Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

BẠN CÓ HÀI LÒNG VỚI BÁC SĨ CỦA BẠN KHÔNG?

Thy Anh

Quan hệ bệnh nhân bác sĩ là một kiểu quan hệ hai chiều, cả hai bên cùng có lợi! (xem thêm ...)
Một mối quan hệ thật tốt với bác sĩ  của mình sẽ giúp bạn  cảm thấy thoải mái khi đi khám bệnh, từ đó công việc chăm sóc sức khỏe cho chính bạn chắc chắn sẽ mang lại kết quả nhiều hơn.
Hãy tự hỏi các câu hỏi dưới đây xem bạn có đang hài lòng với bác sĩ của bạn không.

# Bác sĩ có sẵn sàng lắng nghe và trả lời mọi câu hỏi của bạn  về nguyên nhân, về phương pháp điều trị căn bệnh của bạn không? Hay là bác sĩ tỏ vẽ bực mình, mất kiên nhẩn và chỉ trả lời chung chung?

# Bạn có cảm thấy thoải mái khi gập bác sĩ không? Bạn có thể dễ dàng trình bày cho bác sĩ nhửng vấn đề nhạy cảm hoạc thầm kín nhất không? ví dụ các vấn đề liên quan đến tình dục, tình cảm?

# Bác sĩ có hỏi tỉ mỉ về bệnh sử hoặc các vấn đề sức khỏe, tình cảm, thuốc men đã sử dụng trong quá khứ của bạn không? Có hỏi thêm về tình hình bệnh tật các người khác trong gia đình của bạn không?

# Bác sĩ có truy tìm căn nguyên gây bệnh cho bạn không? hoặc bác sĩ chỉ tìm cách giải quyết các triệu chứng linh tinh mà bạn đã khai khi khám bệnh?

# Bác sĩ có chỉnh tề không? Một bác sĩ  lôi thôi lếch thếch, không biết quan tâm đến bản thân thì làm sao có thể quan tâm đến bạn ?

# Bác sĩ của bạn có hút thuốc không? Nếu có thì quả thật, đó là một dấu hiệu rất tệ.

# Bạn có thoải mái khi hỏi bác sĩ những câu hỏi mà bạn cho là có vẻ ngốc nghếch không?

# Bác sĩ có khả năng giải thích thật  dễ hiểu về các vến đề y khoa phức tạp của bạn không?

# Các nhân viên của phòng khám bác sĩ có thân thiện không? Họ có luôn sẫn sàng lắng nghe bạn không?

# Bác sĩ có trả lời điện thoại của bạn ngay lập tức không?

# Bác sĩ có thường xuyên bắt bạn phải chờ đợi thật lâu mỗi lần khám bệnh (dù bạn đã được hen trước) không?

# Bác sĩ của bạn có phải là người uy tín  trong một bệnh viện danh tiếng không? 

Nếu bạn không hài lòng với các câu trả lời trên, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn!

Nếu sau cuộc thảo luận, tình hình vẫn chẳng đi đến đâu, có thể bạn nên chọn một bác sĩ khác. Tuy nhiên, việc thay đổi bác sĩ không phải là một giải pháp tối ưu vì bác sĩ cũ của bạn đã hiểu khá rỏ bệnh tình của bạn trong một thời gian rồi.
Dù sao, bạn cũng nên quyết định thay đổi bác sĩ ngay nếu cảm thấy:

# Bác sĩ không đủ trình độ ( ví dụ: không nhận biết được các triệu chứng bất thường, chẩn đoán thiếu sót, cho toa thuốc tầm bậy hoặc không nắm kỹ mọi vấn đề của bạn)

# Bác sĩ giao tiếp với bạn không thật sự hiệu quả ( ví dụ: giải thích bằng các từ ngữ khó hiểu hoặc không cho bạn đủ thời gian để trình bày kỹ các triệu chứng và đặt các câu hỏi quan trọng)

# Bác sĩ chẳng hề quan tâm đến các yêu cầu của bạn.

# Bác sĩ chẳng coi bạn ra gì (bắt bạn chờ đợi quá lâu dù bạn đến đúng hẹn, không thèm trả lời điện thoại của bạn, không cho bạn biết phải đi khám ngoài giờ ở đâu hoặc phải vào bệnh viện nào nếu có các sự cố xảy ra trong quá trình điều trị)

# Bác sĩ của bạn tính giá khám bệnh quá đắt. 

Chẳng có một bác sĩ nào thích hợp với tất cả mọi bệnh nhân. Bạn phải kiên trì tìm kiếm cho mình một bác sĩ phù hợp, căn cứ vào cá tính của bạn, vào tuổi tác, phái tính và nhất là ... túi tiền của bạn.

Không có nhận xét nào: