Lưu Dung
SÔNG QUÊN
Vì sao trẻ
em thích đung đưa?
Trong các
cửa hàng đồ chơi ở Mỹ có loại nôi điện tự động lắc lư; trong nhà làm bằng băng
của người Eskimo có nôi may bằng da thú; ngay trong hang núi của "Làng văn
hóa Cửu Tộc" cũng thấy những chiếc nôi tết bằng thừng.
Phải chăng
khi còn nằm trong bụng mẹ, em bé như được đung đưa nên sau khi chào đời rồi vẫn
còn thèm được đung đưa?
Hay bởi
trước khi được đầu thai, người ta phải đi vượt qua SÔNG SINH, uống nước SÔNG
QUÊN rồi mới được sinh ra đời, vì vậy, thích được đung đưa là hồi ức lúc qua
sông còn sót lại?
Vậy thì,
khi chúc phúc một người phụ nữ mang thai, chúng ta hãy cúi xuống và nói với đứa
bé trong bụng mẹ rằng: "Chúc xuôi chèo mát mái!"
Mỗi lần đưa
nôi cho con ngủ, tôi lại nghĩ ngợi xa xôi như vậy ...
BẾN SINH
Vì sao trước
khi ngủ, con rất hay khóc?
Con khóc,
gào, thậm chí quẫy đạp ... lẽ nào trong giấc mơ lại có ông ba bị hiện ra?
Hay con sợ
bị ngã xuống SÔNG QUÊN, lại bị bà mụ đưa đi?
Hay đêm
trước con gặp phải ác mộng nên không muốn ngủ?
Nhưng rồi,
con lại cười.
Môi chúm
lên, ban đầu tưởng như sắp khóc, nhưng sau lại biến thành nụ cười.
Tôi đoán,
có thể khi qua SÔNG QUÊN, cập vào BẾN SINH, không còn trải qua cảnh phiêu diêu
nữa nên nở nụ cười sung sướng?
Một lần nữa,
đưa con vào giấc ngủ, tôi lại nghĩ ngợi xa xôi . . .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét