BS Nguyễn Văn Phúc
- Lịch sử:
Theo tác giả Lương Văn Lựu viết trong Biên Hòa sử lược, thì "Thành
được xây dựng vào năm Gia Long thứ 15 (tức 1816) tại địa hạt thôn Bàn Lân (thôn
Tân Lân) huyện Phước Chánh, tỉnh Biên Hòa cũng với tên gọi là "Thành
Cựu" do dân Lạp Man xây đắp bằng đất. Chu
vi thành dài 338 trượng, cao 8 thước 5 tấc, dày 1 trượng. Hào xung quanh rộng 4
trượng, sâu 6 thước. Thành có 4 cửa và một kỳ đài (phía chánh điện). Mỗi cửa
ngõ có bắc một cầu đá ngang qua hào để làm lối lưu thông ra vào". Thành
được xây theo hình cánh cung, đến năm Minh Mạng thứ 18 (tức 1837). Thành Cựu
được xây dựng lại bằng đá ong và đổi tên thành Thành Biên Hòa. Về sau, quân
Pháp tu bổ và thu gọn lại còn bằng 1 phần 8. Trước 1940, hai bên cửa thành, có
chôn 2 khẩu đại bác, miệng chìa về phía diện tiền như biểu dương uy vũ, nhưng
đến khi quân đội Nhật lật Pháp quyền đến chiếm đóng, đã đào gỡ dời đi mất. Các
hào ở phía Đông, được quân dân xin lấp lại và xây cất phố xá bên cạnh vách đá, nay
trở thành khu thương mại rất thượng vịnh.
Cổ thành Biên Hòa là một công trình phòng thủ quân sự của
triều Nguyễn ở vùng đất Biên Hòa. Hệ thống bố phòng ở Biên Hòa lúc bấy giờ còn
có các trạm, lũy, tấn, đồn thủ tại các nơi xung yếu. (Cũng cần nói thêm: tỉnh
Biên Hòa lúc bấy giờ gồm phủ Phước Long và 4 huyện: Phước Chánh, Phước An, Bình
An, Long Thành. Đối chiếu với địa giới hiện nay thì nó bao gồm các tỉnh hiện
nay như: Biên Hòa, Bà Rịa - Vũng
Tàu, Bình Dương,
Bình Phước
và một phần đất của các quận, huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh,
Bình Thuận).
Ngoài chức năng của một trung tâm các hoạt động nhiều mặt của xã hội đương
thời, cổ thành Biên Hòa đóng góp rất quan trọng trong việc bố phòng, trấn an
vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai. Thành Biên Hòa là điểm chỉ huy của các cuộc trấn
áp đối với sự nổi dậy phá hoại của các tộc người miền núi không tuân phục triều
Nguyễn, triều Nguyễn gọi chung là man sách.
Theo thư tịch cổ, từ thế kỷ 14 - 15, thành do dân Lạp Man xây đắp bằng
đất với tên gọi "Thành Cựu". Thời nhà Nguyễn, thành được xây dựng lại
trên nền Thành Cựu, có mở rộng hơn, với tên gọi thành Biên Hòa. Khi Pháp đánh
chiếm các tỉnh Nam
bộ, Thành Biên Hòa trở thành nơi phòng ngự, phản công địch của quan quân nhà
Nguyễn.
Tháng
12/1861, Thành Biên Hòa rơi vào tay thực dân Pháp. Trong thời gian chiếm đóng,
quân đội Pháp tiến hành xây dựng lại, thu gọn chu vị thành còn 1/8 so với trước
và gọi là thành "Xăng đá", phiên âm từ tiếng Pháp
Soldat - nghĩa là "Thành Lính". Hào phía đông được lấp đất lại xây
cất phố xá và một số doanh trại, biệt thự, nhà thương... trong nội thành cho sĩ
quan cao cấp và quân đội Pháp ở. Buổi sáng lính thường sử dụng kèn báo thức, âm
thanh vang cả một vùng nên dân địa phương còn gọi là Thành Kèn. Sau khi Thành
Biên Hòa bị chiếm đóng, ngoài việc cho thu hẹp diện tích, thực dân Pháp còn xây
dựng thêm nhiều hạng mục công trình bên trong thành như: Các khu nhà biệt thự
với một tòa phía tây bắc và một tòa phía đông nam
Những ngôi nhà này được xây dựng với 3 tầng có sàn gạch, mái ngói, vòm cuốn, hệ thống cửa thông gió cho cả tòa nhà, trong đó đáng chú ý là sàn gạch được chia nhỏ bằng các thanh thép hình to dày, sau đó ghép gạch lại với nhau bằng chất kết dính là vữa và vôi. Theo đánh giá của các chuyên gia, Thành Kèn là công trình di tích có giá trị lớn về lịch sử và khoa học.
Các công trình kiến trúc và những dấu tích còn lại là những tư liệu quý giá về kỹ thuật xây dựng vào thời kỳ đầu chế độ đô hộ thực dân. Trong đó, khá rõ nét là công trình phòng thủ quân sự và công trình nhà làm việc, nhà ở kiểu Pháp; các đoạn tường thành, móng thành và các vị trí chiến đấu. Tại đây cũng thấy ảnh hưởng của “tính bản địa” qua việc sử dụng các vật liệu tại chỗ như gỗ, đá tổ ong, bên cạnh các vật liệu thuần châu Âu như gạch chỉ, thép hình.
Những nghiên cứu về Thành Kèn cho thấy, nhiều kỹ thuật xây cổ vẫn còn giá trị cho các nhà nghiên cứu về công nghệ xây dựng ngày nay như: Các sàn gạch bằng vữa vôi, kết cấu giàn mái bằng thép - gỗ, cấu tạo thông gió trong ngôi nhà, cách thức lợp mái hiện đại nhưng lại xuất hiện hơn một thế kỷ trước và kỹ thuật chống sét cũng như hệ thống kỹ thuật cuốn vòm bằng gạch…
Những ngôi nhà này được xây dựng với 3 tầng có sàn gạch, mái ngói, vòm cuốn, hệ thống cửa thông gió cho cả tòa nhà, trong đó đáng chú ý là sàn gạch được chia nhỏ bằng các thanh thép hình to dày, sau đó ghép gạch lại với nhau bằng chất kết dính là vữa và vôi. Theo đánh giá của các chuyên gia, Thành Kèn là công trình di tích có giá trị lớn về lịch sử và khoa học.
Các công trình kiến trúc và những dấu tích còn lại là những tư liệu quý giá về kỹ thuật xây dựng vào thời kỳ đầu chế độ đô hộ thực dân. Trong đó, khá rõ nét là công trình phòng thủ quân sự và công trình nhà làm việc, nhà ở kiểu Pháp; các đoạn tường thành, móng thành và các vị trí chiến đấu. Tại đây cũng thấy ảnh hưởng của “tính bản địa” qua việc sử dụng các vật liệu tại chỗ như gỗ, đá tổ ong, bên cạnh các vật liệu thuần châu Âu như gạch chỉ, thép hình.
Những nghiên cứu về Thành Kèn cho thấy, nhiều kỹ thuật xây cổ vẫn còn giá trị cho các nhà nghiên cứu về công nghệ xây dựng ngày nay như: Các sàn gạch bằng vữa vôi, kết cấu giàn mái bằng thép - gỗ, cấu tạo thông gió trong ngôi nhà, cách thức lợp mái hiện đại nhưng lại xuất hiện hơn một thế kỷ trước và kỹ thuật chống sét cũng như hệ thống kỹ thuật cuốn vòm bằng gạch…
...Và nguy cơ thành đống đổ nát
Thế nhưng, điều xót xa cho công trình di tích có ý nghĩa cả về mặt lịch sử và khoa học này là hiện đang bị xâm chiếm và xuống cấp nghiêm trọng.
Các bức tường hầu như đã bị nứt và bong tróc, nhiều chỗ bị ẩm mốc. Rễ cây cổ thụ đã ăn xuyên qua tường làm nứt mạch xây và vữa trát. Hiện di tích Thành Kèn chỉ còn lại các hạng mục như nhà cổ 3 tầng, nhà cổ 2 tầng và các đoạn tường thành và móng thành. Tuy nhiên, các công trình này đều bị rễ cây ăn vào làm xuyên tường, nhiều đoạn bị bong tróc nghiêm trọng. Sàn gạch của tòa nhà trong thành đã bị han rỉ làm bong các lớp vữa trát, khiến khối gạch nằm giữa tụt khỏi khuôn, làm thủng sàn.
Ngoài ra giàn mái cũng như các cửa trên mái lấy gió, ống khói hầu như đã hư hỏng nặng. Riêng hệ thống phòng thủ nhiều đoạn tường thành cũ đã bị sập đổ. Khuôn viên của khu di tích Thành Kèn đang bị người dân chiếm dụng để trông giữ xe, tập kết vật liệu xây dựng. Hệ thống phòng thủ trong thành hiện cũng đã bị sập đổ.
Theo khảo sát của Ban quản lý di tích danh thắng tỉnh Đồng Nai, trước đây, Thành Kèn còn có hệ thống cống ngầm phía dưới, nhưng hiện công trình này có thể đã bị vùi lấp. Có người còn cho rằng thành còn có cả hệ thống hầm ngầm và địa đạo nối liền với các khối nhà cổ...
Để cứu lấy di tích lịch sử Thành Kèn, pho sử quý giá này, theo các chuyên gia, chính quyền địa phương cần nhanh chóng lập dự án phục hồi các hạng mục trên, thực hiện ngay các công đoạn trùng tu, tôn tạo di tích trước khi công trình này chỉ còn là... đống đổ nát.
Thế nhưng, điều xót xa cho công trình di tích có ý nghĩa cả về mặt lịch sử và khoa học này là hiện đang bị xâm chiếm và xuống cấp nghiêm trọng.
Các bức tường hầu như đã bị nứt và bong tróc, nhiều chỗ bị ẩm mốc. Rễ cây cổ thụ đã ăn xuyên qua tường làm nứt mạch xây và vữa trát. Hiện di tích Thành Kèn chỉ còn lại các hạng mục như nhà cổ 3 tầng, nhà cổ 2 tầng và các đoạn tường thành và móng thành. Tuy nhiên, các công trình này đều bị rễ cây ăn vào làm xuyên tường, nhiều đoạn bị bong tróc nghiêm trọng. Sàn gạch của tòa nhà trong thành đã bị han rỉ làm bong các lớp vữa trát, khiến khối gạch nằm giữa tụt khỏi khuôn, làm thủng sàn.
Ngoài ra giàn mái cũng như các cửa trên mái lấy gió, ống khói hầu như đã hư hỏng nặng. Riêng hệ thống phòng thủ nhiều đoạn tường thành cũ đã bị sập đổ. Khuôn viên của khu di tích Thành Kèn đang bị người dân chiếm dụng để trông giữ xe, tập kết vật liệu xây dựng. Hệ thống phòng thủ trong thành hiện cũng đã bị sập đổ.
Theo khảo sát của Ban quản lý di tích danh thắng tỉnh Đồng Nai, trước đây, Thành Kèn còn có hệ thống cống ngầm phía dưới, nhưng hiện công trình này có thể đã bị vùi lấp. Có người còn cho rằng thành còn có cả hệ thống hầm ngầm và địa đạo nối liền với các khối nhà cổ...
Để cứu lấy di tích lịch sử Thành Kèn, pho sử quý giá này, theo các chuyên gia, chính quyền địa phương cần nhanh chóng lập dự án phục hồi các hạng mục trên, thực hiện ngay các công đoạn trùng tu, tôn tạo di tích trước khi công trình này chỉ còn là... đống đổ nát.
-
Kiến trúc
Theo một số tư liệu, chúng ta biết rằng, cổ thành Biên Hòa
được bắt đầu xây đắp bằng đất vào tháng 6 năm 1834 với ”4 mặt thành đều dài
70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa. Đào hào rộng 2 trượng,
sâu sáu thước”. Quan Khâm sai Đoàn Văn Phú chịu trách nhiệm trong việc trù
tính việc làm. Vua Minh Mạng đồng ý cho việc chọn lấy 1.000 dân trong hạt đứng
ra xây đắp, số dân làm thành được hậu cấp cho tiền gạo.
Từ sau ”sự kiện khởi binh“ Lê Văn
Khôi, 3 năm sau, vua Minh Mạng thấy việc xây thành Biên Hòa “là công trình
trọng đại”, chuẩn cho xây thành Biên Hòa và sai phái trách nhiệm cho
nhiều vị tướng quân.
Đợt xây dựng này được tiến hành
vào tháng Giêng năm 1838 có quy mô lớn bằng đá ong với:”chu vi dài 338
trượng, cao 8 thước 5 tấc, dày 1 trượng 5 thước, hào đào rộng 3 trượng, cửa
thành có 4 cửa”. Vua Minh Mạng sai phát 4.000 binh dân làm việc và
phái Vệ úy Vệ tả bảo nhị là Nguyễn Văn Gia, Thự phó Vệ úy Tiền doanh Long Võ là
Phan Văn Lăng, Vệ úy Tả thủy Gia Định là Lê Văn Tự, Vệ úy Bình Thuận là Tôn
Thất Mậu trông coi việc thực hiện.
Ngoài ra còn có một số tư liệu
khác cũng nhắc đến thành Biên Hòa với một số chi tiết khác như: có dựng 1 kỳ
đài, mỗi cửa ra vào đều có bắc cầu đá ngang qua hào để làm lối ra vào, hào rộng
4 trượng, sâu 6 thước, tường thành dày trượng.
Nếu lấy theo chuẩn thước đo “quan mộc
xích“, thước này dài 0m424 thời Lê nhưng vẫn được dùng trong thời vua Minh Mạng
thì các thông số về thành cổ Biên Hòa được quy đổi 1 trượng bằng 4m 24,1 thước
bằng 0m424 thì chu vi 338m (khoảng 1.433,12m), tường cao 8 thước 5 tấc (khoảng
3,604m), dày 1 trượng (khoảng 4,24m), hào rộng 4 trượng (khoảng 16,96 m), sâu 6
thước (khoảng 2,544 m).
- Những phát hiện mới về thành cổ
Biên Hòa
Khảo
sát khảo cổ nhằm nghiên cứu, cung cấp các dữ liệu góp phần xác định phạm vi dấu
tích của Thành Biên Hòa xưa với những di sản văn hóa còn tiềm ẩn trong lòng
đất, qua đó đề ra những giải pháp cụ thể về bảo vệ và phát huy giá trị của di
tích này. Trong tháng 2-2012, Đoàn thăm dò khảo cổ đã mở 14 hố thám sát (10 hố
trong khu vực dự án Sonpart và 4 hố trong nội Thành). Tất cả các hố thám sát
phải đạt độ sâu ±2m (độ sâu địa tầng đảm bảo phát giác đầy đủ tầng văn hóa
nguyên thủy nhất ở Biên Hòa nếu có; bởi theo kinh nghiệm điền dã hàng chục năm
ở Đồng Nai, các trầm tích xưa nhất hiện biết ở Biên Hòa và vùng ven chỉ phát lộ
ở độ sâu trung bình từ 50-160cm; ví như Bình Đa = 140-160cm, Gò Me = 50-60cm,
Cái Vạn = 50-60cm, Gò Dưa = 80-90cm, Bưng Bạc = 90-100cm, Cầu Sắt = 70-75cm,
Đồi Mít = 120-140cm…).
Lớp
văn hóa ghi nhận được ở đây có độ dày từ 0,9m tới 1,4m, hiện vật đa số thu được
là đồ gốm, sành dân dụng và một số hiện vật khác như mảnh ngói, vòng đồng… Các
nền móng kiến trúc được phát lộ có liên quan trực tiếp tới di tích Thành Biên
Hòa giai đoạn Pháp sử dụng như móng gạch đá ong, gạch vồ, gạch thẻ, đá, đường
ống nước bằng sắt... Bước đầu nghiên cứu khảo cổ học Thành Biên Hòa đã khám phá
được ba khối nguồn liệu liên quan trực tiếp đến đời sống cư dân cổ chính “trên
mảnh đất này”, dàn trải trong khung niên biểu khá lớn từ thời kỳ truyền thống
văn hóa Óc Eo ở Biên Hòa và Đông Nam bộ hiện hữu thịnh đạt nhất (thế kỷ VI-VII
AD) cho đến các thời kỳ hậu Óc Eo, Trung và Cận đại. Đợt thăm dò khảo cổ học
Thành Biên Hòa đã đạt được yêu cầu khoa học quan trọng nhất đó là thu thập toàn
bộ dữ liệu khảo cổ học quan trọng liên hệ đến di tích lịch sử - văn hóa - kiến
trúc quân sự này.
Khối
di tồn vật thể thứ nhất ở đây chính là các dấu vết cư trú thời Cổ sử thuộc
truyền thống văn hóa Óc Eo - hậu Óc Eo với những mảnh ngói móc mang hình Phật,
các mảnh hỏa lò “kiểu cà ràng” và các sưu tập gốm mịn trắng cùng các loại hình
gốm dân dụng tiêu biểu của thời này mà bước đầu theo nhận đoán của chúng tôi thuộc
thời phát triển của truyền thống văn hóa Óc Eo (từ thế kỷ VI-VII AD trở đi)
trên đất Biên Hòa xưa. Phát hiện này đã củng cố thêm về sự hiện diện của các
chứng tích vốn có ở chính Thành cổ Biên Hòa và vùng ven từ nhiều năm trước.
Khối
di tồn vật thể thứ hai chính là các sưu tập mảnh thuộc đồ sành các loại; chủ
yếu là đồ gia dụng từ nhiều nguồn lò Việt vùng Biên Hòa và cả ở miền Nam Trung
bộ (Việt Nam), có cả gốm Gò Sành và gốm Champa, có cả gốm Khmer…; cùng các sưu
tập lớn hơn của nhiều đồ gốm tráng men từ đồ dân dụng đến đồ kiểu, chủ yếu gốm
hoa lam các lò gốm tỉnh ở miền Nam Trung Quốc (khối lượng mảnh lớn tới vài ngàn
đồ sứ cần nhiều thời gian chỉnh lý và đối sánh hơn). Những tư liệu khảo cổ học
này chứng thực quá trình tụ cư sinh sống của làng xưa Tân Lân thời Trung và Cận
đại hiển nhiên cũng từ trước khi định cả cương vực này thành tỉnh.
Khối
di tồn vật thể thứ ba được ghi nhận liên quan trực tiếp đến các đường móng nhà
bằng đá ong, các sàn bê tông và căn hầm dưới lô cốt của Thành cổ Biên Hòa xuất
lộ trong các hố đào ở nội thành hiện tại. Những nhận thức chân xác hơn về tuổi
của các móng kiến trúc này và công năng căn hầm dưới lô cốt Thành Biên Hòa cần
kiểm chứng thêm ở các chương trình tôn tạo di tích. Trước mắt, toàn bộ hiện vật
ở các phân lớp địa tầng trên cùng di tích Thành Biên Hòa và vùng ven có thể
liên quan đến công trình phòng thủ này (gạch kiến trúc bằng đá ong, gạch đinh
nung đặc, nguyên liệu ngói lợp, gốm - sành - sứ cận, hiện đại, các vật dụng
sinh hoạt các thời như đồ sứ trắng cao cấp châu Âu, vỏ chai rượu Tây, các đồ
quân dụng sản xuất từ Pháp và Mỹ, đầu đạn các loại…)
Di
tích “làng cổ Tân Lân dưới chân Thành Biên Hòa” vừa được khám phá, đào thám
sát hệ thống lớn theo các trầm tích cư trú dày đặc và liên tục nhiều thế kỷ
chính là “Di chỉ khảo cổ học Lịch sử” có khả năng cung ứng cho chúng ta nhiều
tài liệu “phục sử” quý báu ở chính Biên Hòa nói riêng và cả Nam bộ nói chung.
Bởi vì, “Khảo cổ học lịch sử phải lấy việc khôi phục toàn diện đời sống của cư
dân trên các miền đất nước trong lịch sử làm mục tiêu. Đặc biệt, phải chú trọng
những mặt mà nguồn sử liệu viết không thể giúp chúng ta được… Không thể chỉ
dừng lại ở việc nghiên cứu các đình chùa đền tháp trên mặt đất hay dưới đất,
cần khai quật phân tích các loại hình mộ khác nhau mà chúng ta đều biết rằng
thế giới người chết phản ánh thế giới người sống. Nhưng quan trọng hơn - mà
điều này từ trước chúng ta chưa làm được - là phải khai quật các di chỉ cư trú
thời kỳ lịch sử. Chỉ có khai quật các di chỉ cư trú chúng ta mới nhận thức được
một cách toàn diện đời sống dân cư qua các thời kỳ lịch sử” (Hà Văn Tấn, 1991).
-
Trận đánh Biên Hoà năm 1861
Pháp chiếm thành Sài Gòn ngày 17/02/1859 và hai năm sau (
ngày 24/02/1861), thành Kỳ Hoà ( Chí Hoà) cũng bị thất thủ. Quân Pháp lo an
ninh, lập trại đồn binh và mở rộng khu vực kiểm soát.
Từ sài gòn, quân ta phải rút lui lần, trước tầm truy kích của
địch quân với một hoả lực hùng mạnh. Kinh lược đại thần Nguyễn Tri Phương,
Thống đốc quân vụ Tôn Thất Cáp, Tham Tán Phạm Thế Hiển rút về Thôn Tân Tạo, phủ
Tân Bình. Quân Pháp vẫn đuổi đánh, quan quân ta lại phải chạy thẳng về Biên
Hoà. Phạm Thế Hiển về đến đâyđược mấy hôm thì chết.
Biên Hoà là trung tâm kháng chiến chống Pháp, từ trước do Tôn
Thất Hợp điều khiển. Cùng lúc, các thứ thần tỉnh Gia Định, như Tuần Vũ Đỗ
Quang, Bố Chánh Đặng Công Nhượng, Án Sát Phạm Ý cũng bị truy tầm ráo riết, phải
do sông ngòi đồng bải, lần theo thượng đạo Tây Ninh. Trọng pháo của Pháp đánh
đến Trảng Bàng. Pháp thuyền La Dragonne theo đuổi đến Tây Ninh. Từ đây, đoàn
quan quân ta lại phải tìm đường trốn sang Biên Hoà để hợp với Nguyễn Tri Phương và Tôn Thất Cáp. Lúc này
người dân Biên Hòa đã xây đắt những hộc đá và dị vật xưống đáy sông Đồng Nai
nhằm ngăn chặn tiến quân cửa hải quân
Pháp.
Kinh lược Nguyễn Tri Phương bị thương phải lui về Phan Rí điều
trị. Ngảy ra đi người dân Biên Hòa tiển đưa vị võ quan mà dân ai cũng mến phục,
hẹn ngày trở lại đánh Pháp.
Vua Tự Đức phong cử Thượng Thư Bộ lại Nguyễn Bá Nghi chấp
quyền khâm sai đại thần, Tôn Thất Đính làm đô đốc, điều động 4.000 binh sĩ vào
Biên Hoà tiếp viện, để chống cự với Pháp. Đến nơi, Nguyễn Bá Nghi liền lập hội
đồng nghị tội những kẻ chiến bại. Hội đồng đề nghị giải chức Nguyễn Tri Phương,
Tôn Thất Cáp và truyền giam hậu các thuộc quan, tỉnh thần.Vua xét công cho
hưởng trường hợp giảm khinh, giáng Nguyễn Tri Phương xuống Tham Tri, Tôn Thất Cáp, Viên
Ngoại và các liên thuộc cũng được ân
giảm theo.
Đến phiên Nguyễn Bá Nghi,
phải ở trong tình thế các tiền nhiêm.
Liệu thế đương cự không kham, từ Biên Hoà, Nguyễn Bá Nghi gởi
thư nghị hoà với Charner, giao Tri Phủ Khá mang xuống đồn Pháp. Cuộc hội kiến mở trên tàu
Primauguet.
Pháp đòi 12 khoản, trong có 2 việc chuyển nhượng thành Gia
Định, 2 tỉnh Định Tường, Thủ Dầu Một và bồi thường 4 triệu bạc là nặng nhất.
Riêng giới sĩ phu, nghĩa dũng xứ Biên Hùng đều phẩn uất. Ở khắp nơi, nhiều
người nổi lên chiêu mộ nghĩa quân chống Pháp.
Nguyễn Bá Nghi phúc trình hội nghị về Kinh lấy lý: nếu Pháp
đánh, đòi thêm đất, bấy giờ công chẳng được, thủ không xong, mà hoà cũng không
được vẹn.
Nhà vua không chấp thuận, châu phê khuyến cáo Nguyễn Bá Nghi
phải làm thế nào để tỏ “gió to nhưng vỏ cứng”.
Tháng 6/ 1861, Nguyễn Bá Nghi nhận thấy mình ở trong hoàn
cảnh khó khăn, tiến thóai lưỡng nan, nên cùng với Tân Dương Trần Đình Túc dâng
sớ lần nữa, tấu trình tình hình Biên Hoà rất nguy cấp, mà hoà cũng không xong,
thì chỉ còn cách cầu ngoại viện.
Vua quở Nguyễn Bá Nghi trốn trách nhiệm, có tinh thần cầu an,
bạc nhược, trong đó có câu : “ Bọn ngươi đều vô dụng, đừng ngó mặt ta nữa !”
Trong khi đó Pháp nghĩ đến việc mở rộng phạm vi kiểm soát về mặt Bắc, để bảo vệ Tổng Hành
Dinh.
Hai mục tiêu chính mà chúng nhắm thẳng vào, là thành Gia Định
ở bên cạnh và tỉnh Biên Hoà rộng lớn, nơi tập trung quân chủ lực của triều đình
Huế, đặt dưới sự thống lãnh của khâm sai đại thần Nguyễn Bá Nghi. Chính từ
hướng này, quân ta thường phát xuất những cuộc tấn công đồn trại tiền
tuyến của Pháp.
Biên Hoà có sông ngòi chằng chịt, bàu vũ mênh mông, có đồng
chồi rừng rậm, rất thuận cho chiến dịch di kích.
Bên Tả, có xứ Đá Hàng ( Bến Gỗ Phước Tân) núi non hiểm trở,
có thể che chở quân đội tiến lui. Và bên Hữu, có đường liên lạc với phủ Phước Tuy ( Duyên Hải Vũng Tàu) để vận tải
lương thực hoặc lấy quân tiếp viện từ Khổng Tước Nguyên ( Gò Công, Trau Trảu ) chuyển
sang. Để đề phòng án ngữ, ta đã thiết lập cơ cấu chiến lược và đóng quân rải
rác khắp nơi.
+ Suối
sâu ( Thâm tuyền ) Làng Giao (đồn điền ông Quế) Long Khánh
+ An Thạnh và Bình
Thuận ( Đồng Môn ) do phó đề đốc Lê Quang Tiến trấn giữ
+ Cửa biển Cần Giờ
và Phước Thắng.
Thỉnh thoảng để chứng tỏ
sự hiện diện, Pháp mở những cuộc hành quân lẻ tẻ đến các đồn luỹ ta,
nhưng đều bị đẩy lui.
Số đông Việt quân thiện chiến, lui lần về đặt căn cứ trọng yếu tại Phước Tuy
Dân Biên Hùng lên đường kháng chiến, để lại một bên tình
nghĩa ái ân:
“ Giặc Tây đánh tới Cần Giờ
Biểu đừng thương nhớ, đợi chờ uổng
công”
Ngày 12/12/1861 Pháp đưa 4 đạo quân:
+ Đoàn chiến thuyền Renommee, Ondine, Alarme, tiến lên phá
các đồn luỹ ở hai bên mé sông Đồng Nai và các chướng ngại đặt ở lòng sông.
Pháo binh và bộ binh Tây Ban Nha do thiếu tá Comle hướng dẫn
đến Đôn Lộc ( Tân Phú ).
Trung Tá Domenech Diego chỉ huy đại đội Thuỷ quân lục chiến
Tây Ban Nha và kỵ binh, cùng hai khẩu súng 4 nòng, từ mặt Thủ Đức tiến lên.
Trung tướng Lebris điều động 2 đại đội Thuỷ Quân Lục Chiến,
sẵn sàng ở bờ sông, sát mặt thành.
Bốn đơn vị này được đặt dưới sự tổng chỉ huy của chủ tỉnh
Renommee.
Riêng đô đốc thuỷ sư Page chỉ huy đoàn tàu từ sông sài gòn ra
Nhà Bè, ngược sông Đồng Nai lên phía Đồng bảng (Tân Ba)
Với giản Tề trận chiến như trên để thị uy, áp đảo tinh thần
ta, Đô Đốc Bonard gởi một tối hậu thư đặt điều kiện đầu hàng, hạn kì cho khâm
sai Nguyễn Bá Nghi và tuần phủ lãnh bố chánh Nguyễn Đức Hoan, nhưng quan quân
ta giữ thái độ im lặng không phúc đáp.
Sáng 16/12/1861
nước lớn, chiến hạm Pháp lần sát vào bờ.
Trung tá Domenech Diego bất thình lình cho khai hoả, nhả đại bác vào thành, để
yểm trợ cho Thuỷ Quân Lục Chiến đổ bộ.
Thành bị công hãm quá ồ ạt , Tuần Phủ Nguyễn Đức Hoan và Án
sát Lê Khắc Cần chống đỡ không nổi, vì hoả lực mạnh của địch, nên phải bỏ thành
kéo tàn quân rút về Hồ Nhỉ ( Phước Long – Nhơn Trạch )
Ngày 17/12/1861
Pháp tràn vào thành tịch thu của ta :
+48 khẩu đại bác
+18 giang thuyền
Trong trận này, quân ta chết rất nhiều. Chính Nguyễn Bá Nghi
cũng đã cho lui bộ chỉ huy về đặt tại
Long Kiên và Long Lập ( Phước Tuy )
Biên Hoà thất thủ, lòng dân ly tán. Các gia đình đùm đề khăn
gói dắt vợ cõng con lánh nạn trong hoàn
cảnh loạn lạc:
“ Bến Nghé : bạc tiền tan bọt nước,
Đồng Nai: tranh ngói nhuốm màu mây !”
(“ CHẠY GIẶC” của Nguyễn Đình Chiểu)
Domenech Diego được tạm giao trấn giữ thành Biên Hoà .
Nhận tin cấp báo Việt
quân đại bại , vua Tự Đức phong tuần phủ Đỗ Quang thay thế Nguyễn Đức Hoan, để tiếp
tục điều khiển kháng chiến, còn lãnh nhiệm khuyến mộ các nơi ứng nghĩa, để
chống Pháp với điều kiện :
+ Chiếm được phủ huyện nào, thì triều đình cho làm quan cai
trị Phủ, huyện ấy.
+Thu hồi được thành nào, thì cho tập tước thành ấy.
Binh sĩ có công thì được phẫm hàm.
Được chiêu mộ với mấy điều lợi này, nhân dân hưởng ứng rất
đông trong cuộc kháng Pháp. Mặc dầu thành đã chiếm, Triều đình vẫn lo khôi phục
Nguyễn Tri Phương trước bị giáng cấp nay được Trương Đăng Quế
đề tấu, vua nghị phê cho phục nhiệm Binh Bộ Thượng Thư Sung Đổng Nhung quân sự,
nắm lấy binh quyền, để tái chiếm Biên Hoà.
Tôn Thất Cáp được phục tước Binh Bộ Thị Lang Sung Phụ tế
Còn Nguyễn Công Nhàn, Hàm Quản Cơ Sung Thương biện.
Trái lại, vì chủ trương cầu hoà, khâm sai Nguyễn Bá Nghi bị
giáng cấp tham tri phụ tế Bình Thuận
Sau Nguyễn Đức Hoan bỏ phận sự tại Hồ Nhỉ để chạy về Thắng Hải ( Phước Tuy
), nên bị triều đình cách chúc cho hồi nguyên tịch.
Quân lực Pháp ngày càng được tăng cường , quân ta yếu kém
hơn, ngày càng phải rát lần trong rừng sâu để kháng chiến, nhưng cũng không
giành lại được chủ quyền với Pháp đã mở khu kiểm soát như vết dầu loang, trước
sự giúp đỡ của một vài tên Việt Gian và
một số ít dân thích hưởng lạc cầu an.
Những nhà ái quốc, những nhà có tâm huyết là số đông, nhưng thiếu phương tiện, vũ
khí, chiến cụ, dù có áp dụng chiến thuật du kích cũng không đem lại kiến hiệu
nhiều. Những nhóm kháng chiến tan rã dần, những nhà lãnh tụ chỉ còn mang một
hoài bão to lớn, chờ thời cơ để làm lại lịch sử.
Trong khi đó, Domenech Diego được chính thức bổ nhiệm tham
biện chánh phủ tỉnh Biên Hoà vào ngày 22/02/1681.
Pháp xây cất đồn trại vững vàng. Bonard cử một tư lệnh và 2
thanh tra hành chánh để tiếp tục cuộc bình định và đặt nền cai trị.
Từ Sài Gòn đến Biên Hoà, Pháp đặt hệ thống viễn thông để trao
đổi tin tức. Ở Bà rịa, Pháp cho xây ngọn hải đăng và giữ thông tin với Biên Hòa
đến Sài Gòn. Từ đó, Pháp đặt lên lãnh thổ Biên Hoà một nền hành chánh thực dân,
tròng vào đầu cổ nhân dân Biên Hùng, một ách thống trị của chánh quốc với thuộc
địa.
Trong thôn dã, tình hình tuy lắng dịu dưới nếp sống bình
thường qua sinh hoạt của giới nông dân nam nữ, trên đồng ruộng, trong vườn rẫy:
“Đắng: khổ qua, chua là chanh giấy.
Dầu ngọt thế mấy, cũng tiếng cam sành
Giặc lang sa đánh tới châu thành
Dầu ai ngăn qua đón lại
Dạ cũng không đành bỏ em.”
Của nhóm máy thành Biên:
“ Chừng nào xe sắt bung vành,
Tàu Tây lủng đáy, anh mới đành xa em”
Của nhóm công nhân Sài Thành:
“Đèn nhà lầu hết dầu đèn tắt,
Lửa nhà Máy hết sắt thành than
“Em hat” ơi ! lấy chồng lựa chỗ cao
Lấy chi anh đứng hầu bàn Tây ăn”
Đó chỉ là mất nước hồ thu giả
tạo, dưới đáy, vẫn tiềm tàng một tinh thần chống Pháp, một tiềm năng quật khởi,
một sức mạnh ngấm ngầm để vùng dậy, đứng lên, một ngày kia, của người dân Biên
Hùng ./.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO:
1.
Lương Văn Lựu. Biên Hoà Sử Lược Toàn Biên. Tập 1. 1972
2. Quốc
Sử Quán Triều Nguyễn, Đại Nam
Liệt Truyện. Viện Sử Học Việt Nam.
Nhà xuất bản Thuận Hoá, 2005
3. Quốc
sử Quán Triều Nguyễn. Đại Nam
Nhất Thống Chí. Phần Tỉnh Biên Hòa . Lục Tỉnh Nam Kỳ.
4.Trịnh
Hoài Đức. Gia Định Thành Thống Chí. Tu Trai Nguyễn Tảo dịch thuật. 1972
5.
Nguyễn Khắc Ngữ. Những Cuộc Hành Quân của Pháp ở Nam Kỳ. Trích trong : « Kỷ niệm 100 năm
ngày Pháp chiếm Nam
kỳ ».
6. Trần Huy Liệu. Lịch sử 80 năm kháng chiến chống Pháp. Ban nghiên cứu
văn sử địa xuất bản.
7. Phạm Văn Sơn. Việt Sử Toàn Thư. « Pháp ra mặt trận chiếm Việt Nam ». Phần
4, Chương 2.Trang 438.
8 .Nhóm Nhân Văn Trẻ. Hỏi Đáp Lịch Sử Việt Nam.
Tập 4. Nhà xuất bản trẻ. 2007
9.
Phát hiện mới về Thành cổ Biên Hòa. Báo Sài Gòn Giải Phóng online. Thứ tư
28.03.2012.
10.
Xót xa Thành Cổ Biên Hòa . Báo Pháp Luật Việt Nam. 16.08.2010.