KIM SƠN
Mình bảo
ta mình hãy còn son
Ta đi
ngang ngõ thấy con mình bò
(Ca dao)
Một đặc
trưng thường thấy ở làng quê Việt Nam là muốn vào nhà phải đi qua ngõ. Ngõ là đoạn
đường riêng của mỗi nhà, nối từ đường làng, thôn xóm đi vào khoảng sân. Nhiều
khi, chỉ cần nhìn ngõ người ngoài cũng đủ
biết gia cảnh, sở thích và tâm tình của chủ nhân. Người giàu có, đường ngõ được
lát gạch, đá hoa, mùa mưa đi bùn chẳng dính chân. Nhà nghèo thì đắp vài dậu tre
gai, ngõ cũng thành lối. Người thanh bạch, có tâm hồn yêu thiên nhiên thì trồng
cây đi lăng, chè răng cưa, ngâu ngâu, chùm rụm ... thành giậu, kỳ công cắt tỉa
ba bề vuông vức, thẳng hàng, lại uốn thêm đôi rồng chầu ngay đầu ngõ khiến ai đi
ngang cũng trầm trồ ngắm nghía. Có người lại trồng cây rau ngót, rau săn, thả
ngọn mồng tơi... vừa làm giậu ngó vừa để khi cần là có một nồi canh ngọt mát,
ngon lành.
Ai đã từng
sinh ra và lớn lên ở làng quê, hẳn sẽ từng gắn bó với con ngõ nhiều kỷ niệm. Đó
là tuổi ấu thơ của những lần ta đứng ngẩn ngơ ngoài đầu ngõ, thấp thỏm mong bà
mong mẹ đi chợ về, để được cất tiếng reo hồn nhiên, để nhận được món quà quê ngọt
ngào mà bình dị. Đấy là thuở bắt đầu yêu có những lần ta "tình cờ" đi
ngang ngõ nhà "người ta"; từng run rẩy hồi hộp với lần đầu tiên hò hẹn
và có những lần đưa nhau về, rta lại thầm mong con ngõ dài ra theo mỗi bước chân. Từng bước, từng bước chân
trưởng thành ta đã đi từ con ngõ ấy ...
Sống
giữa làng quê, giữa thiên nhiên, ngõ là mối giao hòa. Trong ký ức mỗi người,
ngõ không chỉ đơn giản là một lối đi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét