Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2010

LỢI ÍCH CỦA CHỮ NHẪN TRONG VIỆC GIẢM STRESS VÀ SỐNG HOÀ HỢP, AN VUI VỚI MỌI NGƯỜI

trang 2

IV/ CÁCH THC Đ “NHN” :
A-   Các điu kin tiên quyết
1.      Có muốn sửa mình hay không ?
2.     Có cố gắng và kiên trì luyện tập không ?
3.     Nên phát nguyện để làm cơ sở cho việc sửa mình : “Tôi xin thành tâm thực hành hạnh NHẪN NHỤC suốt đời, dù tiếp xúc với những đối tượng làm cho bất bình như : kẻ ác chửi rủa, hăm dọa, đánh đập, giết hại…..làm khổ tôi, tôi vẫn giữ Đức NHẪN NHỤC, không hề khởi tâm sân hận”
B- Cách luyn tp
1.      Thay đi cách nhìn
a.     V chính mình
¨      Đừng tự đề cao cái Tôi quá vì mình còn nhiều nhược điểm :
-          Mỗi người đều chịu sự chi phối của định luật Tạo hóa như thành, trụ, hoại, không.
-          Sự hiểu biết của con người còn rất hạn chế (ví dụ: những hiểu biết của mình về vũ trụ ……..).
-          “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ,
  Tự kiêu một chút đã là nhiều” (Karl Marx).
¨      Đừng quan trọng hóa mình quá vì “không có mợ, chợ vẫn đông”.
¨      Mình cũng có thể phạm lỗi như mọi người khác, do đó mình nên thông cảm, bao dung, tha thứ lỗi lầm của người khác.
¨      Đừng có thành kiến, đừng tưởng tượng và suy diễn.
b.     V cuc đi và người khác
¨      Mọi sự trên đời này đều vô thường, không có gì là bền chắc, nên bám víu nhiều sẽ khổ nhiều.  Đời người như giấc mộng Nam Kha.
¨      “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và giọt nước mắt cùng mặn”(Đức Phật), nên mọi người đều bình đẳng.
¨      Đời như tấm gương phản chiếu, nhân nào thì quả nấy,
¨      “Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác”(Đức Không Tử).
¨      “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”
¨      Kẻ thù ta không có phải là người kia. Kẻ thù ta là bạo động, là u mê, là bất công trong ta và trong người kia (HT Thích Nhất Hạnh).(xem thêm . . .)
2.     Cách tp luyn
a.      Thân (hành động), khẩu (lời nói), ý (suy nghĩ) đều phải trong sạch.
b.      Giữ chánh niệm(Thân, Thọ, Tâm, Pháp) để luôn luôn tỉnh giác và làm chủ được mình.
c.    Lấy nghịch cảnh để hoàn thiện chính mình” Sự tác nghịch chính là sự tác thành mà sự quấy phá chính là sự giúp đỡ”:
v      Lấy bệnh khổ làm thuốc hay.
v      Lấy hoạn nạn làm thành công.
v      Lấy gai góc làm giải thoát.
v      Lấy ma quân làm Đạo bạn.
v      Lấy khó khăn làm sự tác thành.
v      Lấy bạn tệ bạc làm người giúp đỡ.
v      Lấy kẻ chống nghịch làm người giao du.
v      Coi sự thi ân như đôi dép bỏ.
v      Lấy xả lợi làm vinh hoa.
v      Lấy oan ức làm đà tiến thủ.
d.      Các yếu tố hỗ trợ :
-          Thời gian là liều thuốc bổ, làm vơi bớt sân hận và đau khổ.
-          Môi trường sống yên tĩnh, nhạc nhẹ không lời giúp cho sự thư giãn.
-          Tập thể dục hàng ngày để có sức khỏe, sự tự tin, tính kiên nhẫn và lòng dũng cảm.
-          Không dùng chất say, chất làm mê mờ tâm trí.
-          Tập Thiền để củng cố chánh niệm và để thân tâm được an lạc.
3.     Cách x trí khi “đng trn”. Có 2 cách xử trí khác nhau :
1/  Cách ca các bc thánh : Không thể nghĩ bàn (Đức Phật, Chúa Jesus, Tổ Sư Tử, thiền     sư Bạch Ẩn…).
2/ Cách ca người thường (xin xem thêm bảng 1, 2 và 3 ở các trang sau):
-          Từ việc thay đổi cách nhìn về chính mình và về cuộc đời, chúng ta sẽ thông cảm, bao dung và thương mọi người hơn, cũng như có thái độ khiêm tốn hơn.
-          Từ cách luyện tập trên đây, chúng ta sẽ làm chủ chính mình.
-          Do đó khi “ đụng trận” ta nên XẢ (buông bỏ, không chấp)
a)     Xả không phải là buông xuôi, mặc kệ, ra sao cũng được.
b)     Xả không phải là nhịn nhục do khiếp nhược.
c)      Xả cũng không phải là nhẫn nhục do mình tự thấy mình cao hơn người khác, nên không thèm chấp.
Trái lại, Xả ở đây xuất phát từ sự hiểu biết, thông cảm, bao dung, từ bi. Xả là lòng an tịnh, quân bình, không phân biệt người với mình. Cái tôi càng nhỏ thì tâm Xả càng trọn vẹn.
-          Nhẫn mà như không có gì để nhẫn, nhn mà như không nhn mi thc là nhn.


MỜI CÁC BẠN ĐỌC THÊM bài SỐNG GIẢN ĐƠN AN LẠC

Không có nhận xét nào: