Thời gian gần đây, xem trên báo chí thành phố HCM, nghe trên đài phát thanh, tôi thường thấy những cảnh báo về cái gọi là "lợi ích nhóm", "lợi ích cục bộ" có thể làm mất đi "lợi ích chung" của toàn dân, của đất nước. Lịch sữ đã chứng minh những ai đi ngược lại lợi ích toàn dân, cho dù là vua là chúa (như Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà), cũng đều thất bại thảm hại để lại tiếng nhơ muôn đời sau.
Qủa thật, đang có rất nhiều hiện tượng khó hiểu gây lo lắng cho người dân mà tôi cũng chẳng thể biết rõ được thực hư thế nào để đi đến kết luận cho chính xác.
Thôi thì . . . đành xin trích đăng dưới đây những lời dạy của đức đạt Lai Lạt Ma dành cho các chình trị gia (đức đạt Lai Lạt Ma - Những lời khuyên tâm huyết / nxb Phương Đông 2011; trang 95-98), cầu mong sao các chính trị gia hãy tỉnh táo cùng nhìn lại mà suy ngẫm.
Lời khuyên người làm chính trị
Ngày nay người ta thường nói rằng họ không còn tin tưởng vào những người làm chính trị nữa. Điều này thật đáng tiếc. Họ bảo rằng chính trị thật "nhơ bẩn". Tuy nhiên thực tế thì chẳng có gì tự nó là nhơ bẩn cả, chỉ vì chính con người làm cho nó nhơ bẩn mà thôi. Cũng thế, người ta không thể bảo rằng bản chất của tôn giáo là không tốt, nhưng đấy chỉ là những người tu hành hủ hóa làm biến thể tôn giáo và lạm dụng lòng tin của tín đồ. Chính trị sẽ nhơ bẩn khi những người làm chính trị không tôn trọng đạo đức. Tóm lại, nếu cứ như thế thì cuối cùng, tất cả mọi người đều thua thiệt vì dù sao cũng không thể không có những người làm chính trị (!)
Nhìn thoáng qua, ta cũng thấy ngay những người làm chính trị đều xuất phát từ một tổ chức xã hội, và đấy cũng là một cách gỡ bớt tội cho họ. Nếu trong một tổ chức xã hội mà mọi người chỉ biết nghĩ đến tiền bạc, uy quyền và không quan tâm gì đến đạo đức, thì cũng chẳng ngạc nhiên nếu thấy những người làm chính trị bị hủ hóa và cũng không nên kết tội họ phải chịu trách nhiệm về những gì đang xảy ra.
Những người làm chính trị thường hay hứa thật nhiều để lấy cảm tình của cử tri: "Tôi sẽ làm cái này, tôi sẽ làm cái kia". Tuy nhiên theo ý tôi, nếu muốn cử tri thật sự yêu mến mình thì phải tỏ ra lương thiện và phát biểu một cách thành thật. Nhất là ngày nay giới truyền thông (phải kể cả internet nữa ! ) luôn luôn rình rập đưa tin tất cả những gì do các nhân vật nổi tiếng phát biểu hoặc đã làm ( nên không thể bưng bít được) vì thế, tốt hơn hết là nên thành thật khi nói lên niềm tin của mình, dù trong bất cứ bối cảnh nào. Nếu ta luôn nói lời ngay thật thì những người có cảm tình sẽ đánh giá cao quan điểm của ta và sẫn sàng đứng về phía ta. Nếu ta tráo trở theo lối tùy cơ ứng biến, hứa hão và đến khi đắc cử lại không quan tâm đến những gì đã hứa, thì thật là một tính toán sai lầm. Đó là một hành vi thiếu đạo đức và rất dại dột vô cùng trên phương diện thực tế. (xem thêm ...)
đức Đạt Lai Lạt Ma: "G. Bush, thấy gì không?" |
Một số người trước khi đắc cử thì mang những mục đích hoàn toàn trong sáng, nhưng khi đã nắm quyền rồi thì lại trở nên tự mãn và hoàn toàn quên mất mục đích mình đã đưa ra. Họ luôn cảm thấy mình là những người thật tốt vi biết bảo vệ những ai đã bầu cho mình, để bù lại xứng đáng đó, họ cho rằng mình có quyền làm những chuyện bốc đồng tùy thích mà không ai được quyền phê phán. Ngay cả khi họ làm những việc hết sức đáng chê trách, họ cũng tự bào chữa rằng những việc ấy không quan trọng gì so với công lao mà họ đang làm. (xem them ...)
Đấy chỉ là cách họ đang tự hủ hóa mình mà thôi.
mời xem thêm bài SỐNG GIẢN ĐƠN HẠNH PHÚC HƠN cuả tôi đã đăng trên tạp chí VĂN HOÁ PHẬT GIÁO năm 2010.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét