Lưu Dung
Năm
ngoái, một nhóm nghiên cứu của Mỹ, không biết có ăn phải gan hùm hay không mà
dám đưa ra một kết quả thống kê: ĐÀN ÔNG LẤY VỢ TRẺ SẼ SỐNG THỌ HƠN.
Tất nhiên
nghiên cứu đã gặp làn sóng phản đối, đặc biệt từ các hội phụ nữ:
- Đó là
chủ nghĩa "sô vanh" nam giới!
- Đàn ông
muốn bỏ người vợ tào khang để lấy gái trẻ sẽ lợi dụng thống kê này!
- Chồng
tôi cả đời không đọc báo, bỗng dương dương đắc ý cho tôi đọc tin này, vậy là có
ý đồ gì?
Vấn đề là
nghiên cứu trên không phải là không nghiêm túc, các kết luận đều dựa trên những
con số cụ thể, Vì vậy xuất hiện cách giải thích khác:
- Vì chỉ
có các ông khỏe mạnh đặc biệt mới "dám" lấy vợ trẻ, chẳng phải vì lấy
vợ trẻ mà khỏe ra. Nghiên cứu đã lẫn lộn giữa "nhân" và "quả".
- Cũng như
các giáo sư thường xuyên tiếp xúc với sinh viên nên lây phong cách ứng xử trẻ
trung, chồng lấy vợ trẻ cũng như vậy.
Cũng có
người lại đưa ra dẫn chứng khác:
- Thật nực
cười, thử hỏi nhóm nghiên cứu xem các cụ nuôi chó thì có thọ hơn không? Bởi
nuôi chó thì ngày nào cũng phải dắt chó đi dạo nên được dịp vận động hít thở
không khí trong lành. Tốt hơn hẳn những người chỉ nằm nhà xem TV, tích tụ
cholesterol. Lúc đó chẳng lẽ lại bảo cụ nào nuôi chó sẽ sống lâu hơn?
Tóm lại là sau khi công bố kết quả nghiên cứu thì tranh cãi nỗi lên như ong. Nhiều vị học trò của tôi ở tuổi trung niên cũng bàn luận mãi. Chỉ cần ông nào lộ ra chút thích thú là bị các bà xúm vào đấu tố. Ngay như tôi làm giáo sư mà củng chẳng dám đụng đến chuyện họa sĩ này có "thiếp", họa sĩ kia có "bồ", sợ làm các bà nỗi giận.
Tóm lại là sau khi công bố kết quả nghiên cứu thì tranh cãi nỗi lên như ong. Nhiều vị học trò của tôi ở tuổi trung niên cũng bàn luận mãi. Chỉ cần ông nào lộ ra chút thích thú là bị các bà xúm vào đấu tố. Ngay như tôi làm giáo sư mà củng chẳng dám đụng đến chuyện họa sĩ này có "thiếp", họa sĩ kia có "bồ", sợ làm các bà nỗi giận.
Gần đây,
qua chuyến thăm mấy họa sĩ lớn, tôi cảm nhận được vài điều.
Mùa thu năm
ngoái, tôi đến nhà một danh họa, không may ông đi vắng. Bà vợ đặc biệt giới thiệu
với tôi những tác phẩm đắt giá của chồng, trong đó có một bức rất nhỏ mà giá hơn
chục nghìn đô. Tuy nhiên, nhà vị danh họa này rất chật chội, phòng đã không nhiều
mà phòng nào trông cũng như nhà trọ, chỗ này một đống, chỗ kia một đống. Ngay
như phòng vẽ, bàn trong phòng không những bé mà còn vương vãi đầy mẩu thuốc lá.
Bụi bậm thì không sao tả xiết, tôi vừa bước vào đã hắt hơi năm sáu cái, vì bệnh
hen nên tôi phải chạy vội ra ngoài.
Tiếp đó,
tôi đến nhà một họa sĩ nổi tiếng khác,đón tôi là bà vợ trẻ hơn đến ba mươi tuổi
của ông. Vào nhà, tôi thấy bà vợ chạy tới chạy lui lau dọn nhà cửa; đồ điện
trong nhà rất hiện đại. Mọi việc đóng khung, bọc tranh, thương lượng giá cả, tổ
chức triển lãm, quảng cáo ... đều do bà đảm nhiệm. Nhà cửa họa sĩ này sáng sủa,
bước vào thấy phấn chấn tinh thần, khác hẳn với danh họa trên, nói có vẻ khó
nghe , bước vào nhà danh họa ở trên còn có cảm giác xúi quẩy.
Vị danh họa
trên đã qua đời không lâu, thương tiếc tài năng của ông, tôi không khỏi không
suy nghĩ.
Nếu bà vợ
ông mà được như cô vợ trẻ của họa sĩ kia, biết tạo mội trường sống trong lành với
lối sống tích cực, biết đâu ông chẳng sống thọ thêm? Thậm chí nếu vợ vị danh họa
đó biết quảng cáo tài năng của chồng thì thành tựu của ông còn cao hơn nữa. Ông
họa sĩ sau lớn tuổi hơn ông trước nhiều nhưng nhở bà vợ trẻ khéo léo chèo kéo, đã
chẳng đi khắp nơi sáng tác sao?
Nếu đúng
vậy thì không nên quan tâm đến chuyện vợ già vợ trẻ mà nên cùng vợ mình thảo luận:
- Liêu
chúng có cần sống một lối sống trẻ trung hơn không? Liệu có phải chúng ta cứ
cho mình là già thì phải sống khép kín? Nếu như không tự mình làm được thì liệu
có nên nhờ người tới dọn dẹp dùm nhà cửa không?
Làm cho mội
trường sống dễ chịu thoải mái hơn, dù tốn thêm ít tiền cũng đáng chứ.
Còn các
lão ông có vợ trẻ cũng đừng vội đắc y, bởi nếu cứ ỷ ta đây có vợ trẻ mà lười biếng
, chây ỳ thì cũng sớm … chầu trời!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét