Mùa xuân năm 1989, hơn một triệu sinh viên và công nhân
Trung Quốc đã đóng chiếm quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để mở
màn cho phong trào phản đối lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Sáu tuần đấu tranh đã bị dập tắt trong cuộc đàn áp đêm
ngày 3 rạng sáng ngày 4 tháng 6/1989.
Quyết định đàn áp phong trào sinh viên ở Quảng trường Thiên An
Môn 25 năm trước của lãnh đạo Trung Quốc là “một cơ hội bị bỏ lỡ”, theo một cựu
lãnh đạo sinh viên.
Trong khi đó, một nhà cựu hoạt động khác tin rằng Trung Quốc cuối cùng sẽ
cởi mở chính trị và có dân chủ.
Nhằm đánh dấu dịp kỷ niệm 25 năm sự kiện Thiên An Môn, BBC
Tiếng Trung phỏng vấn ba người từng là lãnh đạo sinh viên tham gia phong trào:
Vương Đan (王丹),
Sài Linh (柴玲)
và Trầm Đồng (沈彤).
Vương Đan:
Vương Đan (phải) theo học Đại học Columbia ở New York sau khi bị giam giữ nhiều năm |
Ông theo học Đại học Columbia ở New York sau khi bị giam giữ nhiều năm do
vai trò dẫn dắt trong phong trào sinh viên, nay sống và dạy học ở Đài Loan.
Ông nói với BBC Tiếng Trung từ Đài Loan:
“Xem xét các vụ đàn áp vào bất kỳ ngày kỷ niệm 04/06 và việc bắt giữ một vài
học giả được biết tới do các quan điểm ủng hộ dân chủ ở Trung Quốc, tôi thấy ít
có hy vọng điều chỉnh quan điểm chính thức về phong trào sinh viên năm 1989
trong thời ông Tập Cận Bình nắm quyền.”
Tuy nhiên, ông Vương Đan vẫn tự tin Trung Quốc cuối cùng sẽ đạt được dân
chủ, nhưng ý thức rõ rằng đây là quá trình chậm chạp, và có thể sẽ mất rất
nhiều thời gian. Chậm đến đâu, ông không thể biết trước.
Trầm Đồng, cựu lãnh đạo sinh viên, nay là doanh nhân:
Trầm Đồng, lãnh tụ Thiên An Môn 1989 |
Vụ đàn áp Thiên An Môn “là một cơ hội bị bỏ lỡ và Trung Quốc đã lỡ mất cơ
hội đó,” ông nói với BBC Tiếng Trung.
“Quy mô và tính chất ban đầu xuất phát từ dưới lên của phong trào 1989 mang
tới cơ hội khởi động hàng loạt thay đổi lâu dài về chính trị và xã hội. Đây
đúng là cơ hội cực hiếm trong lịch sử Trung Quốc. Các sinh viên lúc đó không
biết chính xác về những ảnh hưởng lâu dài do hành động của họ tạo ra, tất
nhiên, nhưng phong trào rõ ràng là về đổi mới, không phải cách mạng hay lật đổ
Đảng Cộng sản Trung Quốc, lật đổ chính quyền.”
Bình luận về sự chia rẽ trong giới lãnh đạo Trung Quốc cao cấp nhất hồi đó,
Trầm Đồng nói:
“Trong giới lãnh đạo ưu tú, Thủ tướng Lý Bằng đã chớp lấy cơ hội lịch sử này
và tận dụng nó tới cùng để đạt lợi lớn nhất, trong khi những người khác, chẳng
hạn cựu Thủ tướng và Tổng Bí thư Đảng, Triệu Tử Dương, trở thành một phần của
phong trào bị đè bẹp sau đó.”
Khi nhớ lại, ông cũng thấy có một số sai lầm hoặc ít nhất là sự ngây thơ từ
phía các sinh viên do “họ có một số hạn chế về hiểu biết, kỹ thuật và tầm nhìn”
và việc kêu gọi có thêm đối thoại với chính quyền là hoàn toàn ngây thơ.
Sài Linh, cựu lãnh đạo sinh viên Thiên An môn, đã cải đạo Cơ đốc bốn năm trước
Sài Linh, nay sống tại Hoa Kỳ |
Bà nhắc lại lời kêu gọi “tha thứ cho những kẻ sát nhân”, vốn bị các cựu lãnh
đạo sinh viên khác và một số gia đình các nạn nhân chỉ trích nặng nề.
Nay bà nói với BBC Tiếng Trung về quan điểm của bà đối với những người đàn
áp:
“Chính phủ Trung Quốc, quan chức và công chức, những người ra lệnh giết
chóc, và những người lính thực hiện lệnh đó phải chịu 100% trách nhiệm do để
xảy ra thảm kịch đó.”
Sài Linh có vẻ đồng ý với Trầm Đồng rằng ở cấp độ sâu sắc hơn, vụ Thảm sát
Thiên An Môn “làm tan vỡ ảo ảnh và giấc mơ mà người Trung Quốc có lẽ đã gìn giữ
25 năm trước về việc mang dân chủ vào Trung Quốc bằng việc cải cách hay cải
thiện sự cầm quyền của cộng sản”.
Giờ đây, “không còn ai mơ mộng nữa,” bà Sài Linh nói.
Ngày nay họ nghĩ gì về tất cả những gì đã xảy ra?
Buộc phải rời Trung Quốc nhiều năm trời, Vương Đan cũng hy vọng rằng ông sẽ
có ngày được về nhà, và các nhà hoạt động đang phải lưu vong khác cũng vậy.
Nhưng một lần nữa, ông không hy vọng điều này sẽ sớm xảy ra.
Hơn thế nữa, Vương Đan nói ông có thể sẽ từ bỏ theo đuổi dân chủ mà những
người sinh viên đồng lứa và các nhà hoạt động đã sống vì nó, để có được tấm
giấy phép quay trở về Trung Quốc.
Sài Linh, một người với niềm tin mới, cho rằng con đường mà Trung Quốc theo
đuổi hơn hai thập kỷ qua – tăng trưởng kinh tế không cần tới cải cách chính trị
và phát triển tinh thần – khiến toàn bộ đất nước “tự bị đau ốm”.
Trung Quốc cần văn hóa và giá trị mới lấy nhân quyền được Chúa ban tặng làm
trung tâm, với tình yêu giành cho Chúa, cho bản thân và cho người khác. Việc
cộng đồng người Trung theo Cơ đốc giáo ngày càng mở rộng mang lại hy vọng cho
bà, mặc dù cần có thêm tự do tôn giáo,” Sài Linh tin tưởng.
Trầm Đồng từ đó đã dự đoán kết quả của Thiên An Môn:
“Về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sau vụ thảm sát, những gì đã xảy ra
là hai ông Đặng và Lý đổ thừa hành động đó lên những người trực tiếp thực hiện
nó. Đây là sự tranh giành quyền lực, đấu tranh phe phái nội bộ trong nhóm cầm
quyền. Những người theo chính sách cứng rắn từ chối kêu gọi của sinh viên,
người dân và các đồng nghiệp ủng hộ chính sách mềm mại hơn trong Đảng.”
Khi tính hợp pháp về sự cầm quyền của họ bị đưa ra xem xét trong thời suy
sụp kinh tế 1989 – 1992, họ buộc phải làm gì đó, và điều đó hóa ra lại là quảng
bá cho chủ nghĩa dân tộc và tăng trưởng kinh tế cao.”
Là một phụ nữ, Sài Linh giờ cho rằng chính sách một con tai tiếng của Trung
Quốc “tội lỗi hơn cả Thảm sát Thiên An Môn” và kêu gọi có thêm hành động tôn
giáo nhằm giải quyết các vấn đề gốc rễ mà đất nước phải đối mặt.
“Chúa sẽ cho chúng ta câu trả lời về tương lai chính trị Trung Quốc, kể cả
việc làm sao thực hiện cải cách chính trị.”
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world
Xem thêm : http://mariecurie.biz/p/threads/8987/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét