THY ANH
M. buồn
buồn: "Em khám sản khoa tháng trước, bác sĩ cho biết bé bị dị tật nhiễm sắc
thể, sau này sống không lâu mà còn chậm phát triển trí tuệ nữa, bác sĩ hỏi em
muốn để hay muốn giữ." M. bị bướu giáp đa nhân, khám định kỳ từ nhiều năm
nay, không dùng thuốc, lập gia đình khá muộn, 32 tuồi mới có thai lần đầu. Thật
không may. Hỏi cô đã quyết định được chưa, M. cười buồn: "Tụi em sẽ giữ,
dù bé có thế nào đi nữa." Tự nhiên cảm thấy nhẹ cả người, dù biết rằng nếu
bé được sinh ra, tương lai sẽ gặp vô vàn khó khăn, cha mẹ bé sẽ phải hy sinh
muôn phần. Trước khi về, M. còn nói: "Phải chi đừng biết trước như vậy, có
phải khỏe hơn không, bác sĩ.". Thật đáng suy ngẫm, tiến bộ khoa học cho
phép người ta chẩn đoán được các bất thường của bé ngay từ trong bụng mẹ, giúp
loại bỏ sớm những thai nhi mang một số khuyết tật nào đó, nhưng việc quyết định
nên làm gì với cái thai, khi biết được điều đó, đối với người mẹ, lại chẳng hề
dễ dàng. Tình thương vô hạn và vô điều kiện với đứa bé dù chưa được sinh ra đã
khiến cho rất nhiều người mẹ không muốn nghe theo lời khuyên của bác sĩ.
Có người
cho rằng, nếu ai cũng giữ lại những thai nhi như vậy, sẽ trở thành "gánh nặng",
xã hội sẽ đi xuống ... Có đúng như thế không? Chưa chắc!
Thật vậy, chúng ta hãy
cùng nhau nhìn lại xem, một xã hội đi xuống hay lụn bại là do “gánh nặng” để lại
từ những con người như thế nào? Chắc chắn chúng ta sẽ chỉ tìm thấy toàn những kẻ
có "cơ thể lành lặn", có "trí tuệ bình thường" thậm chí còn
được cho là có trí thông minh “vượt trội”, những người mà nếu được khám tiền sản từ trong bụng mẹ
sẽ được bác sĩ kết luận là "không khuyết tật gì"…
2 nhận xét:
là con sẽ luôn khuyên người mẹ giữ lại con của họ dù đứa trẻ thế nào đi nữa, thầy ạ.
Đọc bài viết mà cảm động quá.Bài viết hay lắm, nếu các bố mẹ có chút thời gian tham khảo thêm tại trang nôi em bé giá rẻ để có cho bé chiếc nôi tốt nhất về giá và chất lượng nhé
Đăng nhận xét