Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

CÁI TÁCH ĐẶC BIỆT



William Somerset Maugham là nhà văn, kịch tác gia người Anh. Ông là một trong những nhà văn nổi tiếng, được ưa chuộng nhất trong thời đại của mình, và là tác giả được trả tiền nhuận bút cao nhất trong thập niên 1930.
Khi sống ở New York, văn hào Anh Somerset Maugham thường xuống khu Ritz Carlton. Một hôm, tôi thổ lộ với ông là tôi rất tò mò về món đồ trông có vẻ hoàn toàn xa lạ, không phù hợp với khung cảnh bài trí trong phòng làm việc của ông: một cái tách cũ kỹ, có nứt một đường. Maugham mỉm cười đáp:
- Chính nó giúp cho tôi nhớ lại rằng những lợi ích, những tiện nghi lớn nhất trên đời lại là những cái gì đơn giản nhất và cũng lại bị xem thường, đánh giá thấp nhất chỉ vì chúng ta cho đó là điều quá tự nhiên.
Và ông kể tiếp cho tôi nghe câu chuyện về cái tách nứt ấy. Vào năm 1940, khi nước Pháp bị quân Đức quốc xã chiếm đóng, vài trăm công dân Anh sống ở miền Côte d’Azur được gửi trả về quê hương trên hai chiếc tàu chở hàng loại nhỏ. Tàu phải chạy quanh co, ngoằn ngoèo để khỏi bị tàu ngầm địch phát hiện.
Hai chiếc tàu nhỏ chở quá nhiều người nhưng không đem theo đủ lương thực, vì vậy phải phân phối mỗi người một ít. Mắt mọi người đều đỏ ngầu, áo quần bẩn thỉu, nhất là ai cũng cảm thấy khát nước, phải xếp hàng nối đuôi lĩnh phần lương thực nghèo nàn của mình.
- Chính cái tách nứt đó – Maugham vừa trỏ ngón tay vừa nói – tôi đã dùng nó để đựng khẩu phần nước vô cùng ít ỏi của mình… Bây giờ, mỗi lần mơ đến những món ăn cao lương mỹ vị, mỗi khi ước được trầm mình trong một khung cảnh tràn ngập tiện nghi hoặc những lúc thèm khát đưỡc đóng vai một nhân vật tối quan trọng, tôi liền đem cái tách nứt cũ kỹ đó đặt nó dưới vòi nước. Và từng hớp từng hớp một, tôi uống một cách chậm rãi. Bỗng chốc các mộng ước viễn vông biến mất, tôi liền trở về với thực tại.

Không có nhận xét nào: