Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

YÊN TĨNH THƠI HIỆN ĐẠI

Lưu Dung

Trong một giờ giảng về cơ sở nghệ thuật hội họa Á Đông, tôi nói hội họa Trung Quốc thể hiện sự tĩnh lặng, nhàn tản và thoát tục, đột nhiên một sinh viên giơ tay: "Thưa thầy, xem TV hay phim ảnh em luôn thấy Trung Quốc ồn ào náo nhiệt, người ta đi lại như mắc cửi, sôi động chẳng thua gì New York, vậy làm sao mà họ có thể hưởng thụ sự tĩnh lặng hay nhàn tản được? Nếu thầy nói đó là chuyện của một trăm năm trước thì em còn tin, chứ nếu nói ngày nay người Trung Quốc vẫn hưởng thụ niềm vui đó thì em rất nghi ngờ ..."
Câu hỏi của em sinh viên đó quả thực cũng là câu hỏi mà hôm nay chúng ta phải tìm lời giải. Đến quá nửa thơ văn chúng ta đọc hồi nhỏ nói về cảnh yên tĩnh an nhàn; Hội họa cổ điển Trung Quốc cũng chỉ miêu ta những phong cảnh tĩnh lặng xa xa, đến ký ức chúng ta vẫn còn giữ lại hình ảnh về những túp lều cùng những đêm đuổi bắt đom đóm trên cánh đồng ... Nhưng rồi bước vào thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngay ở nông thôn chúng ta cũng khó hưởng thụ được sự yên tĩnh xưa kia. Sự thay đổi to lớn chỉ trong hai ba chục năm, thậm chí chỉ trong mười năm khiến ta không cách gì thấy lại được cảnh u tịch miêu tả trong các câu văn cổ.
Trong huyên náo, vẫn giữ được lòng yên tĩnh, trong xã hội đầy biến động vẫn giữ được lòng điềm đạm. Làm một người hiện đại hạnh phúc là vấn đề tôi muốn bàn trong bài viết này.
Hạnh phúc của người hiện đại không phải là không lo lắng mà là quên đi lo lắng; không phải là chạy trốn hoàn cảnh mà là thay đổi hoàn cảnh, không phải là chờ mong yên tĩnh mà là tạo ra yên tĩnh.
Nói đến yên tĩnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một nơi không có âm thanh, thật ra yên tĩnh chính là khi lòng mình cảm thấy bình an, thư thái. Cảm gác đó không nhất thiết phải bắt nguồn từ sự yên lặng không tiếng động, có thể nói sự im lặng không tiếng động cũng khó có thể tạo một cảm giác thư thái cho người hiện đại, cũng giống các vận động viên sau khi chạy tốc độ không nên nằm vật ra nghỉ ngơi; bởi quá bận rộn trong môi trường huyên náo, nếu đột nhiên rơi vào môi trường yên lặng không tiếng động trong khi lòng vẫn chưa "yên tĩnh" thì sẽ rất dể gây cảm giác bất an. Vậy, sự yên tĩnh mà con người hiện đại cần là sự yên tĩnh có tiếng trúc lay động, tiếng thông reo vi vu, tiếng côn trùng rả rích . . .thậm chí một bài hát, một khúc nhạc sẽ xua đi những căng thẳng có thể khiến lòng chúng ta dần yên tĩnh trở lại.
Tôi hay hói: "Sự yên tĩnh của một người hiện đại là sự yên tĩnh trong quán cà phê khi ta bước từ thế giới huyên náo, đẩy cánh cửa kính dày, gác lại những ầm ĩ bên ngoài, ngả người thoãi mái trên ghế, nhấp một ngụm cà phê, thưởng thức một khúc nhạc cổ điển du dương; Rồi đến giờ, chúng ta lại kéo cửa, bước trở lại thế giới sôi động ...
Sự yên tĩnh của người hiện đại không phải là ở ẩn dật trong rừng sâu, làm bạn với hươu nai, không phải là yên tĩnh kiểu tranh của Tề Bạch Thanh mà là tìm cái khe nhỏ yên tĩnh giữa những quãng thời gian hối hả. Phút yên tĩnh ngắn ngủi vừa giúp ta giảm căng thẳng, vừa xốc lại tinh thần và sức lực.
Đọc giả có thể hỏi vậy thì tạo ra yên tĩnh như thế nào? Câu trả lời của tôi là: yên tĩnh được tạo ra từ huyên náo, giống như hòa bình được tạo ra sau chiến tranh. Những ví dụ như thế rất phổ biến ở Mỹ, chúng ta thường thấy nhiều người Mỹ cố công hoàn thành công việc của 5 tháng trong vòng 4 tháng, khi được hỏi: "Sao không làm từ từ thôi?" Họ chắc chắn sẻ trả lời: "Làm từ từ chỉ thêm bận rộn, vì việc chưa hoàn thành, lòng không thể yên nên khó thoải mái nghỉ ngơi, chẳng thà dốc sức để có thể tranh thũ thời gian mà nghỉ ngơi thoải mái". Vậy đó, người hiện đại làm việc lấy tốc độ để tranh thủ thời gian, dùng thời gian đó để hưởng thụ yên tĩnh; công việc cứ để dây dưa sẽ vĩnh viễn không thể có yên tĩnh thật sự.


Không có nhận xét nào: