bài viết của nguyễn thy anh
Nhiều bạn đọc gửi thư đến blog thắc mắc về truyện kinh dị cực ngắn NHẬT KÝ của tôi (xem thêm). Phần lớn các bạn muốn biết rõ quan điểm của tôi về vấn đề đối xử với những người mắc bệnh nặng, mắc bệnh nan y hoạc đang hấp hối, nhiều bạn còn đặt câu hỏi phải chăng tôi là một kẻ chủ trương tạo ra những cái chết không đau đớn (euthanasia)?
Để giúp bạn đọc hiểu rõ quan điểm của mình, chẳng cần phân tích dài giòng, tôi xin trích đăng dưới đây những lời khuyên chân thành cùa đức Đạt Lai Lạt Ma về vấn đề gây nhiều tranh cãi này mà tôi thấy rất tâm đắc (dù tôi chẳngphải một tín đồ đạo Phật!).
Theo đức Đạt Lai Lạt Ma, nếu người bệnh đã hôn mê và chỉ còn giữ được hơi thở vào ra, không còn suy nghĩ gì được nữa, thì lúc đó cần phải giúp họ ra khỏi tình trạng vô thức, nhưng phải hành động tùy theo hoàn cảnh. nếu gia đình giàu có và người hấp hối được gia đình quá thương tiếc và sẵn sàng kéo dài sự sống của họ bằng bất cứ giá nào, dù chỉ thêm một ngày đi nữa, thì cũng nên cố gắng thực hiện. Dù cho việc ấy chẳng giúp ích gì thêm cho người sắp chết nhưng cũng làm cho những người thân được toại nguyện.
Nếu không còn một hy vọng nào để làm hồi tỉnh tri giác của người hôn mê và nếu việc đó quá tốn kém khiến gia đình phải gánh chịu nợ nần hoặc tạo ra những khó khăn trầm trọng, thì tốt hơn hết là nên nói lời "từ giã". ( các bạn đừng quên, khi bệnh nhân còn đủ tri giác, hãy giải thích và giúp họ tự quyết định sẽ được hồi sức hay không nếu chẳng may bị ngưng tim ngưng thở - code DNR ) (xem thêm ...)
Cũng theo đức Đạt Lai Lạt Ma, nếu phải chứng kiến và giúp đỡ một người hấp hối thì ta hãy chọn một thái độ thích nghi với họ, phù hợp với bệnh tình của họ, với việc họ có tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh không và nhất là, CẦN TRÁNH TỐI ĐA VIỆC GÂY RA CÁI CHẾT KHÔNG ĐAU ĐỚN. Nên làm tất cả những gì có thể để tạo ra chung quanh người hấp hối một không khí thật an bình. Theo quan điểm của đạo Phật, nếu cần phải làm bất cứ điều gì để giúp người sắp chết không đau đớn, thì cũng nên hiểu rằng không phải vì thế mà ngườihấp hối sẽ thoát khỏi những khổ đau do chính họ đã tạo ra cho họ. Nói một cách khác, họ vẫn phải gánh chịu khổ đau mà nguyên nhân bắt nguồn từ các hành vi của chính họ đã gây ra từ trước (nghiệp hay karma). (xem thêm ...)
(MỜI XEM THÊM ...)
(MỜI XEM THÊM ...)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét