Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

ĐỀN VOI RÉ - HUẾ

Thy Anh & Sáo Sành
Cổng điện Voi Ré

Đền Voi Ré thuộc làng Nguyệt Biều, Thừa Thiên Huế. Từ chợ Long Thọ đi khoảng 500 m thì tới. Gần Đền này còn có Hổ Quyền là nơi tổ chức các trận đấu giữa voi và cọp.
Đền Voi Ré nằm trên một thửa đất khá cao, từ mặt đường đi lên phải qua nhiều tầng cấp. Bên kia đường, dưới trũng có một hồ sen, xa xa là rừng núi.
Voi Ré là danh từ nôm na gọi theo dân gian. Chính tên điện là Long Châu. Ré có nghĩa là rống lên. Một con voi dưới triều Minh Mạng đi đánh trận bị thương chạy về phủ phục trước đền, ré lên mấy tiếng rồi lăn ra chết. Từ đó con voi được mệmnh danh là voi Ré và dân chúng gọi ngay đền này là đền Voi Ré.
Sân trước

Đền gồm một ngôi đền ở chính giữa, lối thờ phụng như các đình làng, cũng có hương án, bài vị, cũng cờ quạt lỗ bộ ... Trên các cột đều có treo liễn bằng gỗ, sơn son thếp vàng nhưng phần lớn đã bị thời gian tàn phá.
Đền do các ông nài voi trong đội Kinh tượng (quản tượng) chung tiền lập ra dưới thời vua Gia Long (1802-1820) để thờ 15 vị thần, theo họ, có thể dùng oai linh để bảo vệ voi khi lâm trận, cũng như trong đời sống hàng ngày.
Trước mặt điện có một cái sân, bên tả và bên hữu xây 2 ngôi miếu dài, thờ bài vị đề tên các voi đã có công và được phong tước : 1) Hùng Tượng Ré thần vị - 3) Tứ Phong vị Đô Đốc Hùng Tượng Bích thần vị - 3) Tứ Phong vị Đô Đốc Hùng Tượng Nhị thần vị - 4) Tứ Phong vị Đô Đốc Hùng Tượng Bổn thần vị .
Tượng voi trong sân

Ngoài các vị thần, mỗi bên còn có tượng voi. trên lưng có nài cưỡi. Thửa đất bên mặt có mồ chôn voi Ré và voi Ô Long. Trong cuộc chiến tranh Việt - Pháp, lính Pháp tưởng mộ voi là nơi chôn dấu súng đạn nên đã đào lên. Ông thủ từ vội đến khiếu nại với viên quan Pháp trưởng đồn kịp thời cứu thoát ngôi mộ kia khỏi sự tàn phá. Giờ đây chúng ta chỉ còn thấy một tấm bia khắc mấy chữ Ô Long Tượng Mộ, còn ngôi mộ bên cạnh đã bị san bằng, vôi gạch mất cả chỉ còn bãi đất trống.
Năm Tự Đức thứ 32 (1879), Triều Đình đã bỏ tiề ra tu bổ, Nhưng qua đến triều Thành Thái, chi phí giảm dần rồi sau đó bỏ hẳn. Tuy không có tiền của Triều Đình nhưng mấy ông quản tượng trong đội Kinh Tượng ngày trước vẫn tới lui lo việc cúng tế. Cũng nhờ hồ sen trước mặt đền, thuộc sở hữu của đền, tuy không đem lại lợi lộc bao nhiêu nhưng cũng đủ tiề hương đèn trong các ngày rằm và mùng một.
hồ sen trước mặt đền
Voi đối với nước ta là một con vật rất được trọng dụng. Trong thời bình, gập nhng tiết lễ lớn, voi đóng dàn hầu hoặc theo chầu đạo ngự. Voi quan trọng nhất là vào thời chiến, khi võ khí còn thô sơ, voi tham gia chiến trận rất đắc lực.
Triều Nguyễn đã bỏ ra những khoản tiền khá lớn để lập ra sở Kinh Tượng tại Thuận Hóa và các cơ sở nuôi voi khắp các tỉnh. Voi một phần do các lân bang như Lào, Cao Miên hoặc các tù trưởng miền Thượng cống nạp, nhưng một phần cũng phãi bỏ tiền ra mua. Có khi các ông nài trong đội Kinh Tượng vào rừng tìm bắt voi về vì người Thượng có tài dụ voi rất giỏi.
Người nài nằm dưới bụng voi, dùng mây ràng buộc như nằm trên võng. Trên lưng voi là 2 người Thượng ngồi. Con voi nhà tiến vào rừng sâu, khi nào gập được voi hoang thì dừng lại. Khi đã chọn được con voi vừa ý, người nài dùng 2 sợi dây mây to, đầu có thòng lọng, tròng vào một chân trước và chân sau của voi. Lúc ấy, 2 người Thượng kéo người nài lên ngồi chung trên lưng voi, miệng hát những lời mời êm dịu để dụ  voi, lại dùng búa bổ mạnh vào đầu voi rừng, tay siết chặt dây mây để lôi voi đi. Con voi nhà có nhiệm vụ vừa bảo vệ cho người ngồi trên lưng vừa kèm con voi rừng đi về. Lúc voi rừng đã vào sở Kinh Tượng, người ta bỏ đói nó cho bớt hung hăng, rồi mới dần dần đưa cho thức ăn, làm quen và dụ dỗ nó.
Mỗi khi có nơi nào đem voi đến cống, Vua thường thân hành ra xem, đặt tên cho voi và ban thưởng cho các sứ giả rất hậu.
Nguồn tham khảo:  Bửu Kế - Nguyễn Triều Cố Sự, huyền thoại về danh lam xứ Huế
Xem thêm : HỔ QUYỀN - HU

Không có nhận xét nào: