Hỏi: Tôi là một giáo viên và một số giáo viên khác cũng có thể
gập vấn đề này. Tôi theo đạo Phật và luôn nhắc nhở mình phải bình tĩnh, công bằng,
chín chắn ... Nhưng khi đối mặt với các học sinh, khi chúng không nghe lời thì
tôi mất kiểm soát. Tất nhiên, tôi học cách kiểm soát tâm mình, kiểm soát bản thân,
tình cảm của mình nhưng khi mất tự chủ, tôi trở nên cảm tính, và sau đó, tôi lại
hối hận. Tôi đã la mắng một học sinh rất tệ và rồi tôi cố suy ngẫm, Nhưng những
chuyện này cứ tái diễn và tôi không còn biết chính xác sẽ phải làm gì khi rơi
vào hoàn cảnh đó.
Jigme Pema Nyinjadh: Trước hết, thầy giáo của chính tôi cũng
là một người rất nghiêm khắc, rất truyền thống và ông thường răn dậy tôi rất
nhiều. Song tôi chẳng bao giờ thấy phiền lòng. Nhưng khi những người khác không
phải thầy của tôi, mà chỉ là những người lớn hơn, nếu có la mắng chúng tôi thì
tôi lại thấy bị xúc phạm. Tôi cho rằng đó là vì tôi biết rằng thầy đang dành
cho tôi một tình thương rất lớn lao - tình thương và sự quan tâm. Vì lòng
thương yêu mà một số thầy giáo phê bình các học sinh. Tất nhiên, khi còn là một
đứa trẻ, chúng ta cảm thấy rất buồn và bị tổn thương. Nhưng đằng sau đó, chúng
ta cũng cảm thấy được lòng yêu thương của thầy. Và tôi nghĩ chúng ta cũng không
thấy phiền lòng cho lắm.
Vì thế, là một người
thầy, đôi khi vì tình thương yêu mà bạn cũng phải dạy dỗ và bạn cũng chẳng làm
khác đi được. Đó là công việc. Công việc của người thầy không phải là tỏ ra dễ
dãi mà là giúp được học sinh tiến bộ. Ví dụ trong mối quan hệ thượng sư-đệ tử
trong đạo Phật, chúng tôi luôn chỉ ra những lỗi cho các đệ tử. Bổn phận của thượng
sư là như vậy. Mặc dù chúng tôi không còn làm theo cách này trong thế kỷ thứ 21
nhưng trên quan điểm truyền thống mà nói thì việc của bậc thầy giáo thọ là chỉ
ra lỗi của đệ tử. Nếu mọi người cho rằng bạn rất tốt hoặc đang làm rất tốt thì
sẽ không còn chỗ cho bạn tiến bộ nữa. Chúng ta cần nhận ra thiếu sót của mình
và học được từ những lỗi lầm để có thể tiến bộ và đó là công việc của một thầy
giáo thọ. Nói như vậy cũng có nghĩa là khi thầy có một học sinh không ngoan thì
điều đó cũng có lợi cho người thầy, nhớ rằng các em cũng đềui là con người như
chúng ta, cũng mong được hạnh phúc không muốn phiền não. Có thể, đối với các
em, hạnh phúc là được phép làm biếng hoặc không phải đi học. Tất nhiên, bạn phải
chỉnh đốn các em nhưng cũng phải hiểu các em. Tôi nghĩ rằng, chúng ta, những
người thầy cũng như chủ các công ty, phải học cách để trông thì có vẻ giận dữ
nhưng thực ra trong tâm thì không hề sân giận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét