Một hôm,
Hạ Cái Tôn tiên sinh đến thăm Hoằng Nhất đại sư. Khi ăn cơm, thấy đại sư chỉ ăn
một món dưa muối. Hạ tiên sinh hỏi:
- Lẽ nào đại
sư không thấy món dưa muối này quá mặn hay sao?
Hoằng Nhất
đại sư đáp:
- Mặn có
mùi vị của mặn.
Lát sau,
Hoằng Nhất đại sư ăn xong, bưng ly nước trong uống. Hạ tiên sinh lại nhíu mày hỏi:
- Lẽ nào
lại không có trà? Sao hàng ngày cứ phải uống thứ nước trong nhạt nhẽo ấy?
Hoằng Nhất
đậi sư đáp:
- Nước
trong tuy nhạt, nhưng nhạt cũng có mùi vị của nhạt.
Hậ tiên
sinh là bạn thân với Hoằng Nhất đại sư nên mới hỏi như vậy, nhưng Hoằng Nhất đại
sư đã vượt qua khỏi cái nhu cầu phân biệt mặn ngọt, sự vượt qua này không phải
vì không còn vị giác mà chính là thật sự cảm nhận được mùi vị ngon của mặn và vị
mát mẻ của nước trong.
Trong cuộc
sống, có nhiều lúc chúng ta không có khả năng lựa chọn, nên phải học cách thích
ứng với hoàn cảnh. Hợp rồi tan, hạnh phúc và đau khổ, hy vọng rồi thất vọng ...
giả như chúng ta chịu khó nếm thử thì sẽ thấy chúng đều có mùi vị. Chúng là những
thứ không thể thiếu trong cuộc sống, Hạnh phúc trong cuộc sống là vị ngọt ngào,
chia ly trong tình yêu là vị mặn, mặn có mùi vị của mặn, sự bình thường trong
cuộc sống là nhạt, nhạt cũng có mùi vị của nhạt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét