Đêm trước Giáng sinh,
người khách cuối cùng đến sửa đồng hồ đã ra về, Lee, ông chủ tiệm sửa đồng hồ bị
câm điếc, bèn đi chỉnh lại mấy cái đồng hồ. Làm xong, ông tính đi vào nhà sau.
Đột nhiên ông cảm thấy sau gáy có một luồng gió lạnh từ cửa thổi vào. Lee xoay
người lại. Đứng trước mặt ông là hai người đàn ông. Linh tính mách bảo ông họ
không phải là khách hàng. Người đàn ông tr3 khoảng ba mươi tuổi, còn người kia
khoảng năm mươi. Người trẻ tuổi đứng gần cửa, còn người già hơn thì hai mắt trợn
trừng tiến vào. Lee cố nén cơn sợ đang dâng lên.
Ông mỉm cười với người
đàn ông hung tợn sau đó chỉ vào tai mình, lắc lắc đầu. Người đó nhìn ông trừng
trừng rồi sau đó đột nhiên dịu lại, xoay ra nói vài câu với người kia.
Lee nhân cơ hội quan
sát kỹ hai người, đặc biệt chú ý đôi bàn tay của họ đang run lên vì những ý đồ
bất lương. Ông cố nén sợ tự nhủ:"Mình phải bình tĩnh". Và ông viết ra
một tờ giấy:"Tôi có thể giúp gì cho các ông?".
Hai người này mỉm cười
với ông. Lúc đó Lee cũng đoán có lẽ hai người này đang chạy trốn và họ muốn kiếm
ít tiền. Ông lại viết:"Hai người đến cầm đồng hồ à?".
Lúc này, người lớn tuổi
mới vén ống tay áo lên, chỉ vào chiếc đồng hồ đang đeo rồi viết:"Ông trả
bao nhiêu cho cái đồng hồ này?".
Chiếc đồng hồ rất tầm
thường nhưng lúc đó nó lại trở nên có sức mạnh vô thường. Nó chính là phương tiện
để Lee thoát khỏi tình huống nguy hiểm này. Lee hiểu hai người đang rất khó
khăn, ông vội kéo họ vào trong , "hỏi" họ tiếp:" Các anh cần bao
nhiêu?"
Câu trả lời được họ
viết :"Đáng bao nhiêu thì ông đưa bấy nhiêu".
Lee thò tay vào thùng
tiền lấy 150 đô la đưa cho họ. Họ bắt chặt tay nhau, thông qua đó tỏ vẽ đồng
tình và cảm kích.. Họ biết cái đồng hồ đó không thể đáng giá từng ấy tiền. Trước
khi hai người bỏ đi, một người viết vội cho Lee:"Khi có tiền chúng tôi sẽ
đến chuộc lại. Chúc Giáng Sinh vui vẻ!"
Trong cuộc sống, nhiều
người luôn oán than người khác đối xử không tốt với mình mà không kiểm điểm lại
lời nói và hành vi cuả mình. Trên thực tế, nếu bạn có đủ khoan dung, dùng lễ
nghĩa đối xử với mọi người, thậm chí có thể kẻ cướp cũng xúc động mà không nhẫn
tâm hãm hại bạn. Việc hiểu, tha thứ và biết đứng trên góc độ của người khác mà
suy nghĩ vấn đề sẽ giúp cho bạn tránh được rất nhiều phiền phức.
Thomas Fuller từng nhận xét:"Rất ít người làm được việc dựa vào đánh giá bản thân để đánh giá người
khác". Dường như chúng ta không thể thực hiện việc được so sánh quá khứ của
mình với quá khứ của người khác. Khi chúng ta làm một việc khiến bản thân phải
hổ thẹn, chúng ta sẽ có khuynh hướng tìm một con "cừu thế thân".
Nhưng như thế là chúng ta đã mắc nợ lương tâm của mình rồi. Chúng ta sẽ giả vờ
than thở:"Lương tâm của tôi đang cắn rứt", nhưng sau đó, nhanh chóng
tha thứ cho bản thân để quên đi. Nhưng đến khi người khác mắc sai lầm hoặc biểu
hiện sự thù hận, chúng ta lại mau chóng coi họ chẳng đáng một xu.Đáng buồn cười
hơn, chúng ta luôn nhớ kỹ mỗi lần người khác nói dối nhưng lại quên khuấy vô số
lần nói dối của chính mình. Muốn trở thành một người có tư cách, chúng ta cần
biết con người là một "hỗn hợp" của sự lương thiện và tàn ác, của
thành công và thất bại, của niềm tin và thất vọng, của tình bạn và sự cô đơn, của
dũng khí và sự sợ hại ... Chúng ta vì thế luôn giống nhau, có khi được xem là vĩ
đại trong cuộc đời,có khi lại không tránh khỏi bị xem là nhỏ bé. Chỉ khi có được
lòng khoan dung, chúng ta mới có thể bắt đầu một cuộc sống có ích.
Nếu bạn có thể biến
lòng khoan dung trở thành bản tính của mình, điều đó sẽ giúp bạn trưởng thành
hơn và sẽ tìm được cái tôi đích thực của mình. Bạn cần suy nghĩ kỹ càng mọi thứ
trước khi hành động. Nếu bị rơi vào trạng thái hoài nghi hay mất tự tin, bị quấy
rối vì sợ hãi, bạn sẽ phải chịu đựng áp lực. Mỗi khi bạn công kích ai đó, xin
hãy tự hỏi"Nếu ở vào hoàn cảnh người đó, mình sẽ làm gì?".
Nếu cần thiết, bạn
hãy chiến đấu vì quyền lợi của mình nhưng đừng chiến đấu chỉ vì thù hận.
Cũng đừng chỉ vì một
sai lầm mà bạn trở nên quá cay nghiệt với bản thân vì điều này sẽ biến bạn trở
thành một người mất phương hướng.
Chỉ khi học được cách
khoan dung, chúng ta mới có thể thành công trong cuộc sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét