Gyalwang Drukpa
Nếu bạn coi Phật giáo
như là tôn giáo và bạn thấy rằng đức Phật đã dạy một điều gì đó là tốt thì bạn
sẽ phải tin rằng điều đó là hoàn toàn tốt đẹp. Nếu đức Phật dạy điều đó là xấu
thì điều đó sẽ trở nên là xấu 100%. Cách thức của bạn là như vậy! Bạn sẽ không
suy xét tường tận về mọi điều vì bạn không được phép làm điều đó! Tương tự, nếu
bạn là người Thiên Chúa giáo, bạn phải tin tưởng Thiên Chúa giáo chỉ đơn thuần
là tôn giáo, khi đó, bất cứ điều gì chúa Jesus dạy đều trở thành chân lý tối
thượng ... mà bạn chẳng suy xét, quán chiếu tường tận về những điều đó. Đây
chính là phương thức điển hình của tôn giáo khi đề cập tới vấn đề niềm tin tâm
linh của mỗi người.
Tuy vậy, chính đức Phật
đã dạy trong giáo lý kinh điển:"Nếu con coi ta là Phật, con sẽ không bao
giờ thấy được Phật. Nếu con lắng nghe giáo pháp của ta mà coi là Pháp, con sẽ
không bao giờ thấu đạt được chân Pháp." Đây thực sự là một thông điệp vĩ đại,
nhưng thật bất hạnh, nhiều người lại ngộ nhận sai lầm chân lý này. Họ đã bỏ lỡ
mất lời dạy của đức Phật. Thậm chí, họ có thể là những vị học già lớn, hiểu biết
rất nhiều giáo lý Phật pháp nhưng lại không thấu hiểu được lời khai thị này. Họ
cứ coi Phật chính là đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Không! Đức Phật Thích Ca đã dạy
chúng ta không được coi ngài là "Phật". "Phật" ở trong
chính bạn. Bạn phải hiểu rằng đức Phật chân chính là thực tướng đời sống của
chính bạn. Đây là điều mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã khai thị và cũng chính là
"Pháp" mà tôi đang bàn luận tới.
Pháp chân thực chính
là thực tại trong chính bạn. Pháp tự nhiên, chân thật và nền tảng đang diễn ra
trong chính bạn và thế giới một cách tự nhiên. Thứ được coi là giáp Pháp ví dụ
như điều mà tôi đang đàm luận ở đây chỉ là sự hướng đạo mà thôi. Đây cũng chính
là điều mà đức Phật Thích Ca từng dạy:"Nếu con cho rằng giáo pháp của ta
là Pháp, con sẽ không bao giờ thấu đạt chân Pháp." Lý do là vì giáo pháp của
ngài chỉ là sự hướng đạo, tuy nhiên, nếu bạn cho rằng giáo pháp đó là tối thượng
thì sự chấp pháp này sẽ trở thành một chướng ngại, một rào cản lớn. Sự ngộ nhận
sai lầm này sẽ ngăn cản bạn nhận ra được bản chất chân lý của Pháp.
Theo tiếng Phạn,
"Dharma" có nghĩa là "vạn Pháp". Do đó, bạn sẽ không bao giờ
có được nhận thức chân thực về vạn Pháp nếu bạn cứ cố chấp vào những điều đức
Phật dạy. Nếu bạn cố gắng tạo ra một thứ gì đó ngoài giáo Pháp của ngài và sau
đó lại trở nên bám chấp vào nó thì bạn chỉ lãng phí thời gian, bạn sẽ không bao
giờ giác ngộ được chân lý. Đấy cũng chính là một trở ngại mà chính đức Phật đã
từng chỉ dạy.
Đó chính là lý do tại
sao tôi luôn nói giáo lý đức Phật là triết học chứ không phải một tôn giáo. Tất
nhiên, đạo Phật cũng có thễ thực hành dưới tư cách là một tôn giáo, và hàng triệu
người đã thực hành như vậy trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, rất nhiều chướng ngại
rắc rối đã phát sinh đơn giản chỉ vì sự ngộ nhận sai lầm đạo Phật là một tôn
giáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét