Thứ Bảy, 8 tháng 1, 2011

Bác sĩ, bạn có muốn cho bệnh nhân “chết sớm hơn” không? (phần 2)

Bài viết của Nguyễn Thy Anh

nếu chấp nhận rằng sự chết là một phần của sự sống thì khi cái chết đến gần, bạn sẽ đối diện với nó dễ dàng hơn ( Đức Đạt Lai Lạt Ma ) 

Tại bệnh viện, trong các khoa bệnh nặng như khoa săn sóc đặc biệt, thường gập những tình huống khó xử. khó xử không phải vì khó chẩn đóan hay khó chữa, mà khó xử vì ta không biết có nên ngưng điều trị và cho bệnh nhân “chết sớm hơn” hay không.
Các  bạn hãy xem tình huống sau đây:
 một bệnh nhân  60 tuổi, bị xuất huyết não đã 2 năm, nay  tái phát lần thứ 2, suy hô hấp do rối lọan trung khu hô hấp và phải thở máy đã 2 tuần , còn sống nhờ thuốc vận mạch nâng huyết áp. Để theo đuổi điều trị gia đình đã bán gần hết gia sản, nhà cửa, nay, người vợ và 4 con phải ở nhà trọ, ăn uống kham khỗ . . . mà bác sĩ thì không dự đóan được bao giờ  bệnh nhân sẽ hồi phục nhưng chắc chắn nếu ngưng thuốc và ngưng thở máy, sẽ chết sau vài phút đến vài  giờ. . .
Nếu là bác sĩ điều trị cho bệnh nhân này (và chẳng có vị cứu tinh nào xuất hiện quyên góp cho bệnh nhân), bạn nên làm gì?
1/ ngưng điều trị ngay vì tương lai của những người trong gia đình còn sống?
2/ cứ tiếp tục điều trị và để thân nhân phải tìm cách bảo đảm đóng viện phí, muốn ra sao thì ra?
Theo các bạn, trong 2 chọn lựa trên, chọn lựa nào phù hợp đạo lý hơn?
             Các bạn hãy xem câu trả lời của các bác sĩ đồng nhgiệp của tôi.

Bác sĩ Trần Minh Giang  chuyên khoa Intensive Care, một học trò cũ của tôi:

     Đây là 1 câu hi rt thưng gp cho các bác sĩ khoa ICU. Mt câu hi khó!
Khó đây không phi là không th tr li đưc mà vì mt li nói ca bác sĩ lúc này là quyết đnh kết thúc s sng ca mt con ngưi c th(biết rng đây là ngưi bnh!)làm thay công vic ca Chúa (ông tri), vì ch có ông tri mi quyết đnh ngưi nào đó đưc tiếp tc sng hay phi chết. thong thưng, cui các chương sách hoc cui 1 quyn sách chuyên khoa ICU đu có viết 1 bài: chăm só ngưi bnh giai đan cui, thưng có câu “ tùy thuc vào tng trưng hp c th, phong tc tp quán ca tng vùng, nn văn hóa và chính sách y tế ca tng quc gia . . .”. hin ti cũng chưa có lut v quy đng chăm só ngưi bnh giai đan cui.
Thy còn nh trưc khi thy làm trưng khoa ICU, các bác sĩ đó thưng “kết thúc” điu tr tương đi sm, khi thy trò mình đến, đã c gng “kéo” mt s trưng hp rt nng và cũng thành công, nhưng bác sĩ giám đc lúc y li có ý kiến ”các anh đng làm bn cùng hóa bnh nhân . . .”
Em thưng hay nói vi các bác sĩ tr trong khoa ICU “ mình phi cht chiu tng ca bnh như 1 tin đo ca 1 đi bong vy” và cho ti nay, quan đim ca em vn như ngày nào: “còn nưc còn tát!” Tuy nhiên, “tát” đến bao gi? Đó là ni dung đ tr li câu hi ca thy.
Tr li ví d thy đưa ra, mt bnh nhân 60 tui, di chng XHN nay li tái phát, phi th máy kéo dài, kinh tế nhà đã kit qu. Đt li câu hi ti sao ngưi nhà li đưa vào bnh vin? mc dù đã vào đưng cùng mà ngưi nhà vn tiếp tc chp nhn s phn vy? rõ rang ngưi nhà vn hy vng giai đan đu, tin tưng vào s điu tr và chăm sóc ca ngành y tế. phn còn li, h không mun xa ri ngưi thn ca h mãi mãi. V mt y tế, bác sĩ chúng ta thưng rt thiếu “ thông tin, giao tiếp”vi ngưi nhà bnh nhân. Công vic thc tế em hay làm là gii thích cho ngưi nhà bnh nhân mang bnh nhân v, hưng dn cho ngưi nhà bóp bong, nếu ngưi bnh chu ni biết đâu li t th đưc, nếu không chu ni, s ra đi. Nếu ngưi nhà không chu ni may ri đó, đành đ bnh nhân li bnh vin và phi chp nhn chi phí điu tr.
 Lưu ý, môi trưng y tế “tư nhân”, thy biết đó, rt nhiu ca bnh, bác sĩ biết bnh nhân không th “qua” đưc nhưng vn tiếp tc “kéo” cho . . . v lòng “ch đu tư”. Vn đ nhy cm trong môi trưng y tế tư nhân!
Nhng vn đ em bàn ti đây ch mang tích cht “cá nhân” chưa phi 1 bài xã lun. em và thy s thng nht vi nhau mi có th có 1 bài viết v “chăm sóc ngưi bnh giai đan cui”,
kính chào thy.

Bác sĩ NQ.KHOÁNG , một đàn anh đáng kính của tôi:
    Theo anh thì giải pháp thứ 1 phù hợp với Đạo lý hơn tuy nhiên mình nên cẩn thận vì thời nay,người ta hay đổ thừa lắm!
     Hiện nay,anh vẫn còn là thành viên của Hội đồng KHCN của Sở y tế TP. HCM xét duyệt các trường hợp thưa kiện ở các bệnh viện công hoặc tư nên anh thấy là thầy thuốc,mình nên hội ý với người nhà trước khi quyết định theo giải pháp 1.
Thậm chí là khi người nuôi bệnh (là con hoặc cháu)đã đồng ý nhưng khi bệnh nhân được đưa về nhà vì hấp hối hoặc chết, người con hoặc cháu khác có thể kiện mình. Do đó mình nên hội ý với người có trách nhiệm chính trong gia đình và bảo họ làm một tờ cam kết để tránh phiền hà cho mình và cho bệnh viện sau này. 
Thân mến,   

Bác sĩ Phạm Dõan Luyện, một phật tử, một người bạn cùng trường với tôi từ trung học lên đại học:

    Đây là một câu hỏi mà bất cứ thầy thuốc nào cũng quan tâm.
Bệnh nhân chỉ được duy trì đời sống thực vật mà không thể hồi phục được một cuộc sống bình thường đã đặt ra tình huống khó xử cho cả gia đình và người thày thuốc.

Như trường hợp bác vừa đề cập tới, chắc ai cũng thấy sự đáng thương của một gia đình nghèo khó, phải hy sinh tài sản vật chất ít oi cho một người bệnh không còn khả năng quay lại cuộc sống bình thường, mà tất cả chỉ vì vấn đề đạo lý! Dưới khía cạnh pháp luật và đạo đức y học, bác sĩ không thể tự ý ngưng điều trị trừ khi có yêu cầu và đồng ý của thân nhân người bệnh. Riêng bản thân tôi cũng đã gặp nhiều trường hợp như vậy. Thật là khó xử. Dười đây là quan niệm của  Đạo Phật về tái sanh, các bác sĩ có thể nghiên cứu thêm để xử lý cho đúng:
Tái sanh không phải là một giả thuyết. Một người thực hành thiền định (Samadhi) đúng cách khi đạt một bậc thiền nào đó (trong 8 bậc) đều có khả năng nhìn thấy kiếp trước của mình nhất là ở giai đoạn cận tử, hấp hối. Trải nghiệm này (nhìn thấy một kiếp trước, lúc hấp hối) dù là không được thật chính xác và rõ ràng như tự biết tên tuổi nhà cửa, thân nhân v.v… nhưng cũng đủ để khẳng định sự tái sinh của con người. Muốn biết rõ hơn nữa về nhiều kiếp trước của chính mình thì phải có “thần thông” khi đạt đủ các bậc thiền. Sự sống của mỗi con người là một chuỗi dài vô tận những kiếp tái sinh, nhưng sau mỗi lần tái sinh ta không còn khả năng nhớ lại kiếp quá khứ. Một người giác ngộ có thể biết nhiều kiếp quá khứ của mình, thậm chí của người khác. Sự sống thì liên tục. Đời sống, lực sống là một continuum. Sinh ra đời rồi chết ở một số tuổi nào đó, chỉ là những thời điểm khiến ta bị nhầm tưởng là cuộc đời hữu hạn.
Bác Thy Anh , khi nào bác nắm rõ (nhất là khi bác thực chứng) được điều này: “Sự sống là liên tục và không thể dừng lại được” thì bác có thể giải quyết được vấn đề có nên kéo dài đời sống thực vật của một bệnh nhân hay không?
Cũng nói thêm rằng chỉ những người giác ngộ hoàn toàn (như Đức Phật) mới chấm dứt được sự tái sinh mãi như thế. Người ta hay dùng chữ “thoát khỏi sinh tử luân hồi” để chỉ sự giác ngộ! Như vậy, sinh ra hay chết đi chỉ là cái biểu hiện bên ngoài có tính nhất thời của một dòng sinh lực luôn tồn tại và không bao giờ tắt nghỉ!
Pháp luật hay đạo đức con người không chứa đựng sự minh triết và chân lý tuyệt đối đâu. Đôi khi ta chỉ có thể giải thích phần nào đó cho thân nhân người bệnh. Khi thân nhân đồng ý thì họ có thể tự ý rút ống thở của người bệnh. Khi cái chết này vừa xảy ra thì trong một sát na kế tiếp (một phần vài trăm ngàn của một giây), sự tái sinh tức khắc xảy ra trong một kiếp sống mới.
Chiều hôm qua tôi có đến nhà tang lễ thành phố để vĩnh biệt Bùi Văn Ninh. Không biết bây giờ bác Ninh đã tái sinh ở cõi nào? Gia đình bác Ninh cũng chịu đựng nhiều khó khăn khi bác sống thực vật ba năm trời. Bây giờ mọi người đều nhẹ nhõm cả rồi.
      Cám ơn bác Thy Anh đã ghé thăm blog của tôi.
      Nhân đây cũng gởi lời thăm hỏi đến bác và toàn thể gia đình


        xem thêm phần 1 
        xem thêm phần 3
        Mời đọc thêm SỐNG GIẢN ĐƠN HẠNH PHÚC HƠN 
                                  SỐNG GIẢN ĐƠN AN LẠC 
                                  TẠI SAO TÔI THÍCH SỐNG GIẢN ĐƠN 

Không có nhận xét nào: