Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

PRESSURE ULCER: CLASSIFICATION - LOÉT DO TỲ ĐÈ: PHÂN LOẠI


Ann Nguyen



 LỊCH SỬ VÀ MỤC ĐÍCH
 Lịch sử:
 Vào những thập niên 1980s, hội  International Association for Enterostomal Theray, nay là hội WOCN, điều chỉnh hệ thống phân loại từ bản gốc được thiết lập năm 1975. ( WOCN Society, 2003.)                                               
    1-Năm 2007, Hội National  Pressure Ulcer Advisory Panel (NPUAP) công bố một hệ thống phân độ đã được điều chỉnh. Hệ thống phân độ mới này cải thiện được sự phân loại và chính xác trong việc mô tả những tổn thương phần sâu và những tổn thương không thể phân độ (NPUAP, 2007.)
.  2- Năm 2009, một bảng qui định về loét do tỳ đè được công bố rộng rãi toàn cầu. Những qui định này có các định nghĩa về phân độ giống như những qui định đã có nhưng thêm vào phần tổn thương sâu và  phần  không thể phân độ tổn thương. Hai mức độ tổn thương mới trong qui định này được dùng ở nước Mỹ (NPUAP và EPUAP, 2009.)
Mục đích:
     1-Mức độ tổ thương của loét do tỳ đè được chẩn đoán và phân độ theo tổn thương được mô tả một cách đồng nhất, cùng ngôn ngữ trong chẩn đoán cũng như  điều trị và chăm sóc.
     2-Hệ thống phân độ này được thiết lập và chỉ  dùng cho vết loét do tỳ đè mà thôi. Sự phân độ được dựa vào mức độ tổn thương của các loại tế bào cũng như phần mô tả đáy của vết thương dựa trên kiến thức và kỹ năng lâm sàng căn bản.
     3-Giúp cho việc thanh toán viện phí và trách nhiệm của người thầy thuốc hay chăm sóc bệnh được phân định một cách rõ rệt.
PHÂN ĐỘ LOÉT DO TỲ ĐÈ: Theo hội National Pressure Ulcer Advisory Panel (NPUAP)
 Tổn thương sâu:
            Da liền, có màu đỏ nâu hay tím đậm, phần mô mềm bị tổn thương do đè nén, hay lực kéo. Phần tổn thương có thể gây đau, cứng, thay đổi nhiệt độ (nóng hơn hay lạnh hơn).
            Tổn thương bọng nước (phồng da) có máu, vết phồng màu đỏ trên vùng xương cũng được xem là tổn thương sâu.

Độ I:
            Da liền, vết đỏ không biến mất sau khi bỏ trống ra khỏi dấu tay ấn hay lực tỳ đè. Có thể có đau, cứng hay mềm hơn bình thường cũng có thể không có triệu chứng cơ năng.

Độ II:
            Tổn thương bán phần lớp dưới da. Đáy vết thương màu đỏ hoặc hồng, không có tế bào chết màu vàng đục. Những tổn thương dạng bọng nước (phồng da) màu trắng nơi mà bên dưới có xương cũng được xem là loét do tỳ đè độ II.


 Cần phân biệt độ II loét do tỳ đè với rách da (không nằm trên vùng xương, nguyên nhân không do lực đè nén, cọ xát), bỏng, viêm da quanh vùng kín do ẩm ướt nhiều ngày,  và tổn thương da nông diện rộng.
Độ III:
          
  Tổn thương và mất toàn bộ lớp da, lớp dưới da. Lớp tế bào dưới da hay lớp tế bào mỡ có thể được nhìn thấy nhưng không có sự hiện diện của xương, dây chằng, gân, và cơ trên vết thương. Tế bào hoại tử màu vàng đục có thể xuất hiện nhưng không tổn thương sâu vào cơ. Có thể hiện diện của đường hầm hay lỗ dò.
            Những tổn thương nông ở những vùng gần tổ chức xương sẽ rất dễ bị bỏ sót như vành tai, khuỷu tay, hay sóng mũi.




Độ IV:
            Mất toàn bộ mô da và dưới da, làm lộ cơ , xương, hay gân/dây chằng. Mô hoại tử màu vàng đục hay khô đen chiếm một phần nhỏ tổng thể đáy vết thương. Thường xuất hiện đường hầm hay lỗ dò.

            Chú ý tình trạng viêm xương nếu xương lộ ra trên đáy vết thương hay có thể sờ được xương lúc thăm khám.
Không xác định độ:
            Mất toàn bộ phần da và dưới da, đáy vết thương được bao bởi lớp nhầy hoại tử màu vàng, nâu, hay xám hoặc lớp hoại tử khô màu đen. Không xác định được chiều sâu của vết thương.


NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý TRONG PHÂN ĐỘ:
     1-Hệ thống phân độ đi theo một chiều và không có chiều ngược lại khi vết thương tiến triển tốt và lành. Ví dụ khi bệnh nhân có vết thương độ II khi nhập viện và khi lành sẽ là lành trước khi ra viện, thì vết thương được chẩn đoán lành từ độ II chứ không phải là độ I. Lý do: tế bào tổn thương và mất đi, phần mô lành kéo đến từ xung quanh không làm cấu trúc vững chắc như phần mô nguyên thuỷ.     2-Loét do tỳ đè có thể xảy ra ở vùng niêm mạc như cánh mũi, khoé miệng, hay lỗ mở khí quản/ thực quản do các ống dẫn tỳ đè lên phần niêm mạc.

Muốn biết thêm nhiều chi tiết, xin tham khảo:

PRESSURE ULCER: CLASIFICATION

HISTORY AND PURPOSE:
History:
1.      During 1980s, The International Association for Enterostomal Therapy, now known as the WOCN society, modified the she staging system, which originally was developed in 1975 (WOCN society, 2003.)
2.      In 2007, the National Pressure Ulcer Advisory Panel (NPUAP) released an updated staging system. The new system improved clarity and accuracy by adding more descriptors and creating definitions for suspected deep tissue injury and unstageable pressure ulcer (NPUAP, 2007.)
3.      In 2009, international pressure ulcer guidelines were added the term category and specify that suspected deep tissue injury and unstageable categories are used in the US (NPUAP and EPUAP, 2009.)
Purpose:
1.      Staging of tissue layers provides increased uniformity of language and a beginning basis for evaluation of protocols.
2.      The staging system, which is designed for use with pressure-induced ulcer only, is based on the ability to assess the type of tissue in the wound bed.
3.      The staging system helps to identify the stage, the responsibility, and reimbursement per individual organization’s protocols.
STAGING
Suspected Deep Tissue Injury:
            Purple or maroon localized area of discolored intact skin or bold-filled blister.
Stage I
            Nonblanchable redness of a localized area usually over the bonny prominence. Darkly pigmented skin may not have visible blanching; its color may differ from the surrounding area.
Stage II
            Partial thickness lossof dermis presenting as a shallow open ulcer with a red-pink wound bed, without slough. May also present as intact or open fluid (serum)- filled blister.
Stage III
            Full-thickness tissue loss. Subcutaneous fat may be visible, but bone, tendon, or muscle is not exposed. Slough may be present but does not obscure the depth of tissue loss. May include tunneling or undermining.
Stage IV
            Full-thickness loss in which exposed bone, tendon, or muscle. Slough or eschar may be present on some parts of the wound bed. Often include undermining or tunneling.
Ustageable:
            Full-thickness loss in which the base of the ulcer is covered by slough (yellow, tan, gray, green, or brown) and/or eschar (tan, brown, black) in the wound bed.

Notes:
1.      There is no reverse staging
2.      Mucosal pressure ulcers are the ulcers that are located on the mucous membrane and caused by pressure such as tubing on nares, oral cavity, tract, GI tract, ect…
           




1 nhận xét:

lãng tử sinh tình nói...

Bạn nên xem qua một vài thông tin có giá trị dưới đây:
đệm bông ép hàn quốc kore thegioidembongep.com
nệm bông ép hàn quốc everon thegioidembongep.com
mua võng xếp duy phương thegioivong.vn