, nay tái phát lần thứ 2, suy hô hấp do rối lọan trung khu hô hấp và phải thở máy đã 2 tuần , còn sống nhờ thuốc vận mạch nâng huyết áp. Để theo đuổi điều trị gia đình đã bán gần hết gia sản, nhà cửa, nay, người vợ và 4 con phải ở nhà trọ, ăn uống kham khỗ . . . mà bác sĩ thì không dự đóan được bao giờ bệnh nhân sẽ hồi phục nhưng chắc chắn nếu ngưng thuốc và ngưng thở máy, sẽ chết sau vài phút đến vài giờ. . .
Nếu là bác sĩ điều trị cho bệnh nhân này (và chẳng có vị cứu tinh nào xuất hiện quyên góp cho bệnh nhân), bạn nên làm gì?
1/ ngưng điều trị ngay vì tương lai của những người trong gia đình còn sống?
2/ cứ tiếp tục điều trị và để thân nhân phải tìm cách bảo đảm đóng viện phí, muốn ra sao thì ra?
Theo các bạn, trong 2 chọn lựa trên, chọn lựa nào phù hợp đạo lý hơn?
Các bạn hãy xem các câu trả lời của các học trò của tôi, các bác sĩ tương lai.
Tnqvuong sinh viên y khoa
Thưa Thầy, những trường hợp như vậy thật khó xử. Em nghĩ là mình cần phải dành ra thời gian để giải thích, chia sẻ với người nhà và tìm hiểu hoàn cảnh gia đình họ, rồi để cho người nhà tự bàn bạc và lựa chọn quyết định của mình .
Kim Kelly sinh viên y khoa
Em sẽ không chọn phương án nào trong hai phương án trên. Quả thật những ca bệnh như thế này thực tế không phải là hiếm, mà xử lí cho thõa đáng cũng thật khó khăn. Lựa chọn phương án 1 thì không được rồi vì bác sĩ không có quyền. Còn lựa chọn 2 cũng không được vì làm như vậy là quá nhẫn tâm với người nhà bệnh nhân….
Xuất huyết não có biến chứng suy hô hấp, phải thở máy là đã rất nặng, tiên lượng thường không kéo dài quá 21 ngày (cái này là em tham khảo 1 anh bác sĩ mà em quen cũng làm ở ICU).
Xuất huyết não có biến chứng suy hô hấp, phải thở máy là đã rất nặng, tiên lượng thường không kéo dài quá 21 ngày (cái này là em tham khảo 1 anh bác sĩ mà em quen cũng làm ở ICU).
Tuy nhiên trên tinh thần còn nước còn tát, chữa bệnh đến cùng, người thầy thuốc cần giải thích trao đổi cặn kẽ tình trạng nặng, tiên lượng của bệnh nhân và vấn đề viện phí cho người nhà bệnh nhân hiểu. Chính họ mới là người quyết định. Nếu họ muốn bệnh nhân tiếp tục được điều trị thì chúng ta tiếp tục điều trị, đây là vấn đề đạo đức và luật pháp. Nhưng phải ghi rõ trong bệnh án và yêu cầu người nhà bệnh nhân ký vào Đây không phải là chắc lép hay ép buộc gì nhưng để tránh thắc mắc không cần thiết của người nhà bệnh nhân và những rắc rối liên quan đến thanh toán viện phí sau này . Còn nếu họ không muốn tiếp tục điều trị thì chúng ta sẽ giải quyết cho ra viện. Em đã từng gặp những gia đình chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não sống đời sống thực vật hàng chục năm, để cho thấy rằng sinh mạng của con người quý giá biết bao đặc biệt là với gia đình người bệnh, chỉ cần người thân của họ còn sống thêm một giây một phút nào thì dù phải bán cả gia sản họ vẫn làm. Và có lẽ họ vẫn tin rằng dù rất mong manh nhưng có thể ở 1 nơi nào đó trên trái đất này “ những điều kì diệu vẫn còn tồn tại”
Rain March sinh viên y khoa
Nếu tôi là bs điều trị cho bệnh nhân này(trong trường hợp chẳng có vị cứu tinh nào xuất hiện quyên góp cho bệnh nhân),tôi ngưng điều trị ngay vì tương lai của những người trong gia đình còn sống.Trước tiên,giải thích rõ cho người nhà biết quyết định của mình,về việc theo đuổi điều trị sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của họ ra sao,bằng chứng là cuộc sống chật vật của họ trong thời gian gần đây,về vấn đề tài chính mà họ không thể đáp ứng nổi.Trên thực tế,có nhiều trường hợp tương tự xảy ra,như bệnh nhân trên đã sống đời sống thực vật,dù người nhà có hy vọng chờ đợi thì chồng,cha họ vẫn không thể trở lại cuộc sống dễ dàng,dù chỉ là được như hơn 2 tuần trước đây.
Nếu bệnh nhân còn có thể cảm nhận,họ sẽ đau,không chỉ vì những can thiệp của y khoa mà còn đau vì họ đã đẩy vợ con họ vào vòng luẩn quẩn của nợ nần.
Nếu ngày mai,vì túng quẫn người vợ hoặc ai đó trong gia đình họ bị tai biến mạch máu não,lại có thêm một bệnh nhân nữa bước vào đời sống thực vật nữa...
Ai có thể nói trước được?Mọi thứ chỉ có thể phát triển đến một mức độ nào đó thì ngừng lại,không có gì là mãi mãi.Và có những thứ phải kết thúc để những thứ mới bắt đầu.Kết thúc điều trị là để cho bệnh nhân kết thúc chuổi ngày đau đớn trong bệnh tật,để người nhà họ chấm dứt chuỗi ngày lăn lóc với nợ nần...đâu có gì là trái đạo lý.
Khi còn là sinh viên Y3, trong một buổi trình bệnh án về “suy thận mạn”, thầy tôi kể, có những bệnh nhân suy thận giai đọan cuối nhưng đến quá trễ, gia đình đã bán hết tài sản, vay mượn không biết bao nhiêu tiền của để theo đuổi điều trị, nhưng chẳng bao lâu sau bệnh nhân vẫn chết mà nợ nần thì chồng chất.
Tại bệnh viện, khi điều trị bệnh nặng, các thầy thuốc thường theo phương châm: "Còn nước còn tát", nhưng thực tế thì đôi khi đã “tát hết nước" rồi mà vẫn chẳng giải quyết được gì cả, thậm chí còn làm tình trang hiện tại của gia đình bệnh nhân càng tồi tệ thêm. Người bệnh vẫn phải chết mà người sống thì trở thành "con nợ”.
Các bạn thì sao? các bạn có muốn cho bệnh nhân “chết sớm hơn” không?
xem phần 2
xem phần 3
mời đọc thêm SỐNG GIẢN ĐƠN HẠNH PHÚC HƠN
TẠI SAO TÔI THÍCH SỐNG GIẢN ĐƠN
SỐNG GIẢN ĐƠN . HỎI&ĐÁP
xem phần 2
xem phần 3
mời đọc thêm SỐNG GIẢN ĐƠN HẠNH PHÚC HƠN
TẠI SAO TÔI THÍCH SỐNG GIẢN ĐƠN
SỐNG GIẢN ĐƠN . HỎI&ĐÁP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét