Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Chúng ta có thể rút ra được bài học gì từ trường hợp đáng buồn này?

Ảnh có tính chất minh họa, không liên quan đến bài viết
Nhân đọc bài viết trên báo Tuổi Trẻ  số ra ngày 8 tháng 4 , 2014,”Sao đang khỏe mạnh, mổ xong lại chết?”, không thể không post lên blog cho các bác sĩ trẻ mới ra trường cùng rút kinh nghiệm. Thật vậy, có quá nhiều bài học từ trường hợp đáng buồn này …
Báo Tuổi Trẻ  Ngày 13-2, ba tôi tên Phan Đình Trung (59 tuổi, ngụ Bình Thuận) đến Bệnh viện Chợ Rẫy khám bệnh và làm các xét nghiệm, chụp cộng hưởng từ (MRI)... trước khi mổ (theo yêu cầu) theo chỉ định của bác sĩ T.H.H.B..
Sau đó, bác sĩ nói ba tôi bị thoát vị đĩa đệm và trượt đốt sống. Bác sĩ còn khẳng định “bệnh này mổ dễ ợt, nếu có biến chứng gì đó thì rất nhẹ, kiểu như người ta đi xe đạp bị té, trầy sướt sơ sơ. Anh có thấy ai chạy xe đạp té mà chết không?”. Ba tôi đã quyết định mổ sau khi nghe bác sĩ tư vấn.
Ba tôi được đưa vào phòng mổ lúc 14g30 ngày 18-2. Đến 21g, gia đình tôi rất sốt ruột và gọi điện thoại nhiều lần cho bác sĩ để hỏi thăm nhưng bác sĩ không nghe điện thoại.
Đến 22g, tôi và mẹ vẫn không nhận được bất kỳ tin tức gì về ca mổ của ba tôi.
Đến hơn 22g cùng ngày, tôi đến khoa hồi sức ngoại thần kinh hỏi thì được bác sĩ L. trả lời: “Tất cả bệnh nhân mổ cột sống đã được chuyển về khoa, không còn ai nằm ở đây cả”.
Sau khi nghe tôi trình bày, bác sĩ L. vào kiểm tra lại rồi một điều dưỡng nam đẩy ba tôi ra trong tình trạng co giật, sùi bọt mép.
Người điều dưỡng này hỏi: “Ông này bị liệt nửa người đúng không?”, tôi trả lời: “Ba tôi đi mổ trong tình trạng bình thường, không bị gì hết” thì điều dưỡng này lại đẩy ba tôi vô trong.
Sau đó, bác sĩ L. gọi điện thoại cho bác sĩ T.H.H.B.. Khoảng 20 phút sau, bác sĩ B. đến đưa ba tôi đi chụp CT-scan và giải thích ba tôi bị tai biến trên nền cũ, việc mổ cột sống đã xong và tình trạng hiện giờ của ba tôi không liên quan gì đến bác sĩ.
Hôm sau, bác sĩ B. lại giải thích tai biến của ba tôi là mới, không phải trên nền cũ. Ngày 23-2, sáu ngày sau ca mổ nói trên, từ một người khỏe mạnh, ba tôi đã chết tại bệnh viện khiến gia đình tôi rất bức xúc.
PHAN QUỐC BẢO
Bác sĩ Phạm Thanh Việt (phó phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Chợ Rẫy) trả lời:
- Bệnh nhân Phan Đình Trung nhập viện ngày 18-2, được chẩn đoán: trượt cột sống thắt lưng L5S1, đã được hội chẩn với lãnh đạo khoa và có chỉ định phẫu thuật thay thân sống và nẹp vít cột sống thắt lưng.
Bệnh nhân có tiền sử bị tiểu đường type 2, tăng huyết áp, đang điều trị. Đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng trong và sau mổ nhiều lần so với người không có tiền căn bệnh lý, nhưng nguy cơ biến chứng này không chống chỉ định phẫu thuật.
Cuộc phẫu thuật cho bệnh nhân được tiến hành và diễn biến bình thường, hậu phẫu bệnh nhân đã tỉnh lại.
Tuy nhiên, hai giờ sau bệnh nhân đột ngột co giật, lơ mơ, yếu nửa người bên trái, kết quả MRI não thấy có các mảng và ổ nhồi máu não cấp tính rải rác ở vỏ não trán, nhân xám trung ương, cạnh não thất hai bên; nhồi máu não cũ; huyết khối, xơ vữa tắc hẹp động mạch cảnh trong bên phải đoạn trong sọ.
Đây là biến chứng nhồi máu não do huyết khối, xơ vữa động mạch nên bệnh nhân được hồi sức tích cực tại khoa hồi sức cấp cứu.
Bệnh viện đã tích cực điều trị cho bệnh nhân, phẫu thuật viên cũng thường xuyên đến xem bệnh và hợp tác với bác sĩ điều trị khoa hồi sức cấp cứu. Nhưng do tình trạng bệnh nặng, nhồi máu não rộng nên bệnh nhân đã tử vong ngày 23-2.
Bệnh viện Chợ Rẫy thành thật chia buồn với gia đình bệnh nhân Phan Đình Trung và xin lỗi về việc không thể điều trị bệnh nhân qua khỏi bệnh dù các bác sĩ điều trị đã rất cố gắng về chuyên môn.
Bệnh viện cũng xin lỗi về thái độ giao tiếp của nhân viên... Đồng thời nhắc nhở các bác sĩ phải giải thích kỹ cho bệnh nhân, thân nhân trước phẫu thuật về biến chứng có thể xảy ra trong, sau phẫu thuật và các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng xảy ra biến chứng để thân nhân, bệnh nhân biết rõ và hợp tác tốt với bệnh viện. (L.TH.H ghi)

6 nhận xét:

Nặc danh nói...

bac si vietnam toan an nhau say xin ma con phau thuat noi gi ,tin may thang bac si vn co ma di chet,nen nho bac si mua bang cap tai vn rat de ot

Nặc danh nói...

Bạn nói hay quá, nên nhớ bạn đang ở Việt Nam và là người Việt Nam. Bạn xó học y khoa ngày nào khồn mà dám phát ngôn như vậy, bạn có biết thế nào là tai biến mạch não không, và thế nào là trượt đốt sống không. Học y đi rồi hãy phát biểu. Đừng có mà phán cứ như thánh vậy. Còn nữa nếu chổ nào bán bằng bác sĩ chỉ mình mua vài tấm cho mấy đứa bạn gần nhà với. Thân!

Nặc danh nói...

Thanh that chia buon voi gia dinh ban nhan.
Minh da tung la nguoi trong nganh y,nhung Gio da dinh cu o nuoc ngoai.
Sau khi qua day va nhin lai nganh y viet nam moi thay con qua kem coi ve ky thuat,LAN tinh than trach nhiem. Tuy nhien cung co nhung vi bs,yt co luong tam trach nhung chi chiem so it. Da Phan la lam vi cong viec,vi Lanh luong.
Nhieu nguoi lam rat hoi hot,ko nhiet tinh,chu quan. Va khi xay ra su co thi đem sach vo ra de noi cho dung sach vo,chu khi lam thu qua loa.
Minh nhan thay mang song con nguoi o vn qua suc bi coi re.
Cung nhu bênh nhan noi tren gio co chết thi cung cha ai lam dc gì vi bs do.
Khong biet khi nào thi nen y te vn moi dc phát triển ca ky thuật lan tinh than luong y nhi...

cách dùng nấm linh chi nói...

hic tội nghiệp quá

Unknown nói...

1/Bệnh nhân mổ cột sống thắt lưng thời gian mổ thường lâu hàng giờ đồng hồ. Cuộc mổ càng lâu, thời gian gây mê càng lâu, đặc biệt trên cơ địa bệnh sẵn có (Bệnh tim mạch, hô hấp. tiểu đường...) thì nguy cơ biến chứng càng cao. Nếu trong lúc mổ và sau mổ không theo dõi và kiểm soát hô hấp và huyết áp tốt thì có nguy cơ bị tai biến mạch não. Tuy nhiên, cho dù không mổ xẻ gì thì bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp cũng đã dễ bị tai biến mạch não hơn người bình thường rồi.
Nếu như những gì bệnh viện nói là sự thật thì chỉ còn biết than trách tại người nhà bạn xui nên bị tai biến mạch não thôi, không trách ai được. Còn nếu như có sai sót trong và sau mổ thì cần xem lại.
2/Cái sai đầu tiên của bệnh viện theo tôi là theo dõi bệnh chưa sát cũng như chưa đánh giá và xử trí đúng tình trạng bệnh nhân lúc trở nặng, thể hiện ở chỗ bệnh nhân mê, co giật, sùi bọt mép... mà không biết gì và xử trí gì, lại đẩy bệnh nhân ra cho người nhà nhìn mặt. Theo tôi lúc này phải đánh giá xem bệnh nhân có cần hỗ trợ về hô hấp hay không, phải dùng thuốc an thần để điều trị co giật và phải nhanh chóng chẩn đoán và điều trị nguyên nhân hôn mê,
3/BS phẫu thuật giải thích bệnh trước mổ cho người nhà như vậy là quá dở, không tiên lượng được hết những khả năng có thể xảy ra, đặc biệt trên người có nhiều bệnh đi kèm. Chỉ nói riêng về kết quả mổ, tôi thấy có người mổ xong triệu chứng có giảm, nhưng cũng có người không cải thiện hoặc cải thiện rất ít. Và tôi cũng gặp một số bệnh nhân mổ xong nằm bẹp một chỗ, rồi bị các biến chứng như nhiễm trùng vết mổ, viêm phổi bệnh viện...có thể dẫn đến tử vong.
4/Bệnh viện giải thích, đối xử chưa chu đáo với người nhà bệnh nhân. Điều này không riêng gì bệnh viện, mà các cơ quan hành chính nhà nước thường vẫn vậy.
5/@ ông điên nào nói chuyện mua bằng bác sĩ: chỗ nào thì tôi không biết, chứ ở Đại học Y Dược TPHCM thì trước giờ chưa hề có chuyện này. Lâu rồi có vài đứa chạy chọt vô học lúc đầu rồi cũng bị phát hiện và đuổi học ngay. Mà có cho nó học nó cũng không học nổi đâu. Vả lại BS VN bây giờ nói chung cũng thê thảm lắm, có mơ gì thì mơ chứ đừng mơ làm BS.

http://vuisongmoingay.blogspot.com/ nói...

Vo Lam nói rất chí lý, cảm ơn bạn rất nhiều