Trần Vinh Dự
Tàu Trung Quốc dùng ròi rồng phun vào tàu kiểm ngư Việt Nam (Ảnh do Cảnh sát biển Việt Nam công bố ngày 4/5/2014). |
Khu vực nước sâu Biển Đông là một khu vực hầu như chưa được
đụng chạm đến xét về mặt khai thác dầu mỏ và khí đốt. Lý do quan trọng nhất khiến
khu vực này còn chưa được đụng chạm đến là vì tranh chấp chủ quyền khiến các
công ty tư nhân không ai muốn thăm dò và khai thác ở vùng biển này. Từ giữa năm
2012, khi chủ đề này trở nên nóng, Reuters
đã trích lời của Gordon Kwan thuộc Mirae Asset Securities cho rằng “nếu bạn
có thể khoan dầu ở miền tây Phi Châu, Vịnh Mexico, Brazil, hay Biển Bắc, thì tại
sao lại phải đến Biển Đông làm gì?”
Âm mưu lâu dài
Trong khi các công ty tư nhân không muốn mạo hiểm làm ăn trên Biển Đông, các công ty của nhà nước như CNOOC có thể có lý do để tiến vào khu vực này. Vì theo lời chủ tịch của CNOOC hồi năm 2012, ông Wang Yilin, các giàn khoan nước , ngoài chức năng kiếm tiền cho công ty, còn là các “mobile national territory” (lãnh thổ quốc gia di động) và là một “strategic weapon” (vũ khí chiến lược).
Trên thực tế, việc khai thác dầu khí ở Biển Đông cũng không được bất cứ bên nào đả động đến cho mãi tới thời gian gần đây. Lý do là để thăm dò và khai thác được dầu/khí ở các vùng nước sâu thì phải cần đến các công nghệ khai thác ở vùng nước sâu (thí dụ như các giàn khoan nước sâu lưu động hoặc các tàu khoan).
Âm mưu lâu dài
Trong khi các công ty tư nhân không muốn mạo hiểm làm ăn trên Biển Đông, các công ty của nhà nước như CNOOC có thể có lý do để tiến vào khu vực này. Vì theo lời chủ tịch của CNOOC hồi năm 2012, ông Wang Yilin, các giàn khoan nước , ngoài chức năng kiếm tiền cho công ty, còn là các “mobile national territory” (lãnh thổ quốc gia di động) và là một “strategic weapon” (vũ khí chiến lược).
Trên thực tế, việc khai thác dầu khí ở Biển Đông cũng không được bất cứ bên nào đả động đến cho mãi tới thời gian gần đây. Lý do là để thăm dò và khai thác được dầu/khí ở các vùng nước sâu thì phải cần đến các công nghệ khai thác ở vùng nước sâu (thí dụ như các giàn khoan nước sâu lưu động hoặc các tàu khoan).
Trên nguyên tắc, các nước có thể thuê các thiết bị khoan ở
vùng nước sâu như thế. Tuy nhiên, do sự bùng nổ về công tác tìm kiếm, thăm dò dầu
khí, công suất sử dụng của các thiết bị khoan nước sâu luôn ở mức 90%
đến 100%, vì vậy việc thuê mướn thiết bị gần như là không thể. Đó là chưa kể
những quan ngại về chuyện ăn cắp công nghệ khi cho các công ty ở các quốc gia
không có truyền thống tôn trọng vấn đề bản quyền thuê.
Vì thế, để thực thi chủ quyền trên thực tế thông qua việc khoan dầu/khí ở Biển Đông, các bên tham gia tranh chấp trên vùng biển này sẽ phải dựa vào thực lực công nghệ của chính mình, hoặc là đi mua. Trong số các nước đang tranh chấp ở khu vực này, mới chỉ có Trung Quốc là có được công nghệ khoan ở vùng nước sâu, và cũng chỉ mới có được từ năm 2011. Dự án trị giá tới gần 1 tỷ USD được hoàn thành và đặt tên Haiyang Shiyou 981 do CNOOC sở hữu có khả năng khoan với độ sâu 3km dưới mặt nước biển.
Kể từ đó Trung Quốc liên tục đề cập đến câu chuyện khai thác dầu khí ở Biển Đông. Động thái đầu tiên kể từ khi có Haiyang Shiyou 981 là đưa giàn khoan này tới khoan thử ở vùng biển phía tây nam của Hồng Kông, cách Hồng Kông khoảng 320km vào giữa tháng 5 năm 2012. Vùng biển này, theo AP, nằm hoàn toàn trong chủ quyền của Trung Quốc chứ không thuộc vùng đang bị tranh chấp trong Biển Đông. Tuy nhiên, độ sâu của vùng khoan “thử nghiệm” này chỉ có khoảng 1,5km. Điều này làm nhiều người khi đó đồn đoán rằng Haiyang Shiyou 981 có nhiều khả năng sẽ được kéo xuống vùng biển tranh chấp để thực thi cái gọi là “lãnh thổ quốc gia di động” theo lời của chủ tịch CNOOC.
Tuy nhiên, có giàn khoan 981 không thì chưa hẳn đã đủ, vì công nghệ là một chuyện, còn kinh nghiệm lại là chuyện khác. CNOOC đã đi thêm một bước đi nữa là mua thành công công ty dầu khí Nexen của Canada với trị giá hơn 15 tỷ USD hồi đầu năm 2013. Đây là một công ty thuộc hàng “lão tướng” trong việc khai thác dầu khí ở vùng nước sâu với nhiều năm hoạt động khai thác ở vịnh Mexico. Với sự tăng cường kinh nghiệm và công nghệ của Nexen, có vẻ như điều kiện đã đủ “chín” để CNOOC đưa 981 xuống vùng Biển Đông của Việt Nam.
Chín muồi để nắn gân Việt Nam?
Và điều đó đã biến thành sự thật. Theo thông tin mới nhất từ Cục Hải sự của Trung Quốc hôm 4 tháng 5 vừa qua, cơ quan này đã ra thông báo cho biết giàn khoan có tên Hải Dương 981 (HD-981) sẽ tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc – 111o12’06” kinh Đông từ ngày 02/5 đến 15/8. Đây là vùng biển cách cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 119 hải lý và nằm hoàn toàn trong vùng kinh tế đặc quyền (EEZ) của Việt Nam. Theo thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, giàn HD-khoan này được đưa đến địa điểm kể trên vào ngày 2 tháng 5.
Tại sao HD-981 lại hoạt động tại vùng biển này chỉ từ ngày 2 tháng 5 đến ngày 15 tháng 8? Có vẻ như đây là một động thái “ném đá dò đường” về chính trị nhiều hơn là một hoạt động thăm dò dầu khí thực sự. Nhưng tại sao lại ném đá dò đường?
Rõ ràng ai cũng biết, kể cả người Trung Quốc, rằng vùng này nằm trên thềm lục địa của Việt Nam và một động thái như vậy sẽ đẩy Việt Nam vào chỗ buộc phải có phản ứng tự vệ. Điều đó có nghĩa hoạt động của HD-981 ở đây sẽ không đơn giản, không thuận buồm xuôi gió. Vì thế, việc “nắn gân” Việt Nam trước là việc làm cần thiết trước khi có một hoạt động thăm dò và khai thác lâu dài.
Tại sao lại vào thời điểm này? Nếu nhìn dưới góc nhìn của Trung Quốc thì có thể thấy khó có thời điểm nào thuận lợi hơn. Với xung đột đang xảy ra ở Ukraine, với việc Bắc Hàn đang chuẩn bị thử hạt nhân thêm lần nữa, phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đang quá bận rộn để quan tâm đến Biển Đông một cách nghiêm túc. Đó là chưa kể cuộc xung đột ở Ukraine đang chứng tỏ một điều – phương Tây hầu như không thể làm gì đáng kể để ngăn cản một nước lớn như Nga (và vì thế Trung Quốc) trong việc xâm lấn chủ quyền một nước nhỏ yếu hơn như Ukraine (và vì thế Việt Nam).
Việt Nam có phải là Ukraine hay không sẽ là một câu hỏi thú vị đối với giới quan sát quốc tế. Mặc dù Việt Nam đang tăng cường lực lượng hải quân của mình với việc mua các chiến hạm mới, kể cả tàu ngầm, nhưng tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn quá chênh lệch nghiêng về người hàng xóm phương Bắc. Quan trọng hơn, Việt Nam đang cần, thậm chí rất cần, môi trường hòa bình để phát triển, và bản thân nền kinh tế của Việt Nam cũng đang phải vật lộn với quá nhiều vấn đề. Việt Nam chắc chắn không muốn, và không châm ngòi, một cuộc đụng độ trên biển.
Rõ ràng đây có vẻ như là thời điểm chín muồi để Trung Quốc kéo HD-981 xuống phía nam và nắn gân người hàng xóm nhỏ bé.
Việt Nam nên làm gì?
Câu chuyện “thực thi chủ quyền thực tế” trên Biển Đông của Trung Quốc là câu chuyện mà giới phân tích đã dự liệu từ lâu. Động thái mới này, tuy đột ngột về mặt thời điểm, không phải là một động thái bất ngờ về mặt chiến lược và chiến thuật. Vì thế, trên nguyên tắc, Việt Nam cũng phải dự liệu từ lâu chuyện này sẽ xảy ra, và phải lên phương án đối phó trong trường hợp này từ rất lâu.
Một phản ứng quyết liệt và có chừng mực của Việt Nam là hết sức cần thiết. Nếu Việt Nam thực sự coi đó là chủ quyền lãnh hải hợp pháp của mình, thì Việt Nam phải hành xử như thể đây là một hành vi xâm lược theo đúng nghĩa. Việt Nam sẽ không chủ động châm ngòi một cuộc xung đột vũ trang trên biển, nhưng Việt Nam phải làm mọi cách để hoạt động thăm dò của 981 không thể diễn ra, bao gồm cả việc điều động lực lượng hải quân ra can thiệp.
Nếu Việt Nam không làm điều này, thì bài học nhãn tiền về Ukraine sẽ cho thấy Biển Đông không chỉ có HD-981, mà sẽ còn có nhiều giàn khoan khủng nữa trong tương lai đến từ Trung Quốc. Với công nghệ và kinh nghiệm của Nexen mà CNOOC đã nuốt trọn, điều này là hoàn toàn khả thi.
Nếu may mắn, Biển Đông có thể không có nhiều dầu mỏ và khí đốt như Trung Quốc mong đợi, hoặc nếu có thì việc khai thác quá tốn kém và không hiệu quả về mặt kinh tế. Trong trường hợp đó, CNOOC có thể sẽ bỏ cuộc vì không có dầu hay khí đốt thì để một giàn sắt thép khổng lồ như HD-981, với chi phí sản xuất tới gần 1 tỷ USD và chi phí vận hành không nhỏ, tại vùng biển này là một việc làm vô nghĩa. Và trong trường hợp đó, không cần Việt Nam phải làm gì mạnh tay, CNOOC cũng tự động rút giàn khoan.
Thế nhưng Việt Nam không thể và không nên đánh cược chủ quyền của mình vào chuyện may rủi nơi lòng biển sâu. Một dân tộc biết tự trọng và biết tự vệ như Việt Nam trong suốt hàng nghìn năm lịch sử sẽ đánh mất danh dự và phẩm giá của mình nếu chỉ cúi đầu và phản ứng yếu ớt bằng miệng như một số nước nhược tiểu thi thoảng vẫn làm.
Vì thế, để thực thi chủ quyền trên thực tế thông qua việc khoan dầu/khí ở Biển Đông, các bên tham gia tranh chấp trên vùng biển này sẽ phải dựa vào thực lực công nghệ của chính mình, hoặc là đi mua. Trong số các nước đang tranh chấp ở khu vực này, mới chỉ có Trung Quốc là có được công nghệ khoan ở vùng nước sâu, và cũng chỉ mới có được từ năm 2011. Dự án trị giá tới gần 1 tỷ USD được hoàn thành và đặt tên Haiyang Shiyou 981 do CNOOC sở hữu có khả năng khoan với độ sâu 3km dưới mặt nước biển.
Kể từ đó Trung Quốc liên tục đề cập đến câu chuyện khai thác dầu khí ở Biển Đông. Động thái đầu tiên kể từ khi có Haiyang Shiyou 981 là đưa giàn khoan này tới khoan thử ở vùng biển phía tây nam của Hồng Kông, cách Hồng Kông khoảng 320km vào giữa tháng 5 năm 2012. Vùng biển này, theo AP, nằm hoàn toàn trong chủ quyền của Trung Quốc chứ không thuộc vùng đang bị tranh chấp trong Biển Đông. Tuy nhiên, độ sâu của vùng khoan “thử nghiệm” này chỉ có khoảng 1,5km. Điều này làm nhiều người khi đó đồn đoán rằng Haiyang Shiyou 981 có nhiều khả năng sẽ được kéo xuống vùng biển tranh chấp để thực thi cái gọi là “lãnh thổ quốc gia di động” theo lời của chủ tịch CNOOC.
Tuy nhiên, có giàn khoan 981 không thì chưa hẳn đã đủ, vì công nghệ là một chuyện, còn kinh nghiệm lại là chuyện khác. CNOOC đã đi thêm một bước đi nữa là mua thành công công ty dầu khí Nexen của Canada với trị giá hơn 15 tỷ USD hồi đầu năm 2013. Đây là một công ty thuộc hàng “lão tướng” trong việc khai thác dầu khí ở vùng nước sâu với nhiều năm hoạt động khai thác ở vịnh Mexico. Với sự tăng cường kinh nghiệm và công nghệ của Nexen, có vẻ như điều kiện đã đủ “chín” để CNOOC đưa 981 xuống vùng Biển Đông của Việt Nam.
Chín muồi để nắn gân Việt Nam?
Và điều đó đã biến thành sự thật. Theo thông tin mới nhất từ Cục Hải sự của Trung Quốc hôm 4 tháng 5 vừa qua, cơ quan này đã ra thông báo cho biết giàn khoan có tên Hải Dương 981 (HD-981) sẽ tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc – 111o12’06” kinh Đông từ ngày 02/5 đến 15/8. Đây là vùng biển cách cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 119 hải lý và nằm hoàn toàn trong vùng kinh tế đặc quyền (EEZ) của Việt Nam. Theo thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, giàn HD-khoan này được đưa đến địa điểm kể trên vào ngày 2 tháng 5.
Tại sao HD-981 lại hoạt động tại vùng biển này chỉ từ ngày 2 tháng 5 đến ngày 15 tháng 8? Có vẻ như đây là một động thái “ném đá dò đường” về chính trị nhiều hơn là một hoạt động thăm dò dầu khí thực sự. Nhưng tại sao lại ném đá dò đường?
Rõ ràng ai cũng biết, kể cả người Trung Quốc, rằng vùng này nằm trên thềm lục địa của Việt Nam và một động thái như vậy sẽ đẩy Việt Nam vào chỗ buộc phải có phản ứng tự vệ. Điều đó có nghĩa hoạt động của HD-981 ở đây sẽ không đơn giản, không thuận buồm xuôi gió. Vì thế, việc “nắn gân” Việt Nam trước là việc làm cần thiết trước khi có một hoạt động thăm dò và khai thác lâu dài.
Tại sao lại vào thời điểm này? Nếu nhìn dưới góc nhìn của Trung Quốc thì có thể thấy khó có thời điểm nào thuận lợi hơn. Với xung đột đang xảy ra ở Ukraine, với việc Bắc Hàn đang chuẩn bị thử hạt nhân thêm lần nữa, phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đang quá bận rộn để quan tâm đến Biển Đông một cách nghiêm túc. Đó là chưa kể cuộc xung đột ở Ukraine đang chứng tỏ một điều – phương Tây hầu như không thể làm gì đáng kể để ngăn cản một nước lớn như Nga (và vì thế Trung Quốc) trong việc xâm lấn chủ quyền một nước nhỏ yếu hơn như Ukraine (và vì thế Việt Nam).
Việt Nam có phải là Ukraine hay không sẽ là một câu hỏi thú vị đối với giới quan sát quốc tế. Mặc dù Việt Nam đang tăng cường lực lượng hải quân của mình với việc mua các chiến hạm mới, kể cả tàu ngầm, nhưng tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn quá chênh lệch nghiêng về người hàng xóm phương Bắc. Quan trọng hơn, Việt Nam đang cần, thậm chí rất cần, môi trường hòa bình để phát triển, và bản thân nền kinh tế của Việt Nam cũng đang phải vật lộn với quá nhiều vấn đề. Việt Nam chắc chắn không muốn, và không châm ngòi, một cuộc đụng độ trên biển.
Rõ ràng đây có vẻ như là thời điểm chín muồi để Trung Quốc kéo HD-981 xuống phía nam và nắn gân người hàng xóm nhỏ bé.
Việt Nam nên làm gì?
Câu chuyện “thực thi chủ quyền thực tế” trên Biển Đông của Trung Quốc là câu chuyện mà giới phân tích đã dự liệu từ lâu. Động thái mới này, tuy đột ngột về mặt thời điểm, không phải là một động thái bất ngờ về mặt chiến lược và chiến thuật. Vì thế, trên nguyên tắc, Việt Nam cũng phải dự liệu từ lâu chuyện này sẽ xảy ra, và phải lên phương án đối phó trong trường hợp này từ rất lâu.
Một phản ứng quyết liệt và có chừng mực của Việt Nam là hết sức cần thiết. Nếu Việt Nam thực sự coi đó là chủ quyền lãnh hải hợp pháp của mình, thì Việt Nam phải hành xử như thể đây là một hành vi xâm lược theo đúng nghĩa. Việt Nam sẽ không chủ động châm ngòi một cuộc xung đột vũ trang trên biển, nhưng Việt Nam phải làm mọi cách để hoạt động thăm dò của 981 không thể diễn ra, bao gồm cả việc điều động lực lượng hải quân ra can thiệp.
Nếu Việt Nam không làm điều này, thì bài học nhãn tiền về Ukraine sẽ cho thấy Biển Đông không chỉ có HD-981, mà sẽ còn có nhiều giàn khoan khủng nữa trong tương lai đến từ Trung Quốc. Với công nghệ và kinh nghiệm của Nexen mà CNOOC đã nuốt trọn, điều này là hoàn toàn khả thi.
Nếu may mắn, Biển Đông có thể không có nhiều dầu mỏ và khí đốt như Trung Quốc mong đợi, hoặc nếu có thì việc khai thác quá tốn kém và không hiệu quả về mặt kinh tế. Trong trường hợp đó, CNOOC có thể sẽ bỏ cuộc vì không có dầu hay khí đốt thì để một giàn sắt thép khổng lồ như HD-981, với chi phí sản xuất tới gần 1 tỷ USD và chi phí vận hành không nhỏ, tại vùng biển này là một việc làm vô nghĩa. Và trong trường hợp đó, không cần Việt Nam phải làm gì mạnh tay, CNOOC cũng tự động rút giàn khoan.
Thế nhưng Việt Nam không thể và không nên đánh cược chủ quyền của mình vào chuyện may rủi nơi lòng biển sâu. Một dân tộc biết tự trọng và biết tự vệ như Việt Nam trong suốt hàng nghìn năm lịch sử sẽ đánh mất danh dự và phẩm giá của mình nếu chỉ cúi đầu và phản ứng yếu ớt bằng miệng như một số nước nhược tiểu thi thoảng vẫn làm.
Chú thích:
(*)Trần Vinh Dự chuyên nghiên cứu, tư vấn, và viết về các vấn
đề kinh tế của Việt Nam, Hoa Kỳ và thế giới. Ngoài lĩnh vực sở trường này, ông
cũng thường xuyên viết về các vấn đề quan hệ quốc tế liên quan tới Á Châu. Trần
Vinh Dự tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế tại Đại học tổng hợp Texas ở Austin, làm
chuyên gia tư vấn kinh tế cho tập đoàn ERS Group Inc., đồng sáng lập và là cố vấn
cho Quỹ nghiên cứu Biển Đông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét