Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở PHỤ NỮ

Thy Anh
HỎI: chu kỳ kinh nguyệt có ảnh hưởng đến lượng đường huyết của người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường không?
ĐÁP: Kinh nguyệt đúng là một vấn đề đối với các bệnh nhân nữ bị bệnh tiểu đường típ 1 (trong giai đoạn dậy thì, nhu cầu về insulin có thể tăng đến 1.5 đơn vị /kg cân nặng mỗi ngày, vì ảnh hưởng của sự gia tăng các hormon sinh dục và hormon tăng trưởng). Phụ nữ thường khó kiểm soát đường huyết hơn trong khoảng 1 tuần trước khi hành kinh, đường huyết giai đoạn này có thể quá cao hoặc thấp hơn dự đoán. người ta chưa thật sự hiểu rõ vì sao các hormon sinh dục đôi khi lại gây ra vấn đề này. Một giả thuyết cho rằng chính progesterone gây ra tình trạng đề kháng insulin tạm thời này và làm tăng đường huyết, trong khi ở một số phụ nữ khác, có thể chính estrogen lại gây ra tình trạng giảm đường huyết. Một số người lại cho rằng tình trạng thèm ăn và giữ nước trong cơ thể có thể là thủ phạm.
HỎI: Đã có các hướng dẫn săn sóc chung cho các bệnh nhân tiểu đường, nhưng, đối với phụ nữ, có vấn đề gì đặc biệt cần quan tâm thêm không?
ĐÁP: Phàn lớn phụ nữ tiểu đường đến phòng khám thuộc típ 2. Một số bệnh nhân gập tình trạng kháng insulin gây mất ổn định đường huyết là do hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS - Polycystic Ovary Syndrome) và một số bệnh nhân bị suy tuyến giáp. Các phụ nữ trẻ tiểu đường típ 2 nên hỏi bác sĩ về hội chứng PCOS khi khó ổn định đường huyết hoặc khó giảm cân. Các phụ nữ hơn 40 tuổi, có tiền căn người thân bị suy giáp hoặc các phụ nữ đã có các biểu hiện suy giáp nên được làm các xét nghiệm chức năng tuyến giáp (TSH - FT4).
HỎI: Phụ nữ là người phải đảm đương rất nhiều trách nhiệm và thường phải hy sinh các nhu cầu của mình cho mọi người (chồng con, ông chủ, bạn bè ...), vậy, làm thế nào để có thể ưu tiên mọi thứ cho sức khỏe cá nhân?
ĐÁP: Phụ nữ thường hy sinh mọi ưu tiên trong cuộc đời mình cho các người thân trong gia đình. Nhưng, người phụ nữ bị tiểu đường cần nhớ kỹ, nếu mình không biết ưu tiên chăm sóc sức khỏe của mình thì làm sao còn khả năng để lo cho những người thân? Nên thường xuyên đọc sách báo, tìm các thông tin trên internet về bệnh tiểu đường (www.diabeteshealth.com), khám bệnh tư vấn định kỳ tại phòng khám chuyên khoa nội tiết, các chuyên viên về dinh dưỡng. (xem thêm ...)
HỎI: Phụ nữ tiểu đường thường bị tiểu ra vi khuẩn nhưng  không có triệu chứng, vậy có nên điều trị không?
ĐÁP: tiểu vi khuẩn không triệu chứng được chẩn đoán bằng cấy nước tiểu giữa giòng 2 lần, cách nhau 24 giờ, có kết quả > 100.000 khúm vi khuẩn/ml.
Một nghiên cứu từ Manitoba, Canada (New England Journal of Medicine nov 14 2002) khảo sát 105 phụ nữ tiểu đường bị tiểu ra vi khuẩn. 50 người được uống giả dược, 55 người được dùng kháng sinh. nghiên cứu thiết kế mù đôi trong 6 tuần đầu, sau đó, các bệnh nhân được tầm soát mỗi 3 tháng một lần, trong 3 năm. 78% bệnh nhân uống giả dược bị tiểu vi khuẩn 4 tuần sau điều trị ban đầu so với 20% nhóm được dùng kháng sinh. Sau trung bình 27  tháng theo dõi, 40% bệnh nhân nhóm dùng giả dược bị ít nhất một lần nhiễm trùng tiểu có triệu chứng, trong khi nhóm đã được dùng kháng sinh có tần suất là 42%. Điều này cho thấy điều trị nhiễm trùng tiểu không triệu chứng không làm giảm nguy cơ xuất hiện nhiễm trùng tiểu có triệu chứng trên các bệnh nhân tiểu đường và các nhà nghiên cứu khuyen  không nên điều trị.
HỎI; Có một lời khuyên nào dành cho các phụ nữ bị tiểu đường?
ĐÁP: Đừng tỏ ra dẽ dải với bản thân! Không bao giờ chấp nhận kết quả HbA1c lớn hơn 7%, cho dù kết quả đó chỉ vì ăn uống nhiều hơn thường lệ. HbA1c lớn hơn 7% sẽ đưa đến rất nhiều biến chứng, phải được bác sĩ chuyên khoa xem xét lại để điều trị tích cực hơn nữa. Với kết quả đó, bạn có thể chẳng cảm thất bất thường gì trong một thời gian, nhưng đến khi "cảm thấy gì đó" thì đã quá muộn.
Nên nhớ, chẳng bao giờ là quá muộn để tham gia tích cực theo một chương trình điều trị bệnh tiểu đường. Bỏ cuộc, bỏ điều trị và ăn uống xả láng vì cảm thất thất vọng là điều cực kỳ sai lầm
(xem thêm ...)

Không có nhận xét nào: