Trong cuộc sống phải biết thứ gì cần
nhặt lên và thứ gì cần bỏ xuống ! Vậy những thứ mình cần phải bỏ xuống hoặc quên
đi là gì?
1. Quên đi những đau khổ:
Cuộc đời không ai lúc nào cũng vui
vẻ và lúc nào những điều tốt đẹp nhất cũng đến với mình. Khi mình chia tay với
người yêu mình đã giam cầm mình trong đau khổ, trong những lần khóc sướt mướt.
Mình thu mình lại và có những lúc mình tưởng chừng như trái tim mình vỡ tung
ra. Mình mềm yếu, cảm giác như chỉ có người đó mới đưa mình ra khỏi cái nỗi đau
đó mà thôi. Khi ấy mình được khuyên cần phải học cách quên đi người đó, học
cách quên đi một người sẽ làm cho trái tim mình lành lại theo thời gian. Mọi
đau khổ sẽ tan biến. Mặc dù với mình sẽ rất khó, nhưng chưa thử làm sao biết có
làm được hay không.
2. Quên đi những hận thù:
Ai đó đã lấy đi của mình một thứ gì
đó quý giá, ai đó đã lỡ xúc phạm mình, ai đó vô tình đã làm mình đau. Mình cảm
thấy tức giận, mình cảm thấy lòng hận thù trong mình dâng cao. Nhưng người ta
nói: “Tức giận là lấy sai lầm của người khác trừng phạt chính mình. Cứ mãi nhớ
đến những hận thù đó thì người bị tổn thương nhiều nhất chính là mình. Suốt
ngày mình sẽ dằn vặt bản thân, mình sẽ tìm mọi cách để trả thù lại người ta
nhưng càng suy nghĩ càng khiến cho mình cảm thấy nặng nề. Tâm hồn mình sẽ chẳng
khi nào được thanh thản.” Vậy tại sao mình không dám học cách quên đi mọi hận
thù và nếu có thể, hãy tha thứ cho những gì người khác đã làm khiến mình tổn
thương. Cuộc sống sẽ đẹp hơn, nhẹ nhõm hơn nếu mình biết quên đi thứ cần phải
quên, nghĩ đã nghĩ như thế!
3. Quên đi những khuyết điểm của
người khác:
Đối với chúng ta thường dễ dàng
giang tay đón lấy những ưu điểm của bạn bè, người thân. Nhưng khi họ có khuyết
điểm chúng ta lại khép tay lại và tránh thật xa họ. Trên đời này chẳng có gì là
hoàn hảo, chính bản thân chúng ta cũng là một mảnh ghép của cuộc sống cũng có
những lúc phạm phải một sai lầm. Chúng ta học cách quên đi khuyết điểm của
người khác là chúng ta đang học cách hoàn thiện bản thân mình, đang làm cho tâm
hồn chúng ta trở nên rộng lượng hơn. Mình nghĩ đừng lúc nào cũng nghĩ đến mặt
xấu của người đối diện mà hãy nghĩ đến ưu điểm. Vì như thế sẽ làm cho mối quan
hệ sẽ trở nên tốt đẹp, khăng khít hơn.
4. Quên đi những kỉ niệm, quên đi
quá khứ:
Những kỉ niệm đẹp, những quá khứ êm
đềm hay đau khổ đối với một số người sẽ giữ mãi trong lòng để từ đó mà chiêm
nghiệm mà sống tốt hơn. Nhưng trong một vài trường hợp dù cũng có cố quên đi
quá khứ, quên đi những kỉ niệm. Nhưng không thể lúc nào cũng sống trong cái kỉ
niệm một thời tay trong tay với người yêu cũ. Cũng không thể sống mãi trong cái
quá khứ của một thời tuổi thơ êm đềm hay đau khổ mãi được. Cần phải quên nó đi,
bỏ lại nó ở phía sau lưng để mà bước đi, để mà lớn lên. Quên ở đây không hẳn
bắt quên vĩnh viễn mà quên ở đây là tạm thời cất giữ nó ở một góc nào đó sâu
thẳm trong tim để rồi có lúc lấy ra mà nhớ, mà vui mà buồn. Rồi cũng có thể khi
lớn lên một chút sẽ nghĩ về chúng như một cái gì đó quý giá. Sẽ tự cười, “à thì
ra mình đã lớn”…
5. Quên đi lợi ích cá nhân:
Trong cuộc sống ai cũng chỉ biết
sống cho mình thì cuộc sống này sẽ trở nên ích kỉ và hẹp hòi, sẽ chẳng còn ai
quan tâm đến ai nữa. Phải nên học cách quên đi cái tôi cá nhân để có thể hòa
cùng nhịp sống chung của cộng đồng. Thử làm hoạt động như: đi mùa hè xanh nhưng
luôn chọn những việc nhẹ nhàng, luôn nghĩ cho bản thân. Trước khi làm một việc
gì đó hãy luôn nghĩ đến mình sẽ được gì và mình sẽ mất gì. Nếu mất nhiều hơn
được có lẽ sẽ chẳng bao giờ làm. Triết lí đó sẽ đúng đối với một số trường hợp.
Nó sẽ hoàn toàn là ích kỉ nếu đó là làm vì lợi ích cộng đồng, làm vì tập thể.
Chắc trong chúng ta chẳng lạ lẫm gì với những chiếc áo xanh tình nguyện, đêm
ngày túc trực nơi bến xe để tiếp sức cho các thí sinh thi Đại học. Họ chẳng nề
hà một công việc gì dù nắng làm cho cháy da, áo ướt đẫm mồ hôi. Bởi lẽ họ đã
quên lợi ích cá nhân mà dốc sức vào lợi ích của tập thể. Cho và nhận đôi
khi có thể mang ra để so sánh nhưng không phải lúc nào cũng so sánh được hết.
Có thể sẽ mất nhiều hơn được nhưng đến một lúc nào đấy sẽ cho cảm thấy cái mất
ấy của mình là một điều đáng tự hào.
Và mỗi khi như vậy mình sẽ cất cao
được tiếng hát “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng gian khổ sẽ thuộc về ai…”
Nhớ và quên là hai phạm trù trái
ngược nhau. Hãy nhớ những cái gì cần phải nhớ và hãy quên đi những thứ đáng
phải quên. Chỉ khi quên đi những thứ gọi là “áp lực” trong tâm hồn mình, sẽ cảm
thấy thật thanh thản. Tâm lí khi ấy sẽ trở nên cân bằng hơn. Vì ai đó đã nói
rằng “Trong cuộc sống phải biết thứ gì cần nhặt lên và thứ gì cần bỏ
xuống”!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét