Nguyễn
Thiếu Dũng
Muốn hiểu
cho đúng về nhân vật lịch sử, không thể tách họ ra khỏi môi trường họ đã sống.
Không thể bỏ quá những ràng buộc của hoàn cảnh đã quy định cách nghĩ, cách làm
của họ. Chỉ có cách ứng xử trong thời gian không gian họ đã tồn tại cùng những
người đồng thời với họ mới cho ta thấy được bản lĩnh và nhân cách của họ.
Yoshiharu
Tsuboi, tiên sĩ sử học, người Nhật Bản, đã đánh giá chính xác về Phan Thanh Giản:
"Phan Thanh Giản là người là người được biết nhiều hơn hết trong tất cả
các quan lại Việt Nam dười triều Tự Đức, bởi vì ông đã tuẫn tiết vì tổ quốc năm
1867, Hành động anh hùng ấy và khuôn mặt cao quý của ông đã hấp dẫn nhiều nhà
viết tiểu thuyết và nhiều sử gia kể cả Pháp và Việt" (1, tr. 219).
Phan
Thanh Giản được giao phó nhiều trọng trách mà ngoài ông ra không ai có thể thay
thế được và cũng không mấy ai muốn thế chỗ của ông vì quá khó khăn mà thất bại
thì đã cầm chắc.
Ngày
2-tháng 12- 1859, Pháp xâm chiếm Sài Gòn. Năm 1862, Phan Thanh Giản và Lâm Duy
Hiệp được cử làm Chánh, Phó sứ toàn quyền đại thần vào Nam thương lượng ký hòa
ước với Pháp. Nhưng mối bận tâm sinh tử của triều đình lúc bấy giờ không phải
là chuyện mất nước về tay Pháp mà trước mắt là cuộc nổi dậy của những người tự
xưng là con cháu nhà Lê đang đe dọa sự tồn vong của nhà Nguyễn.Tự Đức muốn tập
hợp tối đa lực lượng quân sự để đập tan những kẻ khởi loạn ở Bắc Kỳ nên đã chỉ
thị cho Phan Thanh Giản phải nhanh chóng nhượng bộ để ký hòa ước ngày 5-6-1862.
Dư luận lên án, phản đối, Phan Thanh Giản bị giáng chức. Năm 1863, triều đình
nghị xử Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp án trảm giam hậu. Tự Đức khoan hồng chỉ
xử Phan Thanh Giản bị cách lưu. Còn Lâm Duy Hiệp đã từ trần sau khi nhậm chức
Tuần phủ Khánh Hòa thì bị truy đoạt hết mọi chức tước, phẩm hàm (2, tr. 39). Tại
sao cùng chịu trách nhiệm về vụ ký hòa ước 1862 mà chánh sứ Phan Thanh Giản bị
xử nhẹ hơn Phó sứ Lâm Duy Hiệp, chỉ vì Lâm Duy Hiệp đã chết không còn khả năngđới
công chuộc tội, trong khi đó nhà vua vẫn còn cơ hội để khai thác tài sức của
Phan Thanh Giản. Về sau, khi Phan Thanh Gỉan được khôi phục chức cũ, nghĩ đến
người đồng sự đã nằm dưới đất không được ân sủng của vua không khỏi đau lòng,
ông dâng sớ xin cho dùng án mệnh mình được hưởng để chuộc tội cho Lâm Duy Hiệp.
Tự Đức bảo ông, Lâm Duy Hiệp chưa hoàn thành nhiệm vụ mà đã chết trước, trẫm
mong có ngày khanh lập được công thì sẽ căn cứ vào công lao đó mà ban ơn đến
viên quan đã chết. Nếu khanh có lòng ấy thì hy vọng không phải là ít. Khanh nên
cố gắng mưu tính đi. (3, tr. 44)
Tháng
6-1863, Phan Thanh Gỉan được giao nhiệm vụ cầm đầu phái bộ sang Paris thương lượng
chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ, vì ông là người, theo nhận xét của Georges
Taboulet, tinh khôn nhất trong các nhà ngoại giao của Tự Đức (1, tr.224). Rất
may, chuyến đi có kết quả, Napoleo III hứa cho chuộc lại 3 tỉnh miền đông bằng
tiền. Tháng 3-1864, sứ bộ về nước báo tin mừng cho vua và chờ đợi những ký kết
tiếp theo. Nhưng bất ngờ, bộ trưởng hải quân Pháp Chasseloup Laubat chống lại dự
án. Chuyến đi Pháp của Phan Thanh Gỉan hóa ra thất bại hoàn toàn. Triều đình lại
nghị tội Phan.
Tháng
1-1865, Đô đốc La Grandière với tham vọng đẩn mạnh cuộc xâm lược Nam Kỳ được phong làm thống đốc Nam kỳ thuộc Pháp.
Tháng 1-1866, Phan Thanh Gỉan được đưa trở lại Vĩnh Long với tư cách Kinh lược
đại thần 3 tỉnh miền Tây. Bấy giờ Phan Thanh Gỉan đã 70 tuổi dâng sớ xin nghỉ
vì "sức ngựa đã kiệt rất sợ làm không xong, việc để lầm lỡ". Vua
không cho và hết lời động viên ông cố chu toàn nhiệm vụ. Theo luật hồi ty của
nhà Nguyễn, người làm quan không được nhậm chức ở quê nhà nhằm tránh việc làm lợi
cho gia tộc mình. Tuy nhiên trước tình thế dầu sôi lửa bỏng, Vĩnh Long, An
Giang, Hà Tiên đã trở thành tuyến đầu đang nằm trước nanh vuốt của thực dân, Tự
Đức không quan tâm đến chuyện đó mà chỉ cần người có khả năng gánh vác nổi trọng
trách.
Trước khi
đi, Phan Thanh Gỉản còn được nhà vua răn bảo: "Người Pháp muốn ta bỏ hẳn
dân ta. Biết rằng dân ta không cam tâm chịu vậy, nên ta đã nhiều lần sai người
đi để bí mật khuyên họ dẹp yên. Vài kẻ quấy rối không chịu nghe lời khuyên bảo,
hành động của chúng làm người Pháp nghi ngờ và nhiễu hại nhân dân. Mặt khác,
người Pháp có thể vin vào đó để gây sự với ta, số phận 3 tỉnh kia trơ trọi sẽ rất
nguy hiểm. Nếu ta chấm dứt mọi quan hệ với 3 tỉnh đã mất, dân đã dần dần dứt
tình với ta; nhưng nếu ta không chấm dứt quan hệ, công việc sẽ không thu xếp được.
Để đối phó với việc cấp bách nhất, không thể không đoạn tuyệt với 3 tỉnh. Để
nhân dân các tỉnh ấy không còn nổi dậy, chỉ có một cách là đoạn tuyệt. Chỉ bằng
cách ấy ta mới giữ được dân để mong sau này có ngày ta giải phóng được cho
dân." Rồi vua ra lệnh cho quan lại 3 tỉnh miền Tây cấm những ai tự xưng là
quân khởi nghĩa không được vào địa giới của mình. Ai thấy phải bắt ngay, ai che
dấu cũng bị ghép tội như quân nổi loạn (2, tr.43). Đồng thời Cơ mật viện cũng đệ
trình ý kiến: "Xin tự cho quan kinh lược không đánh nhau với quân Pháp, tự
phải rút lui ...Nếu người Pháp bức lấy tỉnh Vĩnh Long, thì hãy còn 2 tỉnh An
Giang, Hà Tiên, có thể dời về đấy hoặc bị người Pháp bức lấy tất cả, thì tất
nhiên phải chuyển về Bình Thuận để đợi lệnh triều đình, đến khi ấy sĩ dân 6 tỉnh
tức giận lũ lượt nổi lên, bấy giờ ta sẽ tùy cơ định liệu" (2, tr 84).
Từ ngày
20 đến ngày 27 tháng 6 năm 1867, La Grandière tiến chiếm Vĩnh Long, An Giang,
Hà Tiên mà không gặp sức kháng cự nào. Phan Thanh Gỉan ra lệnh cho các nơi nộp
thành, sau d91 tuyệt thực rồi uống thuốc độc tuẫn tiết. Ông mất ở thành Vĩnh
Long ngày 4-8-1867 thọ 71 tuổi.
Trang sử
bi thảm của đất nước cũng là trang sử bi thảm của Phan Thanh Gỉan.
Năm 1868
Phan Thanh Gỉan bị nghị tội, bị truy đoạt mọi chức tước, phẩm hàm, bị xóa tên
trên bia tiến sĩ. Mãi đến thời Đồng Khánh mới được khôi phục nguyên hàm cho lập
lại bia tiến sĩ.
Phan
Thanh Gỉan là người có óc cánh tân, khi đi sứ sang Pháp, ông chăm chỉ quan sát
nghiên cứu các mặt khoa học kinh tế kỹ thuật xứ người, khi về nước đã đề đạt
nhiều phương cách làm cho đất nước văn minh, cường thịnh nhưng cả vua quan chẳng
ai nghe theo đề nghị của ông. Ông than: "Từ ngày đi sứ sang kinh đô nước
Pháp, tôi đã thấy những công trình của nền văn minh Tây phương, tôi không thể
không có cảm giác vừa khâm phục vừa kinh sợ. TRở về nước, tôi ra sức kêu gọi đồng
bào thức tỉnh, ra khỏi cơn mê muội trong đó họ chìm đắm quá lâu. Than ôi! Dù
tôi cố gắng thuyết phục, chẳng ai tin những điều tôi nói là đúng sự thất".
(1, tr. 227)
Sống
trong hoàn cảnh khắc nghiệt, thế không thể làm gì được, Phan Thanh Gỉan như một
ngôi sao cô đơn chỉ còn biết lấy cái chết để bày tỏ nỗi niềm đắng cay như một lời
tạ tội với non sông.
Nguồn tham khảo:
1-
Yoshiharu Tsuboi , nười Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847-1885 nxb Trẻ
1998
2- Nguyễn
Đắc Xuân, phụ chính đại thần Trần Tiến Thành nxb Thuận Hóa , Huế 1992
3- Viện sử
học, Đại nam chính biên liệt truyện nhị tập nxb Thuận Hóa , Huế 1993