TT (Hải Phòng) - Sáng qua (28-7), Bệnh viện Đa khoa Việt - Tiệp đã có quyết định đình chỉ việc trực phẫu thuật và kê đơn điều trị sáu tháng đối với kíp trực tại khoa ngoại 8 đêm 26-7, gồm các bác sĩ Hà Kính Long, Nguyễn Trọng Hưng, Nguyễn Thái Bình và Lê Minh Sơn.
Vẫn ở khoa này, kíp bác sĩ trực ngày 27-7 gồm bốn người khác cũng bị đình chỉ ba tháng. Hai kíp bác sĩ trên bị xử lý kỷ luật vì đã không kịp thời cấp cứu, chữa trị cho bệnh nhân Đinh Văn Giang, 21 tuổi (trú tại P.Đông Hải, Q.Hải An).
Trước đó, lúc 1g30 ngày 27-7, bệnh nhân Giang được nhập viện trong tình trạng hai ngón tay bàn tay trái gần như bị đứt rời nhưng kíp trực đêm chỉ sơ cứu mà không tiến hành phẫu thuật nối ghép với lý do không có bác sĩ đúng chuyên khoa. Bệnh nhân chờ tới sáng nhưng kíp bác sĩ trực ca ngày vẫn không kịp thời chữa trị vì bận... họp giao ban.(TRỌNG PHÚ)
Các sai sót của ngành y có thể gập từ trong các bệnh viện, các dưỡng đường, các phòng khám, phòng mạch tư đến các hiệu thuốc.
Vẫn ở khoa này, kíp bác sĩ trực ngày 27-7 gồm bốn người khác cũng bị đình chỉ ba tháng. Hai kíp bác sĩ trên bị xử lý kỷ luật vì đã không kịp thời cấp cứu, chữa trị cho bệnh nhân Đinh Văn Giang, 21 tuổi (trú tại P.Đông Hải, Q.Hải An).
Trước đó, lúc 1g30 ngày 27-7, bệnh nhân Giang được nhập viện trong tình trạng hai ngón tay bàn tay trái gần như bị đứt rời nhưng kíp trực đêm chỉ sơ cứu mà không tiến hành phẫu thuật nối ghép với lý do không có bác sĩ đúng chuyên khoa. Bệnh nhân chờ tới sáng nhưng kíp bác sĩ trực ca ngày vẫn không kịp thời chữa trị vì bận... họp giao ban.(TRỌNG PHÚ)
Các sai sót của ngành y có thể gập từ trong các bệnh viện, các dưỡng đường, các phòng khám, phòng mạch tư đến các hiệu thuốc.
Các sai sót này phần lớn có thể hòan tòan tránh được.
1. Yếu tố con người
a. Trình độ và kinh nghiệm nhân viên y tế chênh lệch, yếu kém: ở nước ta cũng như ở ngay cả các nước tiên tiến khác trên thế giới, trình độ bác sĩ, y tá được đào tạo của các trường y trong nước cũng không ngang bằng nhau, một bác sĩ tốt nghiệp từ trường đại học của các thành phố lớn sẽ giỏi hơn của các tỉnh lẻ, do các bác sĩ ở trường đại học lớn được học các thầy giỏi và được tiếp cận nhiều mặt bệnh phức tạp hơn nên chẩn đóan và điều trị thường chính xác hơn.
b. Nhân viên suy sụp tinh thần, mệt mỏi do quá tải vì phải làm tăng ca, vì áp lực bệnh nhân . . . một nhân viên không được ngủ trong 24 giờ sẽ có khả năng phạm sai lầm gấp 2 – 3 lần
c. Phải chăm sóc nhiều mặt bệnh khác nhau, trong các điều kiện làm việc không quen thuộc sẽ khiến các bác sĩ và y tá dễ phạm sai lầm trong chẩn đóan, xử trí và không phát hiện sớm được các sai sót .
d. Không coi trọng mức độ nghiêm trọng của các sai sót và sợ trách nhiệm nên không báo cáo và không rút kinh nghiệm. Trước các sai sót dẫn đến tử vong, nhân viên y tế thường phủ nhận trách nhiệm hoặc cho rằng: “ tôi đã làm hết sức mình rồi” và kết luận tỉnh bơ đại lọai như: “ bệnh quá nặng, quá già rồi nên đằng nào . . . cũng chết!”
2. Yếu tố chuyên môn kỹ thuật phức tạp
a. Các phương tiện kỹ thuật cao, phức tạp thường được sử dụng trong các phòng cấp cứu hồi sức đòi hỏi nhân viên phải được huấn luyện cẩn thận.
b. Các thuốc có dược lực mạnh, dễ gây các tác dụng phụ với liều lượng thấp như các thuốc vận mạch, các chất điện giải ( kali), sai một li đi một dặm !
c. Khoa săn sóc đặc biệt, nơi tập trung bệnh nặng nhất trong bệnh viện, được trang bị rất nhiều thiết bị theo dõi, điều trị phức tạp, không thể đễ các nhân viên chưa có chứng chỉ chuyên khoa vào làm việc nếu không muốn xuất hiện các serial killers
d. Thời gian nằm viện kéo dài khiến bệnh nhân rất dễ mắc phải các nhiễm trùng bệnh viện do các vi khuẩn kháng thuốc, qua trung gian các nhân viên y tế.
a. Phối hợp kém trong công tác, trong giao tiếp giữa các bác sĩ, y tá với bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân và các nhân viên y tế khác. Yếu tố này góp phần gây ra hơn một nửa các sai sót chết người. Các lỗi lầm thường gập do y lệnh truyền miệng hoặc viết tay không rõ ràng, toa thuốc có chữ viết cẩu thả bệnh nhân không đọc nổi hoặc y lệnh sử dụng các chữ viết tắt không thống nhất, khó hiểu.
b. Tỷ lệ số lượng bệnh nhân/y tá quá cao.
c. Thiếu phối hợp chặt chẽ giữa các khoa phòng trong bệnh viện, có quá nhiều giấy tờ bàn giao . . dễ đưa đến các sai sót.
d. Tên thuốc đọc giống nhau, viết gần giống nhau.
e. Lầm tưởng bệnh nhân đã được xử trí bởi 1 nhóm nhân viên khác
f. Quá tin tưởng vào hệ thống quản lý tự động, máy móc cũng có thể sai sót nghiêm trọng và hàng lọat.
g. Thiếu sự chia sẻ các thông tin trong hệ thống y tế nên không học tập rút kinh nghiệm được. Thật vậy,các bệnh viện chẳng bao giờ muốn chia sẻ sai sót để bị vạch áo cho người xem lưng !
h. kinh phí cho các bệnh viện bị cắt giảm dẫn đến hàng lọat khó khăn không thể giải quyết được. Bệnh viện sẽ trả lương thấp hơn, giảm biên chế nhân viên dẫn đế quá tải công việc. Không đũ tiền mua trang thiết bị tốt sẽ gây khó khăn trong chẩn đóan và xử trí, dễ gây sai sót.
i. thiết kế bệnh viện không thuận tiện cho việc chăm sóc theo dõi các bệnh nhân, đặc biệt quan trọng tại các khoa cấp cứu, căn sóc đặc biệt.
j. trình độ ngành y tế địa phương quá yếu kém nên không sử dụnh hết được công suất các trang thiết bị. Tổ chức y tế thế giới ước tính 50% các thiết bị y tế tại các nước đang phát triển chỉ được sử dụng một phần do nhân viên thiếu kỹ năng, hậu quả trang bị chẵng bao giờ đạt được hết công suất.
xem thêm : bệnh nhân chính là những người thầy tốt
xem thêm : bệnh nhân chính là những người thầy tốt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét