D.A.
Treffert
Tom Cruise - Dustin Hoffman / Charlie Rabbitt - Raymond Rabbitt |
Raymond
Rabbitt, nhân vật chính trong bộ phim Rain Man, đã trở thành nhân vật mang hội
chứng bác học tự kỷ được biết đến nhiều nhất trên thế giới nhờ tài thể hiện hội
chứng này một cách nhạy cảm và chính xác đến kinh ngạc của Dustin Hoffman. Bộ
phim ra mặt công chúng vào năm 1988 và chỉ trong 101 ngày trình chiếu đầu tiên
nó đã đưa hội chứng bác học đến với nhận thức đông đảo của công chúng hơn tất cả
những nỗ lực thu hút sự quan tâm đối với hội chứng này trong suốt 101 năm trước
đó, sau mô tả được công bố năm 1887 của Down về căn bệnh. Đó là một phim đáng
nhớ về một bác học đáng nhớ. Nó dành được bốn giải của viện Hàn Lâm Điện Ảnh,
trong đó có giải diễn viên nam xuất sắc nhất cho Dustin Hoffman và giải phim
hay nhất trong năm 1988. Tôi đã vinh dự được mời làm cố vấn cho bộ phim đó. Vì
bộ phim giới thiệu người mang hội chứng bác học với thật nhiều người, nên những
nỗ lực và hoạt động dẫn tới việc tạo ra nó, cũng như tính xác thực và thành
công của nó đáng được xét tới ở đây.
Sau cuộc
tái ngộ tại bệnh viện với động cơ chẳng mấy tốt đẹp là một chuyến đi xuyên qua
nước Mỹ từ Cincinnati đến Los Angeles trên chiếc Buick 49
|
Bộ phim
là câu chuyện về hai anh em trai, Charlie Rabbitt và người anh Raymond Rabbitt,
một bác học-tự kỷ (*). Cha họ qua đời để lại 3 triệu đô la cho quỹ chăm sóc Raymond
ở viện nơi anh sống hầu hết trong quãng đời trưởng thành. Charlie muốn số tiền đó.
Charlie tìm ra nơi Raymond ở, phát hiện ra chính bản thân cậu không nhớ gì về người
anh bởi khi Raymond được đưa vào viện năm 18 tuổi lúc Charlie mới chỉ 2 tuổi.Khi
ấy, với tuổi còn quá nhỏ, Charlie thường gọi anh mình theo kiểu trẻ con là Rain
Man, bời cái tên Raymond đối với cậu
nghe giống như hai từ đó. Sau cuộc tái ngộ tại bệnh viện với động cơ chẳng
mấy tốt đẹp là một chuyến đi xuyên qua nước Mỹ từ Cincinnati đến Los Angeles
trên chiếc Buick 49 với những cuộc phiêu lưu mà trong đó một số hành vi tự kỷ
và kỹ năng bác học của Raymond lại hóa ra hữu ích, mặc dù không phải không có
chút rắc rối.
Kết thúc
bộ phim, Charlie đã thay đổi "cách nhìn" về người anh, từ chỗ xem anh
là một kẻ "dị thường" hoặc một người "trí tuệ chậm phát triển"
đến chỗ công nhận rằng anh mình chỉ là một "người khác biệt" so với
những người bình thường và có nhiều điểm rất đặc biệt. Không có phương thuốc
nào chữa trị hội chứng tự kỷ trong chuyến đi sáu ngày ấy (và thực ra không nhất
thiết phải có). Kết thúc bộ phim, Raymond trở lại viện, nhưng rõ ràng cả hai
anh em Raymond và Charlie đã thay đổi, Raymond tự lập hơn và bệnh của anh có giảm
đi chút ít, còn Charlie trong khi cố loại bỏ các kiểu hành vi kỳ quặc của anh
mình cũng học được cách thích ứng với nó. Chalie, cũng như Raymond, cũng đã học
được điều gì đó về cảm xúc và tình thương yêu. Bức tường tự kỷ của Raymond đã
lung lay chút ít, và bức tường nhẫn tâm của Charlie cũng đã lung lay, họ chỉ là
hai bức tường khác nhau.
Bản phóng
tác đầu tiên của Rain Man do Barry Morrow viết, ông cũng chính là người trước đó
đã viết cốt truyện cho bộ phim truyền hình nổi tiếng mang tên Bill, trong đó diễn
viên Mickey Rooney thủ vai một người thiểu năng trí tuệ. Kịch bản Rai Man được
lấy cảm hứng từ một thanh niên khuyết tật khác - Kim - người mà Morrow đã tình
cờ quen tại thành phố Salt Lake, là người có một số kỹ năng bác học đáng kinh
ngạc. Morrow đã gửi kịch bản đó đến Hollywood. Khi kịch bản đến được với người đại
diện của Dustin Hoffman, ông đã gợi ý Hoffman đóng vai người em Charlie
Rabbitt. Nhưng Dustin Hoffman đã xem chương trình "sáu mươi phút" về
Leslie Lemke vào tah1ng 10 năm 1983, và rất cảm động, cảm động đến rơi nước mắt.
Anh muốn đóng vai người mang hội chứng bác học
chứ không phải vai người em. Tom Cruise được chọn vào vai người em. Đó
là một sự chọn vai tuyệt vời.
Ngày 25
tháng 10 năm 1986, Gail Mutrux, người đồng sản xuất bộ phim đã gửi bản chiếu thữ
bộ phim cho tôi để lấy ý kiến bởi bà ấy biết tôi quan tâm và nghiên cứu hội chứng bác học. Mutrux đầu tư tâm trí cho bộ phim và
theo dõi sát sao suốt quá trình sản xuất để đảm bảo câu chuyện xác thực và có
thể tin được. Về mặt đó, bà đã thành công.
Bản chiếu
thử gửi cho tôi vào tháng 10 năm 1986 ấy rất khác so với bản cuối cùng. Trước hết,
trong bản gửi cho tôi khuyết tật của Raymond là khuyết tật trí tuệ hơn là hội chứng tự kỷ. Nhiều người, đặc biệt
là Dustin Hoffman cảm thấy rằng bức chân dung của một người tự kỷ, với kiểu
hành vi đặc trưng sẽ khiến cho nhân vật Raymond Rabbitt , một nhân vật chưa bao
giờ xuất hiện trong điện ảnh, sẽ thu hút được nhiều sự chú ý hơn. Vả lại, hội
chứng tự kỷ sẽ tạo ra một cơ hội cho sự tương tác phức tạp hơn giữa hai anh em
nhà Rabbitt. Tất nhiên đó là một thay đổi quan trọng và đúng như dự đoán, đó là một sự thay đổi đã
mang lại thành công. Tuy nhiên, nó đòi hỏi kịch bản phải được viết lại, thay đổi
hình mẫu bác học có thực mà Morrow đã viết thành một nhân vật mới. Các kỹ năng
bác học được giữ nguyên nhưng khuyết tật thì thay đổi thành một dạng hoàn toàn
khác, dạng tự kỷ với những đặc điểm phân biệt
và những nét nổi bật của căn bệnh này.
Thay đổi
cốt yếu thứ hai nằm ở việc tái tạo và duy trì tính chân thực để câu chuyện có
thể tin được. Kịch bản đưa ra vào năm 1986 chứa cái mà tôi sợ rằng Hollywood có
thể sẽ nhấn mạnh vào để mô tả hội chứng bác học
đến độ sẽ khiến khán giả khó mà tin được. Bản thân hội chứng này rất đặc
biệt, nó chẳng cần phải tô vẽ thêm. Nhưng kịch bản đầu tiên đó có những cảnh đặc
trưng Hollywood hơn - Mafia, những cuộc chạy trốn gay cấn và một cảnh săn đuổi
trong đó Charlie và Raymond phóng ra từ một nhà kho trên một chiếc xe gắn máy
hoạt động được nhờ kỹ năng bác học về cơ khí của Raymond. May thay, các cảnh tương
tự như cảnh đó đã góp phần làm cho kịch bản đáng tin hơn.
Thay đổi
quan trọng thứ ba chính là kết thúc câu chuyện. Kịch bản gốc có một cái "kết
thúc có hậu". Raymond đã cải thiện nhiều đến nỗi anh không phải quay lại
viện nữa. Anh chuyển đến sống với em trai, họ chơi bóng cùng nhau và vui sống hạnh
phúc. Trong khi kết thúc ấy tạo nên một câu chuyện hay nó cũng làm cho câu chuyện
trở nên "phi hiện thực". Kết thúc trong kịch bản cuối cùng là một kết
thúc hợp lý. Raymond đã có sự thay đổi, sự gần gũi phần nào đó còn ngập ngừng đã
ló ra và người xem cảm nhận được sự khởi đầu cho phép họ nghĩ rằng một ngày nào
đó, Raymond sẽ được ra viện. Đó là một kết thúc khiến khán giả hy vọng, nhưng
là một kết thúc sát thực tế, bởi vì cái mà người ta mong đợi ở một chuyến đi
sáu ngày niềm hy vọng mới chứ không phải là một phương thuốc chữa được bệnh tự
kỷ.
Bộ phim đã
trải qua nhiều xáo trộn trước khi đạt đến phiên bản cuối cùng của nó. Kịch bản
phim được tóm tắt trên tờ Newsweek số ra ngày 16 tháng 1 năm 1989. Ba nhà viết
kịch bản tham giatrong đó có Ronald Bass người đã đóng góp những phần viết lại
cho kịch bản cuối cùng, cùng với Barry Morrow trong vai đồng tác giả kịch bản.
Tương tự như vậy, bộ phim qua tay nhiều đạo diễn danh tiếng trong đó có Marty
Brest, Stephen Spielberg và Sydney Pollack. Cuối cùng Barry Levinson, người vừa
hoàn thành bộ phim "Chào buổi sáng, Việt Nam", được chọn làm đạo diễn
của bộ phim. Bộ phim còn bị ảnh hưởng bởi cuộc đình công của những người viết kịch
bản.
Rain Man trong phim/ Rain Man ngoài đời -Phần một
Rain Man trong phim/ Rain Man ngoài đời -Phần một
(còn tiếp)
Chú thích (*) Autistic savant
Rain Man Official Trailer
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét