Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

ĐỪNG BAO GIỜ BỎ CUỘC

Randy Pausch (*)
Bài giảng cuối cùng
 Khi đang học năm cuối ở trường phổ thông, tôi nộp đơn xin vào đại học Brown và đã không được nhận. Tôi nằm trong danh sách chờ đợi. Tôi đã gọi điện cho văn phòng nhập học cho tới khi cuối cùng họ quyết định nhận tôi. Họ thấy tối quá muốn được vào trường.
Tính bền bỉ, kiên trì đã giúp tôi vượt được bức tường gạch.
Đến khi tốt nghiệp Brown, tôi không hề nghĩ sẽ học tiếp cao học. Mọi người trong gia đình tôi đi học, rồi nhận việc làm. Họ không bao giờ tiếp tục theo đuổi con đường học vấn cao hơn.
Nhưng Andy van Dam, "ông cậu Hà Lan" và người thầy của tôi ở Brown đã khuyên tôi:"Hãy lấy bằng tiến sĩ", hãy trở thành giáo sư".
"Sao tôi lại cần làm việc đó?" - tôi hỏi ông.
Và ông nói:"Bởi vì cậu là một người bán hàng giỏi, và nếu cậu đi làm cho một công ty, họ sẽ sử dụng cậu làm người bán hàng. Nếu cậu trở thành người bán hàng, cậu cũng có thể bán một thứ hàng rất đáng giá như giáo dục chẳng hạn."
Và tôi mãi mãi biết ơn lời khuyên này.
Andy bảo tôi nộp đơn xin vào đại học Carnegie Melloon, nơi ông đã gửi những sinh viên xuất sắc nhất của ông."Cậu sẽ được nhận vào đo, không có vấn đề gì cả." - ông nói. Và ông đã viết cho tôi một bức thư giới thiệu.
Các giáo sư ở Carnegie Mellon đọc lá thư giới thiệu nhiệt tình của ông. Họ xem điểm học jkha1 tốt và điểm thi vào cao học không mấy hoàn chỉnh của tôi. Họ xem xét lại hồ sơ xin học của tôi.
Và họ đã từ chối.
Tôi được nhận vào chương trình tiến sĩ ở các trường khác, nhưng chính Carnegie Mellon thì không muốn nhận tôi. Tôi tới văn phòng của Andy và đặt lá thư từ chối lên bàn, "Tôi muốn ông biết Carnegie Mellon đã đánh giá những giới thiệu của ông cao như thế nào". tôi nói.
Vài giây sau khi thấy bức thư trên bàn, ông nhắc điện thọai:"Tôi sẽ giải quyết việc này. Tôi sẽ đưa cậu vào." - ông nói.
Nhưng tôi ngăn ông. "Tôi không muốn giải quyết việc này theo cách đó." - tôi nói với ông.
Rồi chúng tôi đưa ra một thỏa thuận. Tôi sẽ xem xét các trường đã nhận tôi. Nếu không thấy thõa mãn với bất cứ trường nào, tôi sẽ quay lại và chúng tôi sẽ thảo luận.
Các trường khác, cuối cùng cũng chẳng mấy thích hợp, và tôi đã nhanh chóng quay lại chỗ Andy, tôi nói với ông là tôi quyết định bỏ học cao học và nhận một việc làm.
"Không, không, không." - ông nói - "Cậu phải lấy bằng tiến sĩ, cậu phải vào Carnegie Mellon."
Ông nhắc điện thoại gọi cho Nico Habermann, trưởng khoa khoa học máy tính của Carnegie Mellon, cũng là một người Hà Lan. Họ nói với nhau về tôi một lúc bằng tiếng Hà Lan, sau đó Andy gác máy và nói với tôi:"Đến văn phòng ông ta lúc 8 giờ sáng mai."
Nico thuộc trường phái cổ điển, phong cách hàn lâm Châu Âu. Rõ ràng cuộc gập mặt với tôi chỉ xảy ra như một đặc ân đối với người bạn Andy của ông. Ông hỏi tại sao ông cần xét lại đơn xin học của tôi, sau khi khoa đã có kết luận. Tôi nói :"Sau khi khoa của ông xem xét, tôi có nhận được học bổng toàn phần của phòng nghiên cứu Hải Quân (2)". Nico nghiêm trang trả lời,"Có nguồn tiền không thuộc vào tiêu chuẩn nhập học của trường; chúng tôi tài trợ sinh viên từ các nguồn kinh phí nghiên cứu." Và ông nhìn tôi thật kỹ, đúng hơn là như ông nhìn xuyên thấu tôi.
Có một số khoảnh khắc quyết định trong cuộc đời mỗi người. Và thật may mắn nếu người ta nhận biết được khoảnh khắc ấy khi nó xảy ra. Tôi đã biết lúc đó tôi đang ở trong khảnh khắc như vậy. Với tất cả niềm kiêu hãnh của tuổi trẻ, và chút ít ngạo mạn, tôi nói:"Xin lỗi, tôi không nói đến hệ quả về tiền bạc, mà muốn nói rằng họ chỉ thưởng có mười lăm học bổng như vậy trên toàn quốc. Tôi nghĩ đó là một vinh dự xứng đáng và tôi xin thứ lỗi nếu nói ra như vậy là quá tự phụ."
Đó là câu trả lời duy nhất tôi có, nhưng đó lại là sự thật. Rất chậm, khuôn mặt của Nico ấm dần lên và chúng tôi chuyện trò thêm dăm phút.
Sau khi gập gỡ thêm với một số giảng viên khác, cuối cùng thì tôi đã được Carnegie Mellon nhận vào học, và tôi đã có được bằng tiến sĩ. Đó chính là một bức tường mà tôi đã vượt qua được nhờ có sự giúp đỡ to lớn từ một người thầy tư vấn và những sự bày tỏ chân thực.
Cho đến khi bước lên bục trình bày bài giảng cuối cùng, tôi chưa bao giờ kể cho các sinh viên và đồng nghiệp ở Carnegie Mellon rằng tôi đã bị từ chối khi xin vào học ở đây. Tôi đã ngại điều gì? Vì rằng tất cả mọi người sẽ cho là tôi không đủ thông minh để đồng hội đồng thuyền với họ? Rằng họ sẽ ít tôn trọng tôi hơn chăng?
Thật thú vị, những bí mật mà bạn quyết định tiết lộ vào cuối cuộc đời ban,
Đáng lẻ tôi phải kể câu chuyện này từ nhiều năm nay, bởi đạo lý là: Nếu bạn thật sự mong muốn một điều gì thì đừng bao giờ bỏ cuộc (và khi được chấp thuận thì hãy quảng cáo về điều đó!)
Những bức tường gạch đó là có một nguyên nhân. Và khi bạn đã vượt qua được - ngay cả khi thực chất là có một ai đó đã giúp quăng bạn qua - thì vẫn rất có ich cho mọi người nếu bạn biết nói với họ rằng bạn đã làm việc đó như thế nào.
Chú thích: (*) Randy Pausch là giáo sư bộ môn khoa học máy tính tại đại học Virginia. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng nghiên cứu và đã cộng tác làm việc với Adobe, Google, Electronic Arts, Walt Disney Imagineering. Bài viết này trích trong quyển "The Last Lecture" của ông, được viết  sau khi ông biết bệnh ung thư tụy của mình không còn khả năng chữa trị. Bài viết này kể lại buổi thuyết trình mang tựa đề "Bài giảng cuối cùng" của ông trước các sinh viên và đồng nghiệp


Không có nhận xét nào: