Thy Anh
Để bào đảm được điều trị thật tốt, chắc chắn người bệnh phải được thông tin đầy đủ về bệnh tật của mình. Đây chính là lý do mà bạn phải tìm đến các bác sĩ mổi khi bị ốm, vì bác sĩ chắc chắn là người hiểu biết vấn đề này hơn bạn!
Không có kiến thức về bệnh tật, bạn không thể hợp tác tốt với bác sĩ trong quá trình trị liệu. Nhưng nếu bạn lại được cung cấp thông tin quá nhiều, tình hình có chắc sẽ khả quan hơn hay không?
Mời các bạn xem trường hợp bệnh nhân của tôi dưới đây làm ví dụ.
Bà C. bị tiểu đường hơn 8 năm, đường huyết 3 năm nay rất ổn. HbA 1c luôn dưới 7%, đường huyết đói khoảng 5 đến 6.8 mmol/L, và bà chỉ phải tái khám mỗi 3 tháng một lần. Lần tái khám gần đây đột nhiên đường huyết tăng vọt. Bà khẳng định vẫn uống thuốc, tập thể dục đều đặn và không thay đổi chế độ ăn. Gặng hỏi mãi thì bà mới rụt rè: " thú thật với bác sĩ 2 tháng nay, mỗi ngày tôi ăn thêm 1/2 quả dưa hấu vì con tôi xem trên mạng thấy người ta bảo trong dưa hấu có chất trị được bệnh tiểu đường."
Thật sự, chúng ta cũng phải hết sức cảm ơn GOOGLE vì đã giúp mọi người tìm kiếm thông tin trên mạng thật dễ dàng chỉ với vài cú nhắp chuột. Ai ai cũng có thể truy tìm các thông tin liên quan đế sức khỏe cá nhân trên mạng, và kết quả lúc nào cũng vượt ngoài sự mong đợi. Sau khi gõ vài từ khóa, nhắp chuột, bảo đảm bạn sẽ được GOOGLE đưa cho hàng ngàn trang thông tin, tha hồ sử dụng . . . Ái chà, đến khâu này mới bắt đầu rắc rối, thật vậy, quá nhiều kết quả hiện ra sẽ khiến bạn bị như lạc trong một khu rừng, một mê cung các thông tin và bạn sẽ chẳng biết nên chọn sử dụng cái nào.
khoảng 50 năm trước, khi bạn muốn tìm các thông tin y khoa, bạn chỉ có một nguồn duy nhất là bác sĩ của bạn. Các thông tin y khoa được in ấn thì chỉ tồn tại trên các trang tạp chí chuyên ngành, rất kho tiếp cận và cũng rất khó hiểu vì viết dành riêng cho bác sĩ. Người bệnh bất lực sẽ chẳng biết nương tựa vào ai ngoài bác sĩ của mình. Ngày nay, thời đại bùng nổ thông tin, các thông tin y khoa được phổ biến tràn lan trên báo chí, trên TV, trên mạng . . . lại càng làm người bệnh cảm thấy bất lực hơn vì họ chẳng biết nương tựa vào đâu để phân biệt thông tin nào là thật, là đúng, đã qua nghiên cứu cẩn thận với các thông tin nào là giả, là sai, không hề được kiểm chứng mà mục đính chỉ là để quảng cáo sản phẩm. Cũng xin lưu ý, các trang web chuyên đăng những thông tin rác rưởi lại thường được trình bày rất đẹp và cũng có kèm thêm nhiều mục hấp dẫn theo kiểu “buôn chuyện” để câu độc giả.
Làm sao để người bệnh có thể biết được đâu là "the good, the bad and the ugly" trong một rừng thông tin truy cập được trên mạng như vậy?
Thật vậy, các bạn có thể dể dàng tìm thấy trên mạng các thông tin hầu như trái ngược nhau về cùng một vấn đề, các bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy các thông tin vô cùng hấp dẩn về một loại thuốc mới, một sản phẩm dinh dưỡng mới, đại loại như “có thể trị được bá bệnh” hoặc chưã "tiệt căn" được bệnh của bạn . . . Bạn biết tin ai? Bạn có dám mang sức khỏe của mình ra dùng thử các sản phẩm này hay các phương pháp đó không? Ấy thế mà vẫn có rất nhiều người sẳn sàng thữ nghiệm vì họ không đủ kiến thức để đánh giá các hệ quả và họ cũng cho rằng nếu có thử thì cũng chẳng hại gì. Chắc tất cả chúng ta còn nhớ, khoảng những năm 80, nước ta rộ lên phong trào NIỆU LIỆU PHÁP, sách báo ca ngợi nước tiểu tự thân giúp trị được bá bệnh, các bệnh nhân của tôi dạo ấy, đặc biệt là các cụ già mang nhiều bệnh mạn tính, đi đâu cũng ôm theo 1 bình nước tiểu của mình để . . . uống lai rai cho tăng sức "đề kháng".
Đã đến lúc cần có một hệ thống nào đó đứng ra giúp người bệnh phân biệt được các thông tin có ích với các thông tin rác rưởi, phân biệt được đâu là hạt gạo và đâu là vỏ trấu.
Các hệ thống này phải là những cơ quan độc lập và không có một khoản đầu tư nào trong các cơ sở khám chữa bệnh hoặc các công ty dược phẩm nào đó, có như thế, lời khuyên của họ mới thật sự vô tư và có thể tin cậy được.
Hệ thống này sẽ có nhiệm vụ:
1# giúp người bệnh biết tự quản lý chăm sóc bệnh tật của mình
2# giúp người bệnh các phác đồ điều trị chuẩn, dể hiểu để họ biết đâu là những phương thuốc chính cho bệnh tật của mình, không thưà, cũng không thiếu.
3# giúp người bệnh cập nhật kịp thời các thông tin về các phương thuốc, các cơ sở y tế không đạt chuẩn để họ tránh được tình trạng bị lạm dụng các xét nghiệm hoặc các ca phẫu thuật không đúng chỉ định.
1 nhận xét:
Cám ơn BS
Đăng nhận xét