Bài viết của Nguyễn Thy Anh
"Death, the one appointment we all must keep, and for wich no time is set" (Charlie Chan)
Tại bệnh viện, trong các khoa bệnh nặng như khoa săn sóc đặc biệt, thường gập những tình huống khó xử. khó xử không phải vì khó chẩn đóan hay khó chữa, mà khó xử vì ta không biết có nên ngưng điều trị và cho bệnh nhân “chết sớm hơn” hay không.
Các bạn hãy xem tình huống sau đây:
một bệnh nhân 60 tuổi, bị xuất huyết não đã 2 năm, nay tái phát lần thứ 2, suy hô hấp do rối lọan trung khu hô hấp và phải thở máy đã 2 tuần , còn sống nhờ thuốc vận mạch nâng huyết áp. Để theo đuổi điều trị gia đình đã bán gần hết gia sản, nhà cửa, nay, người vợ và 4 con phải ở nhà trọ, ăn uống kham khỗ . . . mà bác sĩ thì không dự đóan được bao giờ bệnh nhân sẽ hồi phục nhưng chắc chắn nếu ngưng thuốc và ngưng thở máy, sẽ chết sau vài phút đến vài giờ. . .
Nếu là bác sĩ điều trị cho bệnh nhân này (và chẳng có vị cứu tinh nào xuất hiện quyên góp cho bệnh nhân), bạn nên làm gì?
1/ ngưng điều trị ngay vì tương lai của những người trong gia đình còn sống?
2/ cứ tiếp tục điều trị và để thân nhân phải tìm cách bảo đảm đóng viện phí, muốn ra sao thì ra?
Theo các bạn, trong 2 chọn lựa trên, chọn lựa nào phù hợp đạo lý hơn?
Các bạn hãy xem câu trả lời của các bác sĩ đồng nghiệp và các học trò của tôi.
Hongangoretti (sinh viên y khoa)
Công nhận là thầy hay xoáy vào chuyện đạo lý thật!
Em thì không rành người ta định nghĩa "Đạo lý" là cái gì, nên em nghĩ đơn giản là sau khi dùng lương tâm suy xét để thực hiện việc gì mà bảo đảm sau đó ko bị cắn rứt gì thì chắc là đúng đạo lý rồi đó. Nhưng mà cái chuyện có lương tâm thì đúng là vấn đề to. Nhiều đứa nhỏ sinh ra vốn "tính bản thiện" nhưng mà nó bị đầu độc sớm quá, như là có ông bố kia dạy con là "Quân tử phải dám nói hai lời" thì biết làm sao giờ? Còn ai mà được sống trong môi trường tốt, lúc có trí khôn thì đừng có tạo cơ hội cho mình phơi nhiễm chuyện xấu nhiều quá, nguy cơ mất lương tâm sẽ giảm xuống.
Do đó, với chuyện thầy nêu ra cũng vậy, tùy trường hợp thôi à.
Ước muốn kéo dài nhất sự sống mà Bề Trên chưa muốn cất đi |
Ý thứ nhất, ngưng điều trị ngay vì tương lai của những người trong gia đình còn sống. Quạc quạc, mình hơi bị coi mình . . . to quá nên mới quyết định với suy nghĩ như vậy. Đôi khi mình lo toan quá mức là khi mình đang coi thường ai đó. Ngay cả ngưỡng vui, buồn, sướng, khổ, đâu phải ai cũng giống ai. Được lo toan cho người mình yêu thương là hạnh phúc của nhiều người mà. Đấy là mình chưa nói tới sự khác nhau giữa con người về quan niệm sống, tôn giáo, truyền thống gia tộc, gia đình ...này nọ nữa. Cho nên mình ko được tự tiện tự ý trong vụ này được, có nghĩa là phải đối thoại với gia đình họ.
Nếu họ tiếp tục thì mình tiếp tục. Nếu họ kiệt quệ, mình giúp được thì mình giúp. Nhưng mà đừng có vì giúp mà vợ con ở nhà phải ăn cám. Nếu mọi người trong gia đình mình là một band có chung hứng thú và đam mê giúp người, thì lại có thêm một kỷ niệm đẹp cho band mình rồi. [có nhiều người cứ bảo giúp người này được, còn người khác thì sao? Trời, đúng là lo xa cho nó mau già!]
Giúp người mà cứ âm thầm, đừng có đeo lục lạc thì cũng đâu đến nỗi phải đau đầu lắm. Với lại, ko giúp được mấy người sau, người ta nói gì thì nói, miễn là mình đã cố gắng giúp người trong khả năng là được rồi.
Đấy là một câu chuyện có hậu, còn bây giờ nó ko chịu hậu thì làm sao? Thân nhân muốn rút ống, ta thì cũng hết cách, thì đành phải ngưng điều trị thôi.
Em chưa làm bác sĩ, nên em chưa biết tình hình ở giây phút đó nó khó xử đến thế nào. Em cũng từng nghĩ chuyện này, với ước mơ luôn là con chiên bé nhỏ của Thiên Chúa, em ko muốn chấm dứt cuộc sống của con người nào cả. Bởi vậy, lúc đó em sẽ suy xét rất kỹ với tình trạng thực tế của lúc đó và tùy cơ ứng biến, với tư tưởng xuyên suốt là ước muốn kéo dài nhất sự sống mà Bề Trên chưa muốn cất đi.
Em ko tin là mọi thứ trong tương lai sẽ diễn ra như mình ngồi đây nghĩ nên em vẫn hy vọng, không biết rõ điều đó là gì, chỉ biết nó là điều tươi đẹp hơn.
Bác Sĩ Thu Hà
sự thực là ai sẽ đưa ra quyết định, bs trưởng khoa hay là giám đốc của bệnh viện đó, hiếm khi là bs điều trị phải không nè, bs trực phải báo lên bs cấp trên những ca khó để cùng nhau giải quyết, không phải một bs đó được quyền quyết định, và thực sự mà nói, những người này chỉ . . . giải thích thôi, còn quyết định là quyền của người thân bệnh nhân, không phải là của bs ! và bs trực hay bs cấp trên cũng nên nhận thức rằng, khoa học vô cùng tiến bộ, có thể với kiến thức của mình, với trang thiết bị của mình, thì ...bó tay, nhưng ở một nơi nào đó trên thế gian này có thể giỏi hơn chúng ta, có nhiều phép màu hơn chúng ta . . . cho nên trong những phim Hàn quốc có những cảnh rất hay là bs nói " tôi xin lỗi, tôi đã không thể cứu..." và nếu người nhà có quyết tâm, người ta có thể đi tìm phép màu ở nơi khác , chuyện này không phải là chưa từng xảy ra
vậy thì rõ ràng , bs không phải là người quyết định mạng sống của ai đó, bs chỉ là người cố gắng cứu người trong khả năng của bs đó thôi
" tôi xin lỗi, tôi đã không thể cứu..." |
còn người ta ...quyết định như thế nào là đúng, còn tùy trường hợp
đối với một số người, mạng sống người thân của họ là vô cùng quan trọng, chỉ cần cơ thể của người thân còn hơi ấm thôi, cũng là niềm an ủi, là lẽ sống cho những người còn lại, họ sẵn sàng đánh đổi tất cả , TẤT CẢ chứ không phải vài của cải, vài ngôi nhà,...để giữ chút hơi ấm ấy, sao bs lại nỡ ...làm mất đi niềm an ủi, làm mất đi niềm hy vọng
đối với người khác thì tiền bạc mới quan trọng, người thân sống thêm vài ngày chỉ ...thêm mệt và thêm tốn tiền
đối với người khác nữa, họ còn sẵn sàng giết người khỏe mạnh để dành giật tiền bạc và của cải, xá gì một bn sống đời sống thực vật
đối với người khác nữa, họ bằng mọi giá để có tiền tài danh vọng cho riêng họ, vài thân xác hay vài tâm hồn khổ đau, chẳng nghĩa lý gì, thậm chí cả thế giới chết đi cũng chẳng nghĩa lý gì, vì thế bao nhiêu là cuộc chiến đã xảy ra . . .
Ý kiến của những người không phải là thầy thuốc thì sao?
Và đây là bức thư tôi vừa nhận được của một bác Việt Kiều, rất nhiều kinh nghiệm sống, muốn chia sẻ về vấn đề tế nhị này với chúng ta.
Kính thưa Bác sỹ,
Vấn nạn này rất là tế nhị, vì có những ý kiến chống đối nhau.
Người nặng về tôn giáo, thì kịch liệt chống đối việc giúp cho bệnh nhân được chết tự nhiên, viện lý rằng, không ai có quyền cất đi mạng sống mà Thượng đế đã tạo nên. Nhưng phe thực tế chiếm đa số, ủng hộ việc được ra đi tự nhiên, thay vì kéo dài cái sống giả tạo như thực vật, chỉ khiến cho gia đình bệnh nhân thêm đau khổ về đủ mọi phương diện, cả tinh thần lẫn vật chất.
Sau nhiều tranh cãi và kiện tụng, Hoa Kỳ là nước rất thực tế, đã ủng hộ việc giúp cho được chết tự nhiên, với điều kiện là bệnh nhân khi còn tỉnh táo, có thể làm sẵn một văn kiện pháp lý, gọi là Living Will hay còn có tên khác là Directive to Physicians, ủy quyền cho thân nhân trong trường hợp cần thiết, có thể quyết định thay cho bệnh nhân, khi đã được các bác sỹ kết luận là vô phương cứu vãn. Khi nhập viện, bao giờ bệnh nhân cũng được yêu cầu xuất trình tài liệu pháp lý này, nếu không có thì bệnh viện có thể làm dùm cho ngay. Và như thế là coi như chính bệnh nhân đã xin được quyền cho chết tự nhiên, thay vì kéo dài tình trạng coma (bất tỉnh) mà không còn hy vọng cứu sống.
Chỉ xin phép được đóng góp một vài hiểu biết thô thiển, mong bác sỹ thứ lỗi cho. Chúc bác sỹ sang năm mới luôn dồi dào sức khỏe, để cứu người và giúp người, giúp ích cho đời.
Chỉ xin phép được đóng góp một vài hiểu biết thô thiển, mong bác sỹ thứ lỗi cho. Chúc bác sỹ sang năm mới luôn dồi dào sức khỏe, để cứu người và giúp người, giúp ích cho đời.
Thân kính,
Duat Ninh
1 nhận xét:
Kính bác sỹ Thy Anh,
Là bệnh nhân được bác sỹ ưu ái ra tay tế độ, rất cảm mến tài năng và đức độ của bác sỹ, nên đành liều đóng góp vài ba ý kiến thô thiển, ai ngờ "bị" bác sỹ quá thương mà đề cao. Thành thực tự xét, kinh nghiệm sống của tôi chưa chắc đã đong đầy một cái chén hạt mít. Chỉ vì thấy đa số ý kiến cứ lẩn quẩn với khía cạnh đạo lý, mà quên đi cái khía cạnh thực tế, đó là vấn đề pháp lý. Theo luật, ngoại trừ chính bản thân bệnh nhân, không một ai kể cả vị Giám Đốc Bệnh viện hay bác sỹ điều trị, hay thân nhân người bệnh, dù là cha mẹ vợ con, cũng không được phép đứng trên luật pháp, để đưa ra quyết định liên quan tới vấn đề sống chết của bệnh nhân, dù biết là vô phương cứu chữa. Luật pháp đã mở sẵn lối thoát cho trường hợp khó xử này, dưới hình thức một văn kiện pháp lý mà tôi đã nêu trong bản góp ý. Hoa kỳ là nước có nhiều vụ kiện bác sĩ và bệnh viện nhất, và nếu bị kết tội, mức độ bồi thường có thể lên tới nhiều triệu đôla. Giải pháp pháp lý nêu trên không những tránh cho bác sĩ và bệnh viện khỏi bị liên lụy về mặt luật pháp, khỏi bị truy tố về tội "sát nhân", mà còn giúp gia đình bệnh nhân không còn bị lương tâm cắn rứt hay kiệt quệ tài chính nữa. Chỉ xin comment thêm một chút cho sáng tỏ hơn vần đề hóc búa này, theo kinh nghiệm hiểu biết giới hạn sau 4 năm lui tới mái trường Luật thôi. Một lần nữa, cám ơn bác sỹ đã hoan nghênh ý kiến đóng góp, nhưng không có nhiều kinh nghiệm sống như bác sỹ đẽ thương mà nhắm mắt ca tụng đâu.
Rất quý mến bác sỹ,
Duat Ninh
Đăng nhận xét