http://nguyentandung.org
Âm mưu ngông cuồng độc chiếm
Biển Đông, mở rộng lãnh thổ Trung Hoa của Tập Cận Bình đã lộ ra như ánh
sáng giữa ban ngày. Mới đây thôi, chẳng mấy ai hiểu “giấc mơ Trung Hoa” do Tập Cận Bình đề xướng là giấc mơ gì. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, sau những sự
kiện ở Biển Hoa Đông cũng như ở Biển Đông, và nhất là sau vụ giàn khoan Hải
Dương-981 (Haiyang Shiyou 981), chắc hẳn nhiều người đã hiều rõ cái gọi là “giấc
mơ Trung Hoa” ấy chẳng qua là giấc mơ Đại Hán, giấc mơ bá chủ toàn cầu mà biết
bao triều đại phong kiến Trung Hoa trước đây đã từng mơ nhưng giấc mơ bá quyền ấy
chưa bao giờ được thành hiện thực.
Mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng
dù sao vẫn có thể ví vụ Tập Cận Bình cho đặt giàn khoan Hải Dương-981
(Haiyang Shiyou 981) vào sâu trong vùng biển Việt Nam với hành động quân
sự đầu tiên của Hitler là cưỡng chiếm rồi sát nhập nước Áo vào Đế chế Đức năm
1938.
Việc đặt giàn khoan Hải Dương-981
(Haiyang Shiyou 981) là để mở đầu cho chiến dịch của Tập Cận Bình xâm
chiếm toàn bộ Biển Đông, tiến đến làm bá chủ thế giới. Còn việc chiếm đóng nước
Áo lại mở màn cho cuộc chinh phục châu Âu và cả thế giới của Hitler.
Một điều khá giống nhau giữa Tập
Cận Bình và Hitler là trước khi phát động các cuộc xâm chiếm, cả Tập và Hít đều
có những lời nói rất hay về hòa bình, có thể làm cho “kiến trong lỗ cũng phải
chui ra”, làm cho đối phương bị ru ngủ, mất cảnh giác, thậm chí tê liệt.
Những câu nói về hòa bình của Tập
Cận Bình:
Ngày 20-9-2012, trong cuộc gặp các
nhà lãnh đạo Đông Nam Á, Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Chúng tôi chỉ muốn duy
trì mối quan hệ hòa bình với các nước trong khu vực. Trải qua rất nhiều thăng
trầm thời hiện đại, chúng tôi nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sự phát
triển và giá trị của hòa bình”.
Ngày 5-12-2012, tại cuộc gặp với
khoảng 20 chuyên gia nước ngoài tại Bắc Kinh, Tập Cận Bình khẳng định:
“Trung Quốc vẫn theo đuổi tiến trình phát triển trong hòa bình, sự phát triển
của Trung Quốc không bao giờ thách thức hay đe dọa bất kỳ quốc gia nào khác.
Trung quốc không bao giờ tìm kiếm quyền bá chủ hay sự bành trướng”.
Ngày 19-6-2013, trong buổi đón
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tập Cận bình nói: “Cả hai nước
Trung Quốc và Việt Nam phải hành xử trên tinh thần trách nhiệm đối với lịch sử
và nhân dân mình, phải đặt tình hữu nghị Việt-Trung và mối quan hệ phát triển
song phương lên hàng đầu, cùng nhau thúc đẩy một giải pháp cho vấn đề Biển Đông
và không để vấn đề đó ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa hai quốc gia”.
Ngày 17-3-2014, trong phiên bế mạc
kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khóa 12, Tập Cận Bình phát biểu: “Trung
Quốc không bao giờ ôm mộng bá quyền hay nuôi ý định mở rộng bờ cõi”.
Ngày 15-5-2014, trong cuộc mít-tinh
kỷ niệm 60 năm Hiệp hội Hữu nghị Trung quốc với nước ngoài, Tập Cận Bình
khẳng định: “Trung Quốc luôn yêu chuộng hòa bình, luôn theo đuổi cũng như
truyền lại cho thế hệ sau niềm tin vững chắc vào hòa bình, hữu nghị và hòa hợp.
Trung Quốc chắc chắn sẽ đi theo con đường phát triển hòa bình. Lịch sử ôn hòa
của người Bắc Kinh là minh chứng rõ ràng nhất cho sự yêu chuộng hòa bình của
Trung Quốc. Trong máu của người Trung Quốc không có gen xâm lược nước khác hay
thồng trị thế giới, cũng như không chấp nhận lập luận cho rằng một nước mạnh
phải làm bá chủ”.
Còn dưới đây là những lời nói có
cánh về hòa bình của Hitler (theo Wikipedia):
Ngày 17-5-1033, trong “Diễn văn Hòa
bình” đọc trước Nghị viện Đức, Hitler nói: “Nước Đức hoàn toàn sẵn sàng từ
bỏ mọi vũ khí tấn công nếu các quốc gia đã vũ trang cũng sẽ phá hủy vũ khí tấn
công của họ. Nước Đức cũng rất sẵn sàng giải tán cả quân đội và phá hủy số vũ
khí ít ỏi còn lại, nếu các nước láng giềng cũng làm thế. Nước Đức sẵn sàng ký
kết bất kỳ hiệp ước bất tương xâm nào, bởi vì Đức không nghĩ đến việc tấn công
mà chỉ nghĩ đến việc tìm kiếm an ninh”.
Rồi thì: “Đức khao khát hòa bình,
không muốn chiến tranh, chiến tranh là sự điên rồ vô bờ bến… Chiến tranh sẽ làm
sụp đổ trật tự xã hội và chính trị hiện nay… Đức Quốc xã không muốn ‘Đức hóa’
những dân tộc khác… Người Pháp, người Ba Lan và những dân tộc khác là những
láng giềng của chúng tôi, và chúng tôi biết không biến cố nào có thể thay đổi
được thực tế này”.
Ngày 21-5-1935, Hitler đọc một bài
“Diễn văn Hòa bình” nữa ở Nghị viện. Ông ta nói rằng tất cả những gì ông ta
muốn chỉ là hòa bình và sự cảm thông dựa trên sự bình đẳng cho các bên, bác bỏ
chiến tranh vì cho rằng chiến tranh là vô nghĩa, vô ích và kinh hoàng: “Những
cuộc đổ máu trên lục địa Châu Âu trong ba trăm năm qua không cho thấy có sự
thay đổi tương xứng. Chung cuộc Pháp vẫn là Pháp, Đức là Đức, Ba Lan là Ba Lan,
Ý vẫn là Ý. Tính tự cao của các vương triều, nỗi đam mê chính trị và sự mù
quáng ái quốc chẳng đạt được gì nhiều qua những thay đổi chính trị sâu xa với
máu chảy thành sông… Nước Đức Quốc xã mong mỏi hòa bình, cũng vì nhận thức được
sự đơn giản nhất là không có cuộc chiến tranh nào có thể làm thay đổi khổ dau ở
Châu Âu. Hậu quả chủ yếu của mỗi cuộc chiến tranh là hủy hoại tinh hoa của đất
nước. Nước Đức cần hòa bình và đòi hỏi hòa bình!”
Và với các nước láng giềng: “Đức
không có ý định và cũng không mong muốn can thiệp vào nội bộ của Áo, sát nhập
Áo vào Đức hoặc thống nhất Áo và Đức… Nước Đức đã long trọng nhìn nhận và đảm
bảo với Pháp về đường biên giới… Bỏ qua quá khứ, Đức đã ký kết hiệp ước bất
tương xâm với Ba Lan, và chúng tôi tôn trọng vô điều kiện hiệp ước này. Chúng
tôi nhìn nhận Ba Lan là ngôi nhà của một dân tộc vĩ đại và có lòng yêu nước cao
độ”…
Thế nhưng:
Ngày 12-3-1938, Hitler phát động
cuộc tiến công Áo, biến Áo trở thành một tỉnh của Đức.
Ngày 15-3-1939, quân Đức tràn vào
Tiệp Khắc, và ngày 16-3-1939 bọn chúng chiếm luôn Slovakia.
Ngày 1-9-1939, Hitler ra lệnh tấn
công Ba Lan, mở đầu cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Tháng 4-1940, Đức đánh chiếm Đan
Mạch và Na Uy.
Tháng 5-1940, Đức đánh chiếm Hà Lan,
Bỉ và Luxembourg.
Tháng 6-1940, Pháp đầu hàng Đức.
Ngày 22-6-1941, Hitler xé bỏ Hiệp
ước không xâm phạm và bắt đầu tấn công Liên Xô.
So với Hitler, hành động xâm lược Biển Đông của Tập Cận Bình dường như không ồ ạt bằng. Nhưng từ việc đặt giàn khoan ở những địa điểm tùy ý trên Biển Đông đến việc xây sân bay trên bãi đá Gạc Ma với một số lượng khổng lồ tàu và máy bay hỗ trợ, cho thấy rõ tham vọng vô hạn độ của Tập Cận Bình trong việc độc chiếm toàn bộ Biển Đông.
So với Hitler, hành động xâm lược Biển Đông của Tập Cận Bình dường như không ồ ạt bằng. Nhưng từ việc đặt giàn khoan ở những địa điểm tùy ý trên Biển Đông đến việc xây sân bay trên bãi đá Gạc Ma với một số lượng khổng lồ tàu và máy bay hỗ trợ, cho thấy rõ tham vọng vô hạn độ của Tập Cận Bình trong việc độc chiếm toàn bộ Biển Đông.
Đối với việc chiếm lãnh thổ hay lãnh
hải của các nước khác, có thể khẳng định lòng tham không đáy của Tập Cận
Bình và Hitler là hoàn toàn như nhau, kể cả về độ điên cuồng của chúng.
Vì vậy, có thể gọi Tổng bí thư Trung
Quốc một cách "thân thương trìu mến" là Ngài Adolf Tập Cận Bình.
Theo blog TSYG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét