Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010

phỏng vấn nhanh bác sĩ tương lai về lời thề hyppocrates(4)

                                                                                bạn t.minhhuy / sinh viên y 05

Câu 1: ”Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi. Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng những nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi, và nếu họ muốn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng không giấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho các con tôi, các con của các thầy dạy tôi và cho tất cả các môn đệ cùng gắn bó bởi một lời cam kết và một lời thề đúng với Y luật mà không truyền cho một ai khác.”
  
Theo ý kiến của riêng em,đây là một phần lời hứa rất khó thực hiện được trong thời đại hiện nay, một thời đại thị trường mà những giá trị trong cuộc sống đang đi xuống, mối quan hệ thầy trò trong trường Y không còn được gần gũi thân thiết như xưa. Tuy nhiên đây vẫn luôn là một sự tri ân,một giá trị mà chúng em sẽ mãi luôn hướng đến.
“Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.”
àTheo em điều này sẽ mãi đúng.
“Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai. “
àTheo em phần lời hứa này phần lớn vẫn đúng. Có những trường hợp như “cái chết êm dịu” hay những trường hợp “có thai ngoài ý muốn” đứng về khía cạnh nhân văn thì không thể chấp nhận, Y khoa là sự cứu chữa chứ không phải sự hủy diệt. Tuy nhiên nếu đứng về khía cạnh quyền lợi của người bệnh, quyền tự quyết của người bệnh thì đây cũng là một vấn đề cần xem xét.

Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.
·     Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật mở bàng quang mà dành công việc đó cho những người chuyên.
·     Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ.
·     Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ.
Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại”
 

Theo em những giá trị này sẽ luôn đúng cho dù bất kể thời đại nào.

Câu 2: Khám bệnh từ thiện có phải là 1 hình thức thực hiện của lời thề này kh?
Câu 3: Em đã tham gia 1 cuộc khám bệnh từ thiện nào chưa?cảm nghĩ gì về lần khám ấy?
Câu 4:theo em, người bệnh được khám từ thiện ấy có nên được hưởng những hình thức phục vụ nào khác hơn kh?


  Theo em,khám bệnh từ thiện là một hoạt động tốt và có ý nghĩa tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó, những hoạt động này  đôi khi có những mâu thuẩn với lời thề trên. 
Ví dụ :
-       Trong các đợt khám từ thiện, chủ yếu điều trị triệu chứng,bệnh nhân khai đau khớp, đau đau đầu thì sẽ cho giảm đau, bệnh nhân khai ho sẽ cho giảm ho, bệnh nhân khai đau dạ dày thì sẽ cho thuốc dạ dày,bệnh nhân khai mất ngủ, chóng mặt sẽ cho thuốc an thần tăng tuần hoàn não…Điều này đôi khi sẽ làm chậm trễ sự phát hiện bệnh nguyên nhân Một trong những thuốc được cho nhiều nhất là giảm đau, phần lớn bệnh nhân là những người lớn tuổi đau khớp, nguy cơ XHTH do NSAID rất cao, nhưng tụi em chỉ cho thuốc và ra về, không hề biết kết quả ra sao, ngay cả khi mình cho thuốc sai, bệnh nhân dị ứng thuốc hay nằm trong chống chỉ định cũng sẽ không hề biết. Và thường phần lớn bác sĩ đi khám chủ yếu là các bác sĩ đa khoa trẻ mới ra trường. Và trong chường trình chúng em cũng chỉ học về các bệnh nội khoa điều trị nội trú là chủ yếu, các chuyên khoa lẻ học điều trị rất ít. Nhưng khi khám bệnh thì khám và cho thuốc tất cả các chuyên khoa, và nhiều khi không theo 1 phác đồ nào cả chủ yếu điều trị triệu chứng, theo kinh nghiệm người trên chỉ người dưới.
-       Một ví dụ khác, là bệnh tăng huyết áp gặp rất nhiều trong khi đi khám, và phân lớn tụi em chẩn đoán Tăng huyết áp ngay lần đo đầu tiên, cho thuốc luôn và đương nhiên tụi em không thể chỉnh liều thuốc .Phần lớn bệnh nhân đều nghèo và không nhiều hiểu biết về bệnh này, nên sau khi uống hết thuốc được phát sẽ ngưng không uống nữa , điều này lại nguy hiểm hơn là thà không uống thuốc. Và vô hình chung là hại bệnh nhân hơn.
-        Và thường thì các đợt khám từ thiện em tham gia, thường chú trọng đến số lượng nhiều hơn, khám càng nhiều bệnh nhân càng tốt nên có lẽ hại bệnh nhân không ít.
Và để khắc phục phần nào các tình trạng trên, em xin có 1 số ý kiến:
o   Theo em , nên có những buổi tập huấn trước khi đi khám, những mặt bệnh thường gặp, phác đồ điều trị tối ưu với những thuốc hiện có.
o   Nên chia ra từng chuyên khoa sâu hơn.
o   Sẽ có một buổi tuyên truyền phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe, thay đổi lối sống cho người dân.(đặc biệt cách nuôi dạy trẻ, chăm sóc phụ nữ có thai, cho con bú, các bệnh liên quan đến lối sống)
o   Kết hợp với những chương trình tầm soát thì càng tốt (ví dụ có thể tầm soát ung thư cổ tử cung bằng cách soi CTC với acid acetic hay lugol…)
o   Có thể kết hợp với việc phát thuốc xổ giun cho trẻ em, bổ sung fe cho phụ nữ .

Câu 5 khám bệnh từ thiện, nếu nhân danh 1 công ty, 1 tập đòan, 1 thương hiệu bệnh viện . .  nào đấy, thì mục đích từ thiện có bị sút giảm chút nào kh?

  Theo em nếu hoàn toàn vì mục đích từ thiện thì mình không nên đưa những điều này vào. Nhưng trong hoàn cảnh nước mình, em thấy việc kết hợp này 2 bên đều có lợi. Mục tiêu của mình là nâng cao được sức khỏe của người dân, và để đạt được điều này thì mình cần sự giúp đỡ của mọi người (đặc biệt là các nhà tài trợ)

        cảm ơn em rất nhiều! thầy thích nhất câu trả lời của em vê khám bệnh từ thiện đấy!

Không có nhận xét nào: