Huế xưa |
(Lê Thanh Hoàng st)
Trước khi đọc câu chuyện bên dưới, độc giả cần làm quen với vài câu nói tiếng Nhật sau đây để đối chiếu với ngôn ngữ dùng trong câu chuyện. Những câu nói ngắn tiêu biểu trong tiếng Nhật thường là những cụm từ kết hợp khoảng 4 âm tiết:
- Konnichiwa (cô-ni-chi-va) (Chào bạn)
- Ogenki desu ka (ô-gen-ki-dex-ka) (Bạn có khỏe không?)
- Hai, genki desu (hẩy, gen-ki-dex) (Dạ khỏe)
- Anata wa? (a-na-ta-va) (Còn bạn khỏe không?)
- Watashi-mo genki-desu (oa-ta-Si-mô gen-ki-dex) (Tôi cũng khỏe)
- Arigatou (a-ri-ga-tô) (Cám ơn bạn)
Có một nhà nghiên cứu nhân chủng học người Nhật đi tìm nguồn gốc tổ tiên của dân tộc mình. Ông ta đã đi khắp thế giới để tìm kiếm nhưng vô vọng. Cuối cùng ông trở về Châu Á và đặt chân đến Việt Nam. Ông đi tàu lửa từ ga Hà Nội vào đến ga Huế. Trên sân ga Huế, tình cờ ông được nghe 2 người dân địa phương nói chuyện với nhau:
- Mi đi ga ni?
- Ừ, tau đi ga ni. Mi đi ga mô?
- Ga tê. Tau đi ga tê.
- Ga tê ga chi?
- Ga Lăng Cô tề.
- Răng đông như ri?
- Ri mà đông chi!
- Mi ra ga mô?
- Ra ga Nam Ô.
- Khi mô mi đi?
- Chừ chớ khi mô.
- Mi lo ra đi.
- Ừ, tao đi nghe mi!
Nhận ra cách phát âm ngôn ngữ của người dân địa phương ở đây không khác gì tiếng Nhật ngày nay, nhà nghiên cứu người Nhật đã mừng rỡ reo lên: “A! Đây chính là tổ tiên của người Nhật rồi!”
Trước khi đọc câu chuyện bên dưới, độc giả cần làm quen với vài câu nói tiếng Nhật sau đây để đối chiếu với ngôn ngữ dùng trong câu chuyện. Những câu nói ngắn tiêu biểu trong tiếng Nhật thường là những cụm từ kết hợp khoảng 4 âm tiết:
- Konnichiwa (cô-ni-chi-va) (Chào bạn)
- Ogenki desu ka (ô-gen-ki-dex-ka) (Bạn có khỏe không?)
- Hai, genki desu (hẩy, gen-ki-dex) (Dạ khỏe)
- Anata wa? (a-na-ta-va) (Còn bạn khỏe không?)
- Watashi-mo genki-desu (oa-ta-Si-mô gen-ki-dex) (Tôi cũng khỏe)
- Arigatou (a-ri-ga-tô) (Cám ơn bạn)
Có một nhà nghiên cứu nhân chủng học người Nhật đi tìm nguồn gốc tổ tiên của dân tộc mình. Ông ta đã đi khắp thế giới để tìm kiếm nhưng vô vọng. Cuối cùng ông trở về Châu Á và đặt chân đến Việt Nam. Ông đi tàu lửa từ ga Hà Nội vào đến ga Huế. Trên sân ga Huế, tình cờ ông được nghe 2 người dân địa phương nói chuyện với nhau:
- Mi đi ga ni?
- Ừ, tau đi ga ni. Mi đi ga mô?
- Ga tê. Tau đi ga tê.
- Ga tê ga chi?
- Ga Lăng Cô tề.
- Răng đông như ri?
- Ri mà đông chi!
- Mi ra ga mô?
- Ra ga Nam Ô.
- Khi mô mi đi?
- Chừ chớ khi mô.
- Mi lo ra đi.
- Ừ, tao đi nghe mi!
Nhận ra cách phát âm ngôn ngữ của người dân địa phương ở đây không khác gì tiếng Nhật ngày nay, nhà nghiên cứu người Nhật đã mừng rỡ reo lên: “A! Đây chính là tổ tiên của người Nhật rồi!”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét