Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

KIYOSHI YAMASHITA - VAN GOGH CỦA NHẬT BẢN

D.A. Treffert

Kiyoshi Yamashita

Kiyoshi Yamashita sinh năm 1922, có một tuổi thơ kém may mắn vì phải chứng kiến mấy lần mẹ lấy chồng, phải trải qua một trận động đất kinh hoàng, và cuối cùng bị mẹ bỏ rơi. Yamashi ta được đưa vào viện dành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ và chính tại nơi đó khả năng đặc biệt của ông được phát hiện. Ông vẽ được những bức tranh gây kinh ngạc. IQ của ông là 68.
Kiyoshi Yamashita được hai họa sĩ tập trung bồi dưỡng để giúp ông phát triển khả năng đặc biệt. Khi ông 35 tuổi, bác sĩ Ryuizaburo Shikiba xuất bản một cuốn sách giới thiệu những tác phẩm của ông. Các kỹ năng bác học ở ông thật ngoạn mục, không chỉ khi so sánh với tình trạng chậm phát triển của ông mà hầu hết giới phê bình ở Nhật Bản đều coi các tác phẩm của ông là phi thường cho dù được đánh giá trên tiêu chuẩn nào đi nữa. Báo chí gọi ông là "Van Gogh của Nhật Bản". Trái với những gì ông thể hiện trong hội họa, các hành vi khác của ông rất nguyên thủy và cũng chính báo chí đã đặt cho ông biệt danh là "Thiên tài lang thang". Ông đi lang thang xin ăn, bạ đâu ngủ đấy.
Trong bài báo có tiêu đề "Liệu người ngớ ngẩn có thể có được tài năng vượt trội - Thách thức của các bác học đần độn" (*), Ogden Lindsey cho thấy ông đã nghiên cứu trường hợp này khá kỹ. Ông tuyên bố khá thuyết phục rằng nhiều trường hợp mang hội chứng bác học, trong đó có người Nhật này, có những kỹ năng vượt trội, không chỉ phi thường khi so sánh với tình trạng trì độn chung của họ mà phi thường trước mọi tiêu chuẫn đánh giá. Ông cũng phủ nhận cái gọi là thần bí  ở các bác học, và cũng như tôi, ông cảm thấy rằng những con người đó không có gì thần bí hơn những người mang các hội chứng khác chưa được nghiên cứu - "gọi sự vượt trội đặc biệt về hành vi là sự thần  bí chỉ để tô vẽ cho sự phớt lờ của khoa học". Để minh chứng cho sự phớt lờ này, Lindsey đã chỉ ra rằng trong danh sách gồm 1246 đối tượng đần độn và chậm phát triển được tờ Psychological Abstracts thống kê từ năm 1947 đến năm 1963 chỉ có hai trường hợp được nhắc tới với kỹ năng bác học, còn trong một danh sách tương tự liệt kê 16096 đối tượng đần độn và kém phát triển được phát hiện trong vòng 23 năm lại chỉ vẻn vẹn có 5 nhà bác học đần độn. Vạch rõ sự phớt lờ của khoa học, cũng như đề cao giá trị của các nghiên cứu từng trường hợp đơn lẻ, Lindsey nêu rõ "Tỷ lệ này dễ khiến người ta hiểu rằng các nhà bác học có mặt trong những danh sách như thế để đại diện cho mật độ đần độn trong dân số hơn là đại diện cho tiềm năng về mặt xã hội và khoa học của họ... Tự nhiên không phải lúc nào cũng cung cấp những bí ẩn của nó cho những chương trình nghiên cứu mang tính dân chủ".
Lindsey cho rằng các kỹ năng siêu phàm của những người mang hội chứng bác học không đơn thuần là sự bù đắp và cũng không đơn thuần là kết quả của sự rèn luyện khả năng ở mức cao. Đúng hơn, những kỹ năng ấy là một phần "không thể thiếu" của khuyết tật chứ không phải là kết quả bù đắp cho khuyết tật. Đây là kết quả của nhiều nhân tố ở nhà bác học, bao gồm sự cạnh tranh ít phản xạ hơn từ những hành vi khác, năng lực được tăng cường, sự nhạy cảm với những kích thích trong lĩnh vực của kỹ năng, những lựa chọn hành vi dễ hơn bởi những hành vi ít cạnh tranh  hơn đã suy yếu. Lindsey cho rằng càng dạy các bác học đần độn theo kiểu nhồi nhét thiếu cân nhắc  thì càng làm cho tài năng của họ bị thui chột hoặc mất đi. Vì thế, chúng ta cần phải họat hóa khuyến khích và dạy họ bất cứ gì theo hướng tích cực để giúp tài năng của họ đạt đến độ phát triển cao nhất. Chỉ khi chúng ta làm được như thế thì khuyết tật mới cho phép tài năng vược trội phát triển đầy đủ.
Đây chính là một quan điểm tích cực.

 Các tác phẩm của Kiyoshi Yamashita


CHÚTHÍCH:(*) Savant Syndrome

Không có nhận xét nào: