Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

BẠN NÊN CHUẨN BỊ GÌ KHI PHẢI SĂN SÓC MỘT NGƯỜI BỆNH NẶNG TẠI NHÀ?

Thy Anh
Săn sóc một người thân bị bệnh nặng hoặc bệnh mạn tính ngày này qua ngày khác là một công việc rất stress và dẽ làm nản lòng bạn. Bạn sẽ phải đối đầu với những tình huống khẩn cấp có thể xảy đến cho người thân của bạn bất cứ lúc nào. Nếu không chuẩn bị từ trước, bạn sẽ lúng túng và kết qua, tình trạng của người bệnh sẽ trở nặng đi rất nhanh có thể tử vong. Ngược lại, nếu chuẩn bị sẵn một số kỹ năng và trang thiết bị cần thiết, bạn có thể hồi sức tạm thời người bệnh một cách hiệu quả trong khi chờ xe cứu thương đến.
Sau đây là 5 bước chuẩn bị cho những tình huống khẩn cấp như vậy:
1 # Bạn nên tham gia một khóa học cấp cứu ngưng tim ngưng thở.
Trong khóa học, bạn sẽ được học phương pháp ép tim để hồi phục một trái tim đã ngừng đập hoặc học phương pháp hà hơi thổi miệng qua miệng để cung cấp oxy cho một nạn nhân đã ngưng thở. Các phương pháp này là cứu mạng trong khi chờ xe cứu thương đến mang nạn nhân vào bệnh viện vì nếu không được tiến hành trong vòng 3 phút, nạn nhân sẽ chết não vĩnh viễn , có vào được bệnh viện cũng không thể phục hồi. (xem videoCPR)
2 # Bạn nên học cách làm thủ thuật Heimlich.
Đây là thủ thuật thường được dậy kèm trong khóa học cấp cứu ngưng tim ngưng thỡ, dùng để lấy dị vật hoặc miếng thức ăn bị hóc trong đường thở của nạn nhân. Nếu không lấy được dị vật, không thể cấp cứu ngưng tim ngưng thở thành công (xem video Heimlich)
hộp các dụng cụ sơ cứu (first aid kit)
3 # Bạn nên chuẩn bị sẵn sàng trong nhà một hộp các dụng cụ sơ cứu (first aid kit) để kịp dùng khi cần thiết. Phãi kiểm tra và thay thế ngay các dụng cụ nào bị thiếu. Đừng quên mua một nhiệt kế (số đo bằng độ C). Lưu ý, để các dụng cụ này phải ở ngoài tầm tay trẻ em.
4 # Bạn nên lập một danh sách các bác sĩ cấp cứu, các bác sĩ gia đình của các cơ sơ, dịch vụ y tế có thể  cấp cứu tại nhà hoặc tham vấn qua điện thoại (vd: 115) Danh sách này phải để tại nhiều nơi trong nhà, ở những chỗ dễ tìm, ví dụ : trên cánh cửa tủ lạnh, trong ví, trong cốp xe bạn đang  sử dụng.
5 # Bạn nên mua một máy đo huyết áp tự động. Học cách đo thật chính xác và mang ra sử dụng đều đặn. Mỗi lần mang người thân đi khám bệnh, đừng quên mang theo để so sánh kết quả huyết áp đo được với kết quả trên máy đo của bác sĩ và hỏi thêm về cách sử dụng, nếu có gì thắc mắc.
Khi phải đối đầu tình huống khẩn cấp do bệnh của người thân trở nặng, bạn nên làm gì? Sau đây là 4 điều cần thực hiện ngay:
1 # Đánh giá tình huống thật nhanh để báo qua điện thoại cho nhân viên cấp cứu 115:
Bệnh nhân trở nặng sau khi chảy máu, ói ra máu? sau khi té ngã? bị đập đầu? sau khi mẩn đỏ dị ứng? hoặc bệnh nhân có các triệu chứng trở nặng của căn bệnh đang mang như lơ mơ do tăng đường huyết hay hạ đường huyết? khó thở hay  ĐÃ NGỪNG THỞ? Bệnh nhân còn ĐÁP ỨNG với câu hỏi không? Còn mở mắt và đồng tử 2 bên đã dãn chưa hoặc còn co nhưng có đều không? Trước đó, bệnh nhân có than đau ở đâu không? Bệnh nhân có biểu hiện gì khác với thường ngày không? Quan sát! quan sát! và quan sát!
2 # Gọi ngay số điện thoại cấp cứu ngoại viện 115
3 # Nới lỏng quần áo bệnh nhân, nếu sặc hoặc ngẹt thở do thức ăn, tiến hành thủ thuật Heimlich ngay. Nếu ngưng thở, phải ép tim và hô hấp miệng qua miệng ngay.
4 # Nếu bệnh nhân còn tỉnh, trong khi chờ xe cấp cứu, trấn an bệnh nhân, giữ bệnh nhân luôn luôn mở mắt nhưng không được bắt buộc bệnh nhân phải nói chuyện với mình.

3 nhận xét:

Nguyen Tri Thong nói...

Hay quá! Những kiến thức này bên nước ngoài đã phải được phổ biến cho người dân rồi. Bên Việt Nam mình thậm chí một số bác sĩ khi đụng chuyện cũng chưa chắc có thực hiện đúng hay không nữa :(

Tri Thong Nguyen nói...

Kiến thức này thật có ít thầy ạ. Nghĩ mà buồn, những điều này bên nước ngoài họ dạy phổ biến cho mọi người dân. Trong khi ở VN, đến năm Y4 học Nhi em mới biết thế nào là Heimlich. Nhưng mà biết thì biết chứ cả CPR và Heimlich đều chưa thực hành bao giờ (trên thực tế lẫn skill lab), không biết mai mốt đụng chuyện có nhớ nổi từng thao tác không T.T

http://vuisongmoingay.blogspot.com/ nói...

có lẽ khi ra trường các em sẽ có nhiều dịp thực hành CPR. thầy làm hàng vài trăm ca từ khi ra trường tới nay, ngay khi về bệnh viện huyện công tác sau khi tốt nghiệp mới có . . 2 ngày, thầy đả làm CPR cho 1 em bé phế quản phế viêm 2 tuổi và . . thất bại!
hôp2i đó (1978) bv không có oxy, không có đèn soi đặt NKQ, không có bóng ambu . . phải làm miệng qua miện tất cả!