Benjamin
Ngô
"Hiệp sĩ" Minh Tiến (trái) trong một lần bắt cướp tại TPHCM |
Những người
hùng không chỉ là hình mẫu hư cấu trên phim, họ còn là người thật việc thật
trong xã hội chúng ta đang sống.
Trong một
xã hội dường như đang tồn tại quá nhiều vô cảm và thờ ơ, chúng ta vẫn có thể lạc
quan với niềm tin là có những người hùng vẫn đang sống đâu đó quanh mình. Họ sẽ
hiện diện kịp thời khi cần trong những lúc nguy cấp.
HIỆP SĨ ĐỜI
THƯỜNG
Đầu tháng
8 - 2013, nhiều người bàng hoàng đọc thông tin về vụ chìm ca nô thảm khốc tại
vùng biển Cần Gio72 thành phố HCM, Trong vụ tai nạn này, chàng trai 25 tuổi Trần
Hữu Hiệp đã không quản nguy hiểm nhường áo phao cứu sống 5 người trước khi anh đuối sức và bị sóng cuốn chìm.
Sau nghĩa cử cao đẹp này, xã hội tôn vinh chàng thanh niến quê Thanh Hóa là
"hiệp sĩ", chủ tịch nước truy tặng huân chương dũng cảm và người ta đã
công nhận liệt sĩ cho anh.
Trường hợp
của Hiệp không phải là hi hữu. Cách đây 3 tháng, nam sinh lớp 12 Nguyễn Văn Nam
ngụ ở Nghệ An đã dũng cảm cứu 5 em nhỏ thoát chết trước khi mình bị dòng nước
cuốn đi. Những người thân của 2 thanh niên nêu trên dù đau đớn những cũng rất tự
hào vì con em họ đã trở thanh tấm gương cao cả về tình người trong hoạn nạn. Trần
Hữu Hiệp và Nguyễn Văn Nam phải khiến chúng ta giật mình tự nhủ cuộc sống tuy còn
nhiều bon chen nhưng vẫn có những người biết ra tay nghĩa hiệp đúng lúc. Trong
lúc khẩn cấp nhất, họ đã không do dự tự nguyện nhận lãnh thiệt thòi về mình để
nhường sự sống cho người khác một cách không vụ lợi. Đó không phải là điều mà
ai cũng làm được nếu bạn còn chút đắn đo, toan tính thiệt hơn và quen sống cho
bản thân mình.
THỨC TỈNH
NHỮNG TRÁI TIM VÔ CẢM
Nhìn ở
góc độ khác, nghĩa cử của 2 người hùng nêu trên quá khác người và tương phản với
một bộ phận giới trẻ lớn lên trong điều kiện đầy đủ, được bố mẹ chăm bẳm từ nhõ
nên quen suy nghĩ thực dụng và có thop1i hành xữ theo kiểu "thân ai nấy
lo". Với họ, việc xả thân cứu người khác trong lúc nguy cấp là một khái niệm
quá xa lạ.
Người mẫu
N. đã gặp không ít chỉ trích vì sự vô tâm của cô trước một tin tức có thể khiến
ai cũng phải quặn lòng. Nữ người mẫu đã đăng một status "Lúc trưa đi ngang
qua thấy mấy anh công an dọn đường, bà con đứng đông nghẹt haha... Đi ngang hỏi
anh công an vụ gì? Anh nói tai nạn điện giật. Lên báo đọc thấy bé sơ sinh chết
haha... Anh công an chơi lừa nhau quá".
Theo tiến
sĩ tâm lý Trần Thị Giồng, lối sống công nghiệp và thiếu giềng mối xã hội đã khiến
sự vô tâm trở thành thói quen với giới trẻ,
nhất là ở thành thị. Hàng ngày đi trên đường, nhiều người trong chúng ta
nếu tình cờ gặp người bị nạn, cướp giật thì lại phớt lờ, xem như đó là chuyện của
thiên hạ và tự nhủ mình đừng có "bao đồng". Đáng sợ hơn, những người
xúm lại xung quanh người bị nạn chỉ nhằm để thỏa mãn sự hiếu kỳ chứ không phải để giúp người. Do vậy, việc giới
truyền thông và công luận kịp thời biểu dương những người nghĩa hiệp sẽ thức tỉnh
những người lâu nay sống vô cảm, giúp hình thành thói quen nghĩa hiệp mọi lúc mọi
nơi, với bất cứ ai.
nguồn: THỊ
DÂN 3.0
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét