o Loại giày dép bệnh nhân đang dùng, bệnh nhân có đi lại được
không
o Chế độ dinh dưỡng
· Xét nghiệm cần bổ sung cho kế hoạch điều trị:
o Arterial duplex (option)
3/ Săn sóc sang thương này như thế
nào?
· Medical treatment:
o Control diabetes (điều trị tiểu đường): xem lại thuốc đang
dùng cho tiểu đường, chế độ dinh dưỡng phù họp với tiểu đường (mang lượng HbgA1
C xuống 6.5 hay ít nhất là 7)
o Vitamin supplement (bổ sung chất khoáng và dinh dưỡng cho sự
lành vết thương): Vitamin A and Zinc
· Surgical procedure (can thiệp ngoại khoa): step by step
(từng bước)
o Sharp debridement ( cắt lọc vết loét): thủ thuật này rất đơn
giản, có thể làm tại giường bệnh, phòng khám với 1 bộ cắt lọc vô trùng- Cắt đi
phần hoại tử có mày đen và ngã đen. Cắt lọc cẩn thận tránh đi quá sâu.
o Sau khi cắt lọc, lấy một que ít tế bào ở đáy vêt loét vừa
cắt mang đi thử C&S (culture and sensitivity).
o Rửa vết thương sau cắt lọc bằng nước muối sinh lý (NaCl
0.9%)
o Cho Calcium Alginate hay Puracol Alginate vào đáy vết
thương- nơi vừa cắt lọc xong
o Cho 1 băng mềm ( Foam) lên trên mặt và giữ tất cả bằng một
băng cuộn (Rolled gauze) xung quanh bàn chân
o Phần da đỏ xung quanh vết hoại tử không cần làm gì cả, bảo
vệ bằng một miếng bang mềm (foam)
o Theo dỡi kết quả thử nghiêm tế bào để dung kháng sinh phù
hợp
* Sau 1 tuần thì kiểm tra lại, nếu tiến triển tốt sẽ tiến hành
ghép da (da thật hoặc skin substitutions)
· Nursing care (chăm sóc điều dưỡng)
o Thay băng mỗi 3 ngày: rửa bằng nước muối sinh lý, cho
Calcium Alginate hay Puracol Ag vào đáy vết thương, bảo vệ bằng băng mềm (foam)
và băng cuộn. Tuyệt đối tránh dán băng keo (dù là bang keo y khoa) trực tiếp
lên da chân. Đây là lý do tại sao phải dung băng cuộn xung quanh.
CHU Ý: Calcium Ag hay Puracol Ag phải được làm ẩm bằng nước
muối sinh lý trước khi đưa vào vết thương thì chất Silver mới được kích hoạt
và giữ độ ẩm nhất định cho vết thương
o Tránh va chạm trên mu bàn chân ( dùng giày/ dép thích hợp)
o Vận động cổ bàn chân , đi lại để giữ sự tuần hoàn về chân
đầy đủ
o Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng, đau, chế độ dinh dưỡng và
tình trạng tiểu đường
4/ chiếu
đèn hồng ngoại có lợi hay có hại cho bệnh nhân?
· Tia hồng ngoại có tác dụng giãn mạch, kích thích tính năng
co giãn cơ và đầu dây thần kinh ngoại biên. Tuy nhiên, để đạt được mục đích sử
dụng này thì lượng tia và vùng được chiếu tia phải được kiểm soát chặt chẽ. Một
trong những biến chứng của chiếu tia hồng ngoại là làm bỏng da, hoại tử tế bào.
· Do người tiều đường có biến chứng thần kinh và mạch
máu ngoại biên, khả năng cảm giác hạn chế nên không lượng được sức nóng của
tia. Hơn nữa sự giảm thiểu tuần hoàn sẽ làm nhanh và nặng nề biến chứng bỏng
da/ hoại tử tế bào.
· Tóm lai, đèn hông ngoại không có lợi cho bênh nhân tiểu
đường trong việc làm giảm triệu chứng tê chân mà còn làm chân dễ bị bỏng và
loét.
5/ Có
nên rửa vết thương bằng các dung dịch sát khuẩn không? Ví dụ dd thuốc tím
Potassium pemanganat …
· Không nên rửa vết thương bằng các dung dịch sát khuẩn vì
o Sang thương không có dấu hiệu nhiễm khuẫn ( chỉ có dâu hiệu
của phản ứng viêm: đỏ xung quanh)